Kế toán quản trị là gì? Công việc của một nhà Kế toán quản trị

/, Tin nghề nghiệp/Kế toán quản trị là gì? Công việc của một nhà Kế toán quản trị
học bổng ACCA SBL 2024 (4)
học thử IFRS 16 miễn phí (5)
Chinh phuc CFA Level 3
z5350523278992_3afb8d291fe6c17b45637ac51fdccef0
chiêu sinh các môn học ACCA
Phân tích đầu tư tài chính CFA_website copy 2
CTP
BCTC-BANNER
khóa học IFRS (2)
dịch vụ cho thuê phòng học hội thảo 1
học thử IFRS 16 miễn phí (5)

Kế toán quản trị là gì? Công việc của một nhà Kế toán quản trị

kế toán quản trị

Kế toán quản trị là gì? Kế toán quản trị đóng vai trò như thế nào trong hoạt động doanh nghiệp hiện đại. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cùng bạn những nội dung chính bao gồm khái niệm kế toán quản tri, vai trò và xu hướng phát triển của kế toán quản trị và những kỹ năng giúp bạn thành công với nghề kế toán quản tri.

Theo khảo sát gần đây được thực hiện bởi Hiệp hội Kế toán quản trị Hoa Kỳ, tại Mỹ những người hành nghề kế toán quản trị có sở hữu chứng chỉ hành nghề CMA (Certified Management Accountant) đang nhận được mức lương và thu nhâp giao động từ 172.000S/ năm. Đây là con số đáng mơ ước đối với những người làm kế toán nói riêng cũng như ngành tài chính nói chung. Và nếu bạn là người yêu thích công việc theo dõi biến động doanh thu, chi phí nhưng muốn nắm giữ vai trò cao cấp với những thẩm quyền đáng kể thì nghề kế toán quản trị (Management Accountants) sẽ là công việc phù hợp với bạn.

Để trả lời cho câu hỏi kế toán quản trị là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm này. Kế toán quản trị là một nhánh mới của ngành kế toán được ra đời trong thời gian hơn 15 năm trở lại đây và đang trở thành xu thế mới của kế toán hiện đại.

Một cách dễ hiểu nhất thì Kế toán quản trị là lĩnh vực chuyên môn của kế toán nhằm nắm bắt các vấn đề thực trạng, đặc biệt là thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Qua đó giúp nhà quản lý doanh nghiệp ra quyết định điều hành một cách tối ưu nhất. Thông tin của kế toán quản trị đặc biệt quan trọng trong vận hành doanh nghiệp, đồng thời phục vụ kiểm soát và đánh giá doanh nghiệp đó.

Có hai loại thông tin mà kế toán quản trị sẽ cung cấp bao gồm thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. Tất cả các thông tin này được gọi chung lại là thông tin quản lý. Thông tin mà kế toán quản trị cung cấp không phải là thông tin tài chính đơn thuần, trước khi cung cấp thông tin thì kế toán quản trị cần biết rõ mục đích của những thông tin đó.

Vai trò của CFO trong thời đại công nghệ mới

Kế toán quản trị có vai trò thế nào trong hoạt động của doanh nghiệp?

Sau khi đã hiểu kế toán quản trị là gì, chúng ta cùng tổng hợp 7 vai trò của Kế toán quản trị trong doanh nghiệp hiện đại:

  1. Kế toán quản lý: Kế toán quản trị thiết kế và xây dựng khung công việc (frame-work) cho việc quản trị chi phí và tài chính chung của công ty cũng như chuẩn bị và xây dựng các báo cáo cho việc ra quyết định tài chính.
  2. Lập kế hoạch ngắn và dài hạn: Kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc dự báo các sự kiện kinh tế và kinh doanh trong tương lai, tức là các kế hoạch dài hạn, kế toán quản trị chiến lược, xây dựng chiến lược phát triển chung của công ty.
  3. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin (MIS): Kế toán quản trị xây dựng các báo cáo tài chính trong ngắn và dài hạn, các báo cáo này sẽ được chuyển tiếp cho các cấp quản lý ở các cấp độ khác nhau giúp họ thông tin cho việc ra quyết định kinh doanh đúng thời điểm và kịp thời.
  4. Duy trì cấu trúc vốn tối ưu: Kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cấu trúc vối tối ưu cho doanh nghiệp. Kế toán quản trị là người trợ giúp lãnh đạo doanh nghiệp trong việc quyết định tỷ lệ pha trộn thích hợp giữa Nợ và Vốn cổ phần, đồng thời tư vấn các phương án huy động vốn với chi phí tối ưu (Sử dụng nợ ngân hàng hoặc phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp…vv).
  5. Tham gia vào quy trình quản lý: Kế toán quản trị đóng vai trò then chốt trong hoạt động của mọi tổ chức. Người làm kế toán quản trị thực hiện chức năng của nhân viên và cũng có quyền hạn đối với kế toán, nhân viên khác trong văn phòng. Kế toán quản trị cũng là người tư vấn giúp lãnh đạo doanh nghiệp trong các nhu cầu rà soát, kiểm tra thông tin. Kế toán quản trị giúp lãnh đạo tổng hợp thông tin từ các nguồn khác nhau và báo cáo một cách rõ ràng với ban quản lý và đôi khi với các bên bên ngoài nếu được yêu cầu.
  6. Kiểm soát: Kế toán quản trị quản lý và phân tích các tài khoản, chuẩn bị các báo cáo, ví dụ như chi phí chuẩn, ngân sách, phân tích dòng tiền, quản lý quỹ, quản lý thanh khoản, đánh giá hoạt động, kiểm soát chi phí..
  7. Hỗ trợ ban giám đốc ra quyết định: Kế toán quản trị cung cấp thông tin cần thiết cho ban giám đốc trong việc đưa ra quyết định ngắn hạn, ví dụ như kết hợp sản phẩm tối ưu, mua bán, cho thuê hoặc mua, định giá sản phẩm, ngưng sản phẩm … và các quyết định dài hạn, ví dụ như lập ngân sách vốn, tài trợ dự án …

Công việc của một nhà Kế toán quản trị

Các chuyên viên kế toán quản trị làm việc tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân, các tập đoàn toàn cầu hoặc các cơ quan chính phủ. Họ có thể được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như kế toán viên, kế toán chi phí…nhưng tất cả đều thực hiện chức năng tương tự.

Thật vậy, chuẩn bị dữ liệu để sử dụng trong công ty là một trong những tính năng phân biệt công việc của một kế toán quản trị với các loại hình công việc kế toán khác. Bên cạnh đó, nhà kế toán quản trị sẽ tiến hành theo dõi và kiểm tra ngân sách tài chính nội bộ để giúp ngân sách của công ty hoạt động trong tầm kiểm soát với chi phí vốn tối ưu. Cùng các nhà quản lý khác của công ty, kế toán quản trị giúp công ty lựa chọn và quản lý các hoạt động đầu tư.

Kế toán quản trị là nhà quản lý và kiểm soát rủi ro, lên kế hoạch dự toán ngân sách, xây dựng chiến lược và hỗ trợ ban giám đốc trong việc ra quyết định tài chính. Có thể gói gọn công việc của người làm kế toán quản trị là xử lý cung cấp thông tin tài chính và hỗ trợ lãnh đạo doanh nghiệp trong việc ra quyết định tài chính quan trọng trong công ty.

Giám đốc tài chính CFO

Một kế toán quản trị cũng có thể xác định xu hướng và cơ hội để cải tiến, phân tích và quản trị rủi ro, thu xếp việc tài trợ vốn và xem xét việc tài trợ vốn cho các hoạt động cũng như giám sát tính hiệu quả về mặt tài chính cho các dự án hoạt động của công ty.

Họ cũng có thể tạo ra và duy trì một hệ thống tài chính của công ty cũng như giám sát các nhân viên lập trình IT và bộ vi xử lý dữ liệu để phân tích và xử lý hệ thống tài chính cho doanh nghiệp. Hơn nữa, kế toán quản trị có thể là một lĩnh vực chuyên môn, chẳn hạn như thuế hoặc lập ngân sách.

Kỹ năng cần thiết để trở thành một nhà kế toán quản trị

Các chuyên gia tài chính đều cho rằng nếu bạn có năng khiếu trong việc làm việc với các con số toán học thì bạn sẽ có nền tảng tư chất thuận lợi để làm công việc của một nhà kế toán quản trị. Tuy nhiên để vươn tới những nấc thang thành đạt trong nghề nghiệp kế toán quản trị, bạn cần có những nền tảng vững chắc về kinh doanh, quy trình sản xuất cũng như các kiến thức về khoa học quản trị.

Theo ông William F.Knes, Phó giám đốc tài chính và quản trị công ty Angus – Palm, người làm kế toán quản trị cần nền tảng vững chắc các hiểu biết chuyên môn về kế toán cơ bản, các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi (GAAP) và các hiểu biết cơ bản về thuế. Kế toán quản trị giúp mở rộng các kỹ năng này bao gồm kiến thức về kế toán chi phí và xây dựng các công cụ tài chính hữu ích, chẳng hạn như công cụ dòng tiền chiết khấu. Khi kế toán quản trị hoạt động trong một doanh nghiệp, người làm công tác kế toán quản trị cũng cần một nền tảng vững chắc về kinh tế và các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp và thuyết trình, kỹ năng viết lách, thuyết phục và kỹ năng giao tiếp.

Còn theo ông Ben Mulling, Giám đốc tài chính công ty TENTE Casters, Inc “ Mục đích căn bản của kế toán quản trị là giúp cho người sử dụng và công ty quyết định tốt nhất có thể với những thông tin có sẵn, điều nay bao gồm cả việc ra quyết định cho các hoạt động như Đầu tư vốn (Capital Investment), Cơ cấu hoạt động (Operational Stucturing) và Quản trị rủi ro (Risk Assessments).

Cuối cùng, bạn cần có những kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng quản lý. Theo ông Lon Searle, Giám đốc Tài chính công ty YESCO Franchising LLC (Hoa Kỳ), người làm kế toán quản trị cần được đào tạo và có kiến thức về quản trị trong cả hai lĩnh vực là quản trị nhân sự và quản lý tài chính. Bên cạnh đó là các kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, sự am hiểu của bạn về công nghệ thông tin cũng như các phương tiện truyền thông xã hội, marketing, bán hàng cũng là các kiến thức không thể thiếu đối với người làm kế toán quản trị.

Nền tảng học vấn cho người hành nghề Kế toán quản trị

Các chuyên gia tài chính đều cho rằng không có một quy định rõ ràng cho việc làm thế nào để trở thành nhà kế toán quản trị, tuy nhiên đều thống nhất rằng bằng cấp đại học về Kế toán – Tài chính sẽ cung cấp cho bạn những hiểu biết căn bản và tư duy phản biện (critical thinking), là sự khởi đầu quan trọng và tốt nhất cho bạn trên con đường trở thành nhà kế toán quản trị chuyên nghiệp.

Khi đã lựa chọn con đường trở thành nhà kế toán quản trị, bạn nên dành thời gian đầu tư kiến thức để nâng tầm sự nghiệp. Một trong những công việc quan trọng bạn cần làm để nâng cao thu nhập và mở rộng cơ hội nghề nghiệp là sở hữu chứng chỉ hành nghề kế toán quản trị. Một trong những chứng chỉ nghề nghiệp danh tiếng và được biết đến rộng rãi trên toàn cầu là chứng chỉ hành nghề kế toán quản trị CMA (Certified Management Accountant) được thiết kế và cấp bởi hiệp hội Kế toán quản trị Hoa Kỳ (IMA) (Institute of Management Accountants). IMA là tổ chức nghề nghiệp danh tiếng toàn cầu được thành lập năm 1919 với hơn 85.000 hội viên và được công nhận trên 140 quốc gia.

Chứng chỉ hành nghề kế toán quản trị CMA được thiết kế với nội dung chuyên sâu, tập trung vào các kiến thức và kỹ năng thiết yếu trong công tác kế toán quản trị và quản trị tài chính doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành hai học phần, chứng chỉ CMA sẽ giúp  bạn có nền tảng kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực kế toán quản trị và là sự chuẩn bị tốt nhất giúp bạn trở thành Giám đốc tài chính hoặc chuyên gia tư vấn tài chính doanh nghiệp.

Lộ trình nghề nghiệp của người làm kế toán quản trị

Các chuyên viên kế toán quản trị hoặc các giám đốc tài chính thường bắt đầu sự nghiệp của mình với cấp độ là nhân viên kế toán hoặc chuyên viên phân tích tài chính để hiểu các nguyên tắc căn bản của kế toán và cách thức hoạt động của doanh nghiệp. Từ vai trò này, họ có thể phát triển lên các cấp độ cao hơn để trở thành chuyên viên kế toán cao cấp (Senior Accountants) hoặc chuyên viên tài chính cấp cao, sau đó là trưởng phòng kế toán hoặc giám đốc tài chính. Tuy nhiên nấc thang sự nghiệp có thể đi theo các hướng khác nhau tùy thuộc vào nấc thang cá nhân của mỗi người.

Kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc ra các quyết định tài chính công ty và đây là cơ hội giúp các chuyên viên kế toán quản trị nâng tầm sự nghiệp cũng như tạo dựng sự ảnh hưởng của mình trong công ty. Theo các chuyên gia tài chính, cách tốt nhất để bạn nâng tầm sự nghiệp là việc bạn tự nguyện tham gia trong các dự án khác nhau của công ty với vai trò đưa ra các quyết định tài chính, điều đó giúp nâng cao vai trò của bạn trong tổ chức cũng như giúp bạn tích lũy những kinh nghiệm cần thiết để tạo dựng nền tảng về kế toán quản trị và quản trị tài chính dự án.

Bạn cũng nên tham gia vào cộng đồng những người hành nghề kế toán quản trị tại địa phương hoặc toàn cầu. Hiệp hội Kế toán quản trị Hoa Kỳ (IMA) cũng cung cấp cho bạn cơ hội đó với mạng lưới hơn 85.000 hội viên tại hơn 140 quốc gia sẽ là một mạng lưới nghề nghiệp giúp bạn học hỏi, nâng cao kỹ năng và hỗ trợ quyết định.

Kết luận
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn thấu hiểu kế toán quản trị là gì, đây là một công việc thú vị của Tài chính – Kế toán và nếu như bạn là một người có thể giải quyết các vấn đề, suy nghĩ sáng tạo và có khả năng thuyết phục người khác thì bạn sẽ có một sự nghiệp hứa hẹn trong nghề kế toán quản trị.

Triển vọng nghề nghiệp Kế toán quản trị trong kỷ nguyên số

Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

  • Tại TP.HCM: Ms. Vy – Tel/Zalo: 0988 721 433 – E: vy.nguyen@smarttrain.edu.vn
  • Tại Hà Nội: Ms. Thùy – Tel/Zalo: 0934 598 233 – E: thuy.mai@smarttrain.edu.vn
2024-02-29T13:58:20+07:00