Quản Trị Doanh Nghiệp: Việt Nam Xếp Hạng Thấp

//Quản Trị Doanh Nghiệp: Việt Nam Xếp Hạng Thấp
z5374896026403_46bcb27e22799e78d50906083ddfc157
z5374855164317_9c8b5b27a26ee039840cb40e220cafd8
HB ACCA SBL 2024_website
học thử IFRS 16 miễn phí (5)
Chinh phuc CFA Level 3
Tang mien phi CMA_WEB
chiêu sinh các môn học ACCA
Phân tích đầu tư tài chính CFA_website copy 2
CTP
BCTC-BANNER
khóa học IFRS (2)
dịch vụ cho thuê phòng học hội thảo 1

Quản Trị Doanh Nghiệp: Việt Nam Xếp Hạng Thấp

Trong báo cáo đề cập đến tính minh bạch, khả năng thực thi và một số công cụ trong quản trị doanh nghiệp (QTDN) đang được áp dụng tại 25 thị trường, trong đó có Việt Nam, do Công ty Kiểm toán và tư vấn KPNG và Hiệp hội kế toán công chứng Anh (ACCA) công bố vào cuối tháng 1/2015 vừa qua cho thấy, bộ công cụ QTDN của Việt Nam xếp thứ 22/25, chỉ đứng trên Myanmar, Brunei, Lào và thấp hơn Campuchia (thứ 20) cũng như cách biệt khá xa so với Thái Lan (thứ 11).

Trần Trọng Triết

Nhận xét về số lượng các quy định về QTDN ở Việt Nam, bà Trần Anh Đào Phó tổng giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) cho biết, ngoài Thông tư 121/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng mang tính bắt buộc và hướng dẫn thực thi QTDN theo nguyên tắc của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) mang tính tự nguyện, Việt Nam còn có “Sổ tay quản trị công ty”, dự án “Báo cáo thẻ điểm quản trị công ty” (2009- 2012) của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC)…

Tuy nhiên, ông John Dity, Giám đốc tư vấn của KPMG ở Việt Nam đánh giá, so với mức trung bình 4 quy định và luật về QTDN ở 25 nước tham gia khảo sát, Việt Nam có rất ít quy định liên quan đến QTDN. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đánh giá, trong khi các nước đều cập nhật quy tắc QTDN theo thực tế hàng năm, thì Việt Nam vẫn sử dụng các quy định ban hành từ 2-3 năm trước đó.

Đi vào chi tiết, báo cáo của KPMG và ACCA tập trung vào 4 yếu tố chính, gồm: lãnh đạo và văn hóa công ty, chiến lược tạo hiệu quả; giám sát và tuân thủ; sự tham gia của các bên liên quan. Báo cáo cũng lấy bộ quy tắc QTDN của OECD làm cơ sở so sánh, tham chiếu, đánh giá việc thực thi. Kết quả, dù các chỉ số nghiên cứu cho thấy. Việt Nam đã và đang thực hiện khá tốt một số yếu tố then chốt như tính độc lập của giám đốc, vai trò của ban quản trị và quyền lợi của cổ đông, nhưng vẫn còn một số lĩnh vực cần cải thiện. Cụ thể, ở yếu tố lãnh dạo và văn hóa công ty, nhóm cổ đông lớn vẫn tác động mạnh đến DN. Quy tắc hành xử của các thành viên hội đồng quản trị vẫn còn nhiều điểm phải điều chỉnh; hay mức độ tuân thủ nguyên tắc của OECD của Việt Nam trong vấn đề thù lao cho hội đồng quản trị, lương, hệ thống đánh giá hiệu quả công việc hầu như rất thấp (4%). Việt Nam cũng không có nhiều hướng dẫn để đảm bảo việc tuân thủ QTDN. Đặc biệt, quản trị rủi ro luôn là điểm yếu của phần lớn DN Việt Nam.

Một đánh giá chung từ các chuyên gia quốc tế cho thấy, QTDN ở Việt Nam hiện chỉ đạt khoảng 8% dừng lại ở tuân thủ. 20% là tự nguyện, trong khi các nước tỷ lệ này khoảng 50%-50%. Thậm chí ngay những DN niêm yết lớn trên thị trường khoán ở Việt Nam, việc thực hiện QTDN tốt theo thông lệ quốc tế mới chỉ bắt đầu.

Do đó, để cải thiện QTDN tại Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, cần phải khắc phục những khiếm khuyết về QTDN như: báo cáo tài chính chất lượng kém. chưa phản ánh đúng thực trạng – thậm chí có gian lận; năng lực giám sát tài chính kém; cam kết của HĐQT về QTDN chưa đủ mạnh; các giao dịch cổ phiếu của thành viên HĐQT, của các bên liên quan chưa minh bạch; một số chính sách của DN chưa phù hợp; đối xử với các cổ đồng kém; có tình trạng sở hữu chéo và thống lĩnh sở hữu… Theo hướng này, bà Anh Đào cho biết, trong năm 2015 và các năm tiếp theo, HOSE nói riêng và phía quản lý sẽ thúc đẩy hơn nữa việc xây dụng, bổ sung, điều chỉnh các quy định, quy chế về QTDN nhằm tăng cường áp dụng các thông lệ tốt trên thế giới về quản trị công ty. Đặc biệt, các cơ quan quản lý sẽ tổ chức nhiều hội thảo, đề giúp gia tăng nhận thức về tầm quan trọng của QTDN.

(Theo Tạp chí Thuế NN)
www.vacpa.org.vn

    Tags:
2017-02-23T10:57:52+07:00