Ứng dụng COSO trong việc quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng ở Việt Nam

//Ứng dụng COSO trong việc quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng ở Việt Nam
z5374896026403_46bcb27e22799e78d50906083ddfc157
z5374855164317_9c8b5b27a26ee039840cb40e220cafd8
HB ACCA SBL 2024_website
Tang mien phi CMA_WEB
Phân tích đầu tư tài chính CFA_website copy 2
z5382185342520_7b9aa47e3e5d43d3bf56fa512029937f
CTP
BCTC-BANNER
dịch vụ cho thuê phòng học hội thảo 1

Ứng dụng COSO trong việc quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng ở Việt Nam

COSO-IC (Internal Control) và COSO-ERM (Enterprise Risk Management) là khung kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro doanh nghiệp được công nhận và áp dụng rộng rãi trên thế giới hiện nay; là công cụ hỗ trợ đắc lực và cần thiết cho công tác quản trị và điều hành cho các doanh nghiệp. Với mục đích cập nhật và chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng COSO trong ngân hàng, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã phối hợp với Tổ chức đào tạo Smart Train, Hiệp Hội Kiểm Toán Nội Bộ Hoa Kỳ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (ACIIA) tổ chức hội thảo “Cập nhật quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ theo chuẩn COSO dành cho ngân hàng” vào ngày 15/03/2019.

Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước như Bà Helen Li Sum, Chủ tịch Hiệp hội Kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (ACIIA); Ông Fandhy Haristha Siregar, Thành viên ban điều hành cấp cao Hiệp hội Kiểm toán Nội bộ Hoa Kỳ (IIA) tại Indonesia; Ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Trung tâm đào tạo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam; Ông Phạm Ngọc Hoàng Thanh – Giám Đốc Điều hành Tổ chức đào tạo Smart Train – đối tác đào tạo được ủy quyền của chính thức của Hiệp hội Kiểm toán Nội bộ Hoa Kỳ (IIA) tại Việt Nam và hơn 200 khách tham dự là Thành viên hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Ủy ban Kiểm toán, Ban kiểm soát, Quản lý các bộ phận: Kiểm toán Nội bộ, Tài chính, Kế toán, Quản lý rủi ro, Tuân thủ, Pháp chế đến từ các ngân hàng hoạt động trên cả nước.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Trung tâm đào tạo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phát biểu khai mạc hội nghị

Phát biểu khai mạc tại hội thảo Ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Trung tâm đào tạo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhấn mạnh hoạt động kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh có nhiều rủi ro, dễ bị tổn thương khi có gian lận và sai sót, từ đó cho thấy vai trò quan trọng của Kiểm soát Nội bộ (KSNB) và Quản trị Rủi ro (QTRR) trong các hoạt động của ngân hàng. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ các ngân hàng trong việc cập nhật kiến thức, kĩ năng qua các buổi hội thảo, đào tạo chuyên đề.

Với nhiều năm kinh nghiệm quản lý rủi ro tại các ngân hàng lớn trong khu vực, Ông Fandhy Haristha Siregar, Thành viên ban điều hành cấp cao Hiệp hội Kiểm toán Nội bộ Hoa Kỳ (IIA) tại Indonesia, đồng thời là Trưởng Kiểm toán Nội bộ Ngân hàng Resona Perdania chia sẻ trong hội thảo những thông tin bổ ích về quá trình thực hiện quản trị rủi ro tại các ngân hàng ở Indonesia, qua đó nổi bật 8 yếu tố rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng tại Indonesia như: rủi ro về chiến lược, rủi ro tuân thủ, rủi ro uy tín, rủi ro pháp lý, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và rủi ro thanh khoản. Ngoài ra, ngân hàng còn chịu ảnh hưởng rủi ro hệ thống gây ra bởi các tổ chức tài chính như: các công ty chứng khoản, bảo hiểm, công ty cho vay tài chính, các quỹ đầu tư.

Phần tọa đàm, giao lưu cùng diễn giả với sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước

Tại hội thảo, Bà Nguyễn Mỹ Hạnh, Giám đốc Dịch vụ Tư vấn và Kiểm toán Rủi ro Công nghệ thông tin, PwC Việt Nam đã có những chia sẻ hữu ích về việc ứng dụng COSO trong ngân hàng với 17 nguyên tắc trong Kiểm soát Nội bộ theo COSO được xây dựng dựa trên 5 cấu phần chính là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và liên lạc và hoạt động giám sát. Trong nội dung chia sẻ về Kinh nghiệm kiểm toán khung COSO dành cho ngân hàng, Bà Trương Hạnh Linh, Giám đốc phụ trách Dịch vụ tư vấn về Kiểm toán Nội bộ, Rủi ro và Tuân thủ, KPMG Việt Nam nhấn mạnh vai trò của Kiểm toán Nội bộ trong hệ thống Kiểm soát Nội bộ và vai trò quan trọng của quản lý cấp cao trong việc giám sát hệ thống KSNB, QTRR, hoạt động KTNB. Hội thảo được khách tham dự là đại diện của các tập đoàn, công ty lớn tại Việt Nam đánh giá cao về nội dung, nhất là phần tọa đàm, giao lưu cùng các diễn giả khách mời, các chuyên gia trong và ngoài nước; nhiều thắc mắc liên quan đến hoạt động KSNB trong ngân hàng được chia sẻ, thảo luận sôi nổi.

Ông Phạm Ngọc Hoàng Thanh, Giám đốc Điều hành Smart Train cho biết hệ thống QTRR và KSNB hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người, việc nâng cao chất lượng nhân sự đang là thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp khi nguồn nhân lực có kĩ năng và kinh nghiệm phù hợp đang có sự thiếu hụt lớn. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chú trọng công tác đào tạo kiến thức, kĩ năng cho nhân sự QTRR và KSNB để đáp ứng yêu cầu cũng như mang lại lợi ích lâu dài, ổn định cho doanh nghiệp.

Hội thảo thu hút đông đảo người tham dự

TIN TỨC KHÁC:

    Tags:
2019-03-29T11:44:16+07:00