Big4 tuyển dụng – Tiêu chí và cách thức các vòng thi vào Big4 Kế Kiểm

/, ACCA, Big 4, Blog/Big4 tuyển dụng – Tiêu chí và cách thức các vòng thi vào Big4 Kế Kiểm
Uu dai T10_web2
Training on IFRS_banner đk1
Ra mắt lần đầu tiên FPAC_web
z5667283032609_97d481b1509ba7278f9e19efa91c8f40
Uu dai ACCA_website
Phân tích đầu tư tài chính CFA_website copy
Chinh phục CMA_Banner Website 1920×381 (1)
Thong thao IFRS_website
Quản trị Nguồn Vốn và Tài Chính_CTP_Banner Website
ISCAccountify – Nền tảng học khóa ngắn hạn trực tuyến quốc tế_website copy
dịch vụ cho thuê phòng học hội thảo 1

Big4 tuyển dụng – Tiêu chí và cách thức các vòng thi vào Big4 Kế Kiểm

Big4 tuyển dụng

Gia nhập Big4 kiểm toán là mơ ước của phần lớn nhân sự trong ngành Kế toán – Kiểm toán trên thế giới. Thế nhưng tiêu chí cũng như cách thức gia nhập Big4 cụ thể là gì? Mời bạn cùng Học Viện Smart Train tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Một vài bài viết bạn có thể quan tâm:

>>> Big 4 là gì? Vì sao nhiều bạn trẻ muốn gia nhập Big 4 kiểm toán?

>>> Điều kiện miễn giảm các vòng phỏng vấn thông qua Chương trình ACCA Job Fast Track

>>> Tổng hợp tuyển dụng Big 4 và các công ty kế toán, kiểm toán lớn khác

Con đường sự nghiệp tại Big4

Một trong những lý do khiến Big4 trở thành nơi làm việc lý tưởng là vì lộ trình làm việc thăng tiến rõ ràng. Điều này giúp các bạn sinh viên sắp tốt nghiệp hoặc mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm dễ dàng hình dung được hành trình sự nghiệp mà bản thân nên theo đuổi, cũng như xác định rõ các cột mốc quan trọng để đầu tư kiến thức, kỹ năng cần thiết cho bản thân. Cùng Smart Train điểm qua 6 nấc thang trong hành trình này nhé!

Thực tập sinh (Intern)

Hằng năm, các Big4 tuyển dụng rất nhiều thực tập sinh là các bạn sinh viên/ người đi làm dưới 1 năm kinh nghiệm thông qua chương trình tuyển dụng Internship thường được tổ chức vào tầm tháng 07. Chương trình mang đến các bạn cơ hội làm việc tại những công ty kế toán hàng đầu thế giới trong khoảng thời gian từ 3-4 tháng. Sau thời gian thực tập, bạn có thể được cân nhắc giữ lại để làm chính thức ở vị trí Trợ lý (Associate).

Thông thường, kỳ tuyển Intern sẽ tìm kiếm ứng viên cho 3 bộ phận chính là Kiểm toán (Audit), Tư vấn Thuế & Pháp Lý (Tax & Legal) và Tư vấn (Advisory). Để được tuyển chọn, bạn phải trải qua những vòng thi với tỉ lệ cạnh tranh cao. Công việc chính của thực tập sinh là hỗ trợ các công việc hành chính từ Associate

Trợ lý Kiểm toán hoặc Trợ lý Thuế (Associate/Staff/Audit or Tax Assistant)

Sau khi hoàn thành tốt kỳ thực tập hoặc vượt qua các bài thi Big4 tuyển dụng nhân viên mới trong các kỳ Fresh Graduate, bạn sẽ trở thành Trợ lý, tùy vào mỗi Big mà tên gọi vị trí này có phần khác nhau như Staff 1 (EY), Associate (Deloitte/PwC) hay Assistant (KPMG). Nhìn chung, đây là các vị trí Junior nhưng đòi hỏi bạn cần có một nền tảng kiến thức chuyên môn để hiểu được tính chất và yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ cùng các thực tập sinh hỗ trợ những trưởng nhóm (Senior) giải quyết các đầu việc.

Trưởng nhóm Kiểm toán/ Trưởng nhóm Tư vấn (Senior Associate/ Senior Consultant)

Sau khoảng thời gian làm việc 2-3 năm tại công ty, bạn sẽ có cơ hội thăng chức để trở thành một trưởng nhóm (Senior). Ở vị trí này, bạn sẽ phải điều hành một nhóm nhỏ dưới quyền kiểm soát của mình cũng như trực tiếp làm việc với một số khách hàng, dự án vừa và nhỏ. Từ đây, hành trình thăng tiến trong công việc của bạn sẽ có phần thử thách, áp lực hơn. Bạn không chỉ phải nỗ lực làm tốt công việc mà còn cần tạo ra sự khác biệt thông qua việc theo đuổi chứng chỉ nghề nghiệp quốc tếđể thể hiện khả năng sẵn sàng của mình cho những cấp bậc tiếp theo.

Assistant Manager – AM & Manager (Phó phòng & Trưởng phòng)

Manager là một cột mốc cực kỳ quan trọng, đánh dấu bước ngoặt của bạn trong hành trình theo đuổi nghề nghiệp chuyên nghiệp này. Bạn sẽ điều hành nhiều dự án kiểm toán/ tư vấn lớn nhỏ cùng lúc với yêu cầu kinh nghiệm chuyên môn lẫn kỹ năng mềm cao. Mỗi dự án tương ứng với mỗi khách hàng, nhiệm vụ chính của AM/ Manager là đưa cho khách hàng những tư vấn thích hợp, mang lại giải pháp tối ưu. Với vị trí càng cao, quy mô của dự án sẽ càng lớn.

Thông thường, sẽ mất khoảng 5-6 năm để chạm đến vị trí Phó phòng và tầm 8 năm để đủ kinh nghiệm đảm nhiệm vị trí Trưởng phòng. Tuy nhiên, chỉ xét về số năm kinh nghiệm thôi là chưa đủ. Càng lên cao, yêu cầu về chuyên môn càng gay gắt. Ban lãnh đạo không chỉ đánh giá biểu hiện của bạn trong công việc, chất lượng báo cáo mà bạn hoàn thành mà còn đánh giá sự sẵn sàng nâng cao chuyên môn thông qua việc học thêm chứng chỉ của bạn. Một số chứng chỉ nghề nghiệp phổ biến mà người làm Big4 theo đuổi là ACCACFA.

Assistant Director – AD/ Senior Manager – SM & Director (Phó giám đốc & Giám đốc)

Đạt được chức danh Giám đốc đồng nghĩa với việc bạn đã có ít nhất 10 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực này. Ở vị trí này, bạn sẽ không phải là người chuyên xử lý những chi tiết về số liệu của hồ sơ, chứng từ mà là người phụ trách chính việc xem qua báo cáo của cấp dưới, duyệt kết luận và đưa ra tư vấn sau cùng cho khách hàng. Bạn là cầu nối quan trọng giữa khách hàng và công ty.

Partner

Đây là vị trí cao nhất trong hành trình sự nghiệp của bất kỳ ai muốn gắn bó lâu dài với các công ty thuộc Big4 hay Big10 và là vị trí đại diện pháp lý cho mỗi dự án. Khi đạt đến vị trí này, công việc của bạn sẽ là kiểm tra danh mục khách hàng và đảm bảo tính chính xác cho các danh mục dự án. Một số Partner còn trở thành cổ đông chính tại chính Big mình đang làm. Đôi lúc, bạn có thể nhìn thấy chức danh Senior Partner. Đây là chức vị danh giá và vô cùng hiếm hoi, ghi nhận sự gắn bó của các Partner làm việc lâu năm cho Big.

Các tiêu chí để được Big4 tuyển dụng

Giữa rất nhiều ứng viên đến từ khắp nơi và tỉ lệ cạnh tranh gay gắt, điều gì khiến bạn đủ khác biệt để lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng? Hãy cùng Smart Train điểm qua các tiêu chí tiêu biểu như sau:

Kết quả học tập cao và/hoặc đang theo đuổi/ hoàn thành chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế liên quan đến lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán – Tài chính

Khi sàng lọc đầu vào, các thí sinh sẽ được những công ty Big4 chia theo 2 trường hợp:

    1. Thí sinh đang theo học chuyên ngành kế toán tại các trường đại học và đạt thành tích tổng trên 3.0/4.0.
    2. Thí sinh đang theo đuổi hoặc đã có một trong các chứng chỉ về Kế toán – Kiểm toán – Tài chính như ACCA, CFA, CPA Úc hay ICAEW.

Kỹ năng chuyên môn là một trong những yêu cầu đầu vào tại các kỳ thi của Big 4, do đó, việc có kiến thức về Kế toán – Tài chính dường như là một điều kiện tiên quyết để bạn vượt qua vòng loại đầu tiên.

Thành thạo Tiếng Anh và có ngoại ngữ 2 nếu được

Big4 là các tập đoàn đa quốc gia. Chính vì thế, việc sử dụng tiếng Anh trong công việc hằng ngày cũng như giao tiếp với khách hàng là điều hiển nhiên. Có những lúc bạn không chỉ làm việc với khách hàng trong nước mà còn phải trao đổi với các dự án liên kết ở những quốc gia khác. Do đó, tiếng Anh là một trong những yêu cầu gần như bắt buộc. Tuy các công ty sẽ không yêu cầu bằng cấp tiếng Anh cụ thể nhưng thông qua quá trình tuyển dụng, công ty vẫn có thể đánh giá năng lực ngoại ngữ của bạn. Do đó, song song với việc nâng cao kiến thức chuyên ngành, khả năng ngoại ngữ cũng vẫn sẽ là yếu tố quan trọng để bạn có thể làm việc Big4.

Bên cạnh tiếng Anh, việc thông thạo hay ít nhất là hiểu biết giao tiếp một ngoại ngữ khác như Nhật, Trung… sẽ là điểm cộng sáng giá của bạn. Một số khách hàng không thoải mái với việc dùng tiếng Anh so với tiếng mẹ đẻ nên nếu có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ của khách hàng, bạn sẽ dễ tư vấn cho họ hơn!

Trình độ tin học văn phòng

Kỹ năng phối hợp các phần mềm tin học văn phòng và năng lực kế toán sẽ là điểm sáng của bạn trước mắt các nhà tuyển dụng Big 4. Thông thường điều này không được kiểm tra trong quá trình Big4 tuyển dụng vòng loại, nhưng khi sở hữu kỹ năng này, bạn sẽ dễ dàng làm việc tại môi trường đa quốc gia đầy năng động với hiệu suất công việc cao hơn.

Có kỹ năng tư duy tốt

Trau dồi các kỹ năng tư duy không chỉ giúp bạn tạo được ấn tượng với đội ngũ Big4 tuyển dụng mà còn nâng cao khả năng làm việc của bạn trong tương lai, mở ra con đường thăng tiến xa hơn.

Cách thức thi vào Big4

Ở mỗi công ty, hình thức tuyển dụng sẽ có phần khác biệt hay thậm chí là thay đổi theo mỗi năm. Nhưng nhìn chung, việc các công ty Big4 tuyển dụng sẽ được tổ chức thành những cuộc thi với lượng thí sinh đầu vào lớn và chọn ra một lượng thí sinh để trở thành nhân sự tại công ty. Có 2 dạng cuộc thi ở các Big là Internship Recruitment Program (Sinh viên đại học muốn thực tập tại Big 4) và Fresh Graduate Recruitment Program (Cho các sinh viên đã ra trường muốn làm việc tại Big 4). Hình thức của các cuộc thi được rút gọn thành 4 vòng thi chính: 

Vòng 1: Sàng lọc đơn xin việc (CV Review)

Đây là vòng thi để Big 4 kiểm tra chất lượng đầu vào của thí sinh thông qua CV và các giấy tờ liên quan. Bộ hồ sơ đầu vào của bạn nên bao gồm:

    • 01 CV mô tả đầy đủ và chân thật thông tin của bản thân cùng những ưu điểm phù hợp với công ty;
    • 01 Cover letter thể hiện ước muốn đồng hành cùng công ty;
    • Các giấy tờ, bảng điểm, chứng chỉ mà bạn đã đạt được.

Vòng 2: Bài kiểm tra tập trung (Solving Test)

Mỗi cá nhân sẽ nhận được đề thi từ công ty và được yêu cầu thực hiện trong khoảng thời gian quy định. Nội dung đề thi thường xoay quanh kiến thức về kế toán – kiểm toán được đào tạo ở trường hoặc thông qua các chương trình học chứng chỉ quốc tế. Bên cạnh đó, một số câu hỏi IQ/EQ cũng được chèn vào xen kẽ để đánh giá mức độ phù hợp giữa ứng viên và công ty.

Từ vòng thi này, tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc. Bạn sẽ ứng dụng kỹ năng này vào việc đọc hiểu đề và viết câu trả lời tương ứng cho những câu hỏi mà công ty đề ra.

Vòng 3: Phỏng vấn nhóm (Group Interview)

Ở vòng thi này, các thí sinh sẽ được được chia thành những nhóm cố định và thực hiện một bài thuyết trình nhỏ về đề tài của ban tổ chức đưa ra. Bạn sẽ được đưa vào tình huống áp lực về thời gian để thể hiện rõ năng lực của mình. Ngoài ra, thí sinh còn phải có khả năng làm việc nhóm (teamwork) đủ tốt để cùng nhóm hoàn thành kết quả một cách chỉnh chu. Điều quan trọng của vòng thi là để công ty đánh giá khả năng xoay sở của bạn trong môi trường làm việc tập thể. Do đó, kết quả chung là thứ nên được ưu tiên hàng đầu để đưa cả team vào vòng trong.

Tùy theo lượng ứng viên hằng năm, một số Big có thể thay đổi hình thức của vòng này sang phỏng vấn trực tiếp. Khác với vòng 4 (mà Smart Train sẽ chia sẻ chi tiết bên dưới), bạn sẽ thực hiện phỏng vấn 2:1 và phải cùng lúc trao đổi với đại diện phòng nhân sự cùng một Trưởng/ Phó phòng thuộc bộ phận mà bạn ứng tuyển.

Vòng 4: Phỏng vấn cá nhân (Individual/ Final Interview)

Bước vào được phòng này chứng tỏ bạn đã là một “chiến binh” hết sức mạnh mẽ và cơ hội làm việc tại Big 4 cũng đã vô cùng rộng mở. Tuy nhiên, bạn không thể chủ quan mà phải tập trung để thể hiện tốt được sự chuẩn bị và niềm đam mê của mình cho công việc. Thông thường, người phụ trách phỏng vấn bạn sẽ có chức vụ từ Trưởng phòng trở lên cho đến cả các cấp bậc Partner. Lời khuyên cho bạn là hãy tự tin và thoải mái hết sức có thể vì đây sẽ là vòng kiểm tra lại những kết quả mà bạn đã thể hiện trước đây!

Vượt qua 4 vòng sàng lọc đầy thử thách như trên thật không dễ dàng gì phải không?

Một cách khác để bạn có thể được miễn giảm một số vòng phỏng vấn, hay vào thẳng Vòng 4: Individual Interview, là thông qua Chương trình ACCA Job Fast Track.

Chương trình ACCA Job Fast Track do Hiệp hội ACCA tổ chức nhằm kết nối những Doanh nghiệp hàng đầu với ứng viên tiềm năng trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán – Tài chính. Tham gia ACCA Job Fast Track, ứng viên sẽ được đặc cách miễn giảm từ 1 đến 3 vòng trong quy trình tuyển dụng của Doanh nghiệp, tùy thuộc vào tiến độ hoàn thành văn bằng ACCA và yêu cầu tuyển dụng cụ thể của từng Doanh nghiệp.

>>> Xem thêm về Vượt qua tuyển dụng Big4 với ACCA Job Fast Track

2023-10-24T18:31:34+07:00
Liên hệ