Lễ Ra Mắt Chứng Chỉ DipIFR Tại Việt Nam

//Lễ Ra Mắt Chứng Chỉ DipIFR Tại Việt Nam
Chủ đề Các phương pháp tính giá thành_Banner Website
Ra quyết định đầu tư_website
HB CMA- T11_Banner Website 1920×381
Uu dai T11-2024-04
Banner 15 năm-03
Ra mắt lần đầu tiên FPAC_web
Uu dai ACCA (1)_website
Phân tích đầu tư tài chính CFA_website copy
Thong thao IFRS_website
Quản trị Nguồn Vốn và Tài Chính_CTP_Banner Website
ISCAccountify – Nền tảng học khóa ngắn hạn trực tuyến quốc tế_website copy
dịch vụ cho thuê phòng học hội thảo 1

Lễ Ra Mắt Chứng Chỉ DipIFR Tại Việt Nam

Chuyên gia tài chính kế toán Việt Nam có thể bổ sung kiến thức thực tế về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) với sự ra mắt chứng chỉ từ ACCA 

Tp. Hồ Chí Minh ngày 21 tháng 1 năm 2015: Cùng với việc Bộ Tài chính có bước tiến lớn về hoàn thiện Chuẩn mực Kế toán Việt Nam hướng đến Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS), các chuyên gia tài chính nay có thể hiểu hơn về chuẩn mực quốc tế với sự ra mắt chứng chỉ Diploma về Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế của ACCA (Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc) tại Việt Nam.

Chứng chỉ Diploma về Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (DipIFR) – được giới thiệu lần đầu tiên tại Việt Nam vào ngày hôm nay – được thiết kế nhằm nâng cao kiến thức về IFRS cho chuyên gia tài chính, giúp họ hiểu những khái niệm và nguyên tắc đằng sau các chuẩn mực đó và từ đó áp dụng chúng trên thị trường quốc tế.

Chứng chỉ được ra mắt tại thời điểm nhu cầu chuẩn bị báo cáo tài chính theo chuẩn IFRS ngày càng cao với khoảng 10.000 công ty đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đều yêu cầu báo cáo theo tiêu chuẩn quốc tế.

ACCA là Hiệp hội nghề nghiệp quốc tế đầu tiên đưa IFRS vào hệ thống bằng cấp của mình, tin rằng tiêu chuẩn quốc tế rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế vì chúng tạo ra chuẩn mực để so sánh và tạo ra sự minh bạch trên toàn cầu. Điều này nghĩa là các nhà đầu tư, người đang xem xét việc đầu tư trên phạm vi quốc tế, có thể hưởng lợi từ tính minh bạch ngày càng cao và ngày càng dễ so sánh hơn. Hơn nữa, doanh nghiệp không phải mất phí để tuân theo vô số nguyên tắc báo cáo tài chính khác nhau. Am hiểu chuẩn mực quốc tế cũng giúp ích cho chuyên gia tài chính muốn làm việc tại các quốc gia khác nhau hoặc cho các công ty khác nhau.

Các khách mời chụp hình lưu niệm tại lễ ra mắt chứng chỉ DipIFR
Các khách mời chụp hình lưu niệm tại lễ ra mắt chứng chỉ DipIFR

Phát biểu về việc ra mắt chứng chỉ DipIFR tại Việt Nam, Bà Lucia Real Martin, Giám đốc, Các thị trường mới nổi, ACCA Toàn Cầu, cho biết: “Khóa học do chúng tôi thiết kế nhằm nâng cao kiến thức cho chuyên gia tài chính, giúp họ hiểu hơn về Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế và cho phép áp dụng những chuẩn mực này, cũng như những khái niệm và nguyên tắc chi phối; để họ có thể áp dụng chuẩn mực thích hợp cho những thành phần chính trong báo cáo tài chính; xác định và áp dụng các yêu cầu công khai thông tin trong báo cáo tài chính và thuyết minh báo cáo tài chính đối với các công ty và lập báo cáo tài chính cho tập đoàn.”

Bà Nguyễn Thị Thanh Trúc, Giám đốc tài chính, Ngân hàng HSBC Việt Nam, cho biết: “Chúng tôi đã được thấy các tổ chức, công ty khác nhau thực hiện việc đánh giá các khoản đầu tư của mình và tái bố trí vốn cho các lĩnh vực có lợi nhuận tốt hơn. Các báo cáo tài chính có liên quan, có thể so sánh và phản ánh trung thực tình hình tài chính của tổ chức là điều mà các nhà đầu tư đang tìm kiếm trong việc đưa ra quyết định đầu tư của mình. IFRS giúp đảm bảo tính thống nhất toàn cầu của chuẩn mực báo cáo tài chính áp dụng cho các tổ chức trên các khu vực pháp lý khác nhau, trong việc đo lường, công khai và minh bạch. Thông qua áp dụng IFRS, các công ty ở Việt Nam sẽ có thể được hưởng lợi từ hội nhập kinh tế ví dụ như tiếp cận nguồn vốn, duy trì  năng lực cạnh tranh và phát triển một cách bền vững. Điều này củng cố sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam”.

Bà Lucia Real Martin chia sẻ thêm: “Chúng tôi tin rằng việc ra mắt chứng chỉ này đóng vai trò quan trọng trong quá trình hòa nhập với IFRS của Việt Nam và chúng tôi mong muốn hợp tác với các đối tác tại quốc gia tuyệt vời này và tiếp tục đóng góp vào sự phát triển kinh tế đang diễn ra tại Việt Nam”.

Cần biết thêm thông tin xin vui lòng liên hệ:

Cô Trần Duy Cung Mỵ
Trưởng Ban Truyền Thông và Tiếp Thị
ACCA Việt Nam
Tel: +84 (0)8 3910 3488
Mob: +84 (0)983 028 503
Fax: +84 (0)8 39103 489
E-mail: my.tran@accaglobal.com

Thông tin về ACCA

ACCA (Hiệp hội kế toán công chứng Anh  quốc)  là Hiệp hội quốc tế của các chuyên gia ngành tài chính kế toán. Mục tiêu hoạt động của Hiệp hội là mang đến cơ hội đạt được chứng chỉ nghề nghiệp có giá trị quốc tế cho bất kỳ những ai có niềm đam mê năng lực và quyết tâm theo đuổi nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, tài chính và quản trị.

Được thành lập vào năm 1904,  ACCA vẫn luôn giữ vững các giá trị cốt lõi đặc biệt bao gồm: Cơ hội, sự đa dạng, sự sáng tạo, tính chính trực và trách nhiệm. Chúng tôi tin rằng các chuyên gia gia tài chính luôn đem lại giá trị cao cho các nền kinh tế ở tất cả các giai đoạn phát triển. Các giá trị của chúng tôi được định hướng phù hợp với nhu cầu của các nhà tuyển dụng trong mọi loại hình kinh tế và chắn chắn rằng thông qua văn bằng ACCA, chúng tôi cung cấp các kế toán viên hữu dụng trong kinh doanh. Ngoài ra, ACCA còn mở ra cơ hội nghề nghiệp cho mọi người trong mọi lĩnh vực và xóa bỏ rào cản do con người tạo ra, cũng như cải tiến nội dung đào tạo và đưa ra các chứng chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người lao động cũng như của doanh nghiệp.

ACCA hỗ trợ 170,000 hội viên và 436,000 học viên trên 183 quốc gia và giúp họ phát triển sự thành công trong lĩnh vực kế toán và kinh doanh dựa trên các kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Với mạng lưới gồm 91 văn phòng và trung tâm cùng với hơn 8,500 doanh nghiệp đối tác có tên tuổi trên toàn thế giới có tiêu chuẩn cao về đào tạo và phát triển nhân viên.

ACCA chính thức đặt văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh vào năm 2002 và là Hội nghề nghiệp quốc tế đầu tiên có văn phòng đại diện tại Việt Nam. Vào tháng 4 năm 2012, ACCA đã  ký Biên Bản hợp tác với Bộ Tài Chính trong việc phối hợp tổ chức thi kỳ thi phối hợp cấp chứng chỉ KTV Cấp Nhà Nước. Biên bản này thay thế cho Biên bản thỏa thuận được ký kết vào năm 2003, gia hạn lần 2 vào tháng 1 năm 2009. ACCA mở văn phòng đại diện tại Hà Nội vào năm 2004. ACCA cũng đã ký biên bản hợp tác với Kiểm toán Nhà nước vào tháng 1/2009. Trong những năm qua, con số học viên và hội viên ACCA tại Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng: từ trên 100 học viên và 11 hội viên vào đầu năm 2002, đến nay ACCA đã có hơn 8,500 học viên và hơn 700 hội viên tại Việt Nam.
Để biết thêm chi tiết, vui lòng vào địa chỉ www.accaglobal.com
    Tags:
2016-09-07T09:32:33+07:00
Liên hệ