Gần 400 khách tham dự tọa đàm “Chuyển đổi hệ thống quản trị công ty, rủi ro và tuân thủ trong DN (eGRC)” do Smart Train, EY Việt Nam và RSA Archer đồng tổ chức

//Gần 400 khách tham dự tọa đàm “Chuyển đổi hệ thống quản trị công ty, rủi ro và tuân thủ trong DN (eGRC)” do Smart Train, EY Việt Nam và RSA Archer đồng tổ chức
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ_website
z5240661658347_ce840220f0beceb1f24e61a3edd85522
z5269562132748_fc2d961195a209c503c73a30a465edab
Phân tích đầu tư tài chính CFA_website copy 2 (1)
banner
z5247851043450_c3a5a671aed706f8e7a9b6d19e3ab805
z5205968586338_441863d88c193fc7f0ad9d5631072b6f
Học DipIFR nhận ngay quà tặng (2)
thuê phòng học

Gần 400 khách tham dự tọa đàm “Chuyển đổi hệ thống quản trị công ty, rủi ro và tuân thủ trong DN (eGRC)” do Smart Train, EY Việt Nam và RSA Archer đồng tổ chức

Sáng ngày 03/11/2021, tọa đàm “Chuyển Đổi Hệ Thống Quản Trị Công Ty, Rủi Ro Và Tuân Thủ Trong Doanh Nghiệp (eGRC)” do Smart Train phối hợp cùng EY Việt Nam và Hãng bảo mật RSA Archer đồng tổ chức đã nhận được sự quan tâm nhiệt tình với gần 400 khách tham dự. Được biết, hầu hết người tham dự là những thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Ban lãnh đạo DN, nhân sự và cấp quản lý làm việc trong lĩnh vực Kiểm toán nội bộ, Kiểm soát nội bộ, Ban kiểm soát, Quản lý rủi ro, Tuân thủ – Pháp chế tại nhiều DN lớn và DN có lợi ích công chúng. Ngoài ra tọa đàm còn nhận được sự quan tâm của các nhân sự chuyên trách về Quản lý rủi ro công nghệ, Quản lý an toàn thông tin và Quản trị công nghệ thông tin.

Kỷ nguyên chuyển đổi số mang đến cho doanh nghiệp những cơ hội mới, đồng thời cũng làm phát sinh những rủi ro không có tiền lệ, từ đó gia tăng yêu cầu về tuân thủ và tạo thêm áp lực đối với năng lực quản trị công ty. Để đối mặt với thách thức việc chuyển đổi phương pháp tiếp cận trong quản trị công ty, rủi ro và tuân thủ trong doanh nghiệp (viết tắt là eGRC – enterprise Governance, Risk and Compliance) theo hướng tích hợp trên một nền tảng công nghệ đang dần trở thành lựa chọn phổ biến.

Đại diện Ban tổ chức phát biểu khai mạc, bà Trần Thị Xuân Mùi, Phó Tổng Giám đốc Smart Train đã nhìn nhận: “Đại dịch COVID-19 là một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và mang đến thiệt hại đáng kể cho hoạt động của DN. Do đó, một hệ thống quản trị công ty, rủi ro và tuân thủ tốt sẽ cho phép công ty lập kế hoạch ứng phó với khủng hoảng một cách hiệu quả, từ đó giảm thiểu thiệt hại đến hoạt động kinh doanh.”

Bà Trần Thị Xuân Mùi, Phó Tổng Giám Đốc Smart Train, đại diện phát biểu khai mạc chương trình

Theo chia sẻ từ ông Robert Tran, CISSP, CISM, CISA, CRISC, GNFA, GCIH, Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ Rủi ro công nghệ và An ninh mạng, EY Việt Nam, theo kết quả khảo sát toàn cầu trong năm 2020 – 2021 của EY, 87% lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng DN họ không có chiến lược quản trị rủi ro hiệu quả. Do đó, việc chuyển đổi phương pháp tiếp cận trong quản trị công ty, rủi ro và tuân thủ trong DN (eGRC) theo hướng tích hợp trên một nền tảng đã trở thành một lựa chọn phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, sau 5 năm làm việc tại thị trường Việt Nam, ông Robert Tran nhận thấy nền tảng này vẫn còn xa lạ với các DN.

Đến với tọa đàm, khách tham dự đã được tháo gỡ nhiều khúc mắc thông qua nhiều chia sẻ bổ ích từ những diễn giả là các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong việc chuyển đổi hệ thống Quản trị công ty, Rủi ro và Tuân thủ, bao gồm:

  • Ông Hùng Đỗ, Thành viên HĐQT độc lập, Chủ tịch Ủy ban Kiểm toán Công ty Vinamilk, Dược Hậu Giang, REE
  • Ông Robert Tran, CISSP, CISM, CISA, CRISC, GNFA, GCIH, Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ Rủi ro công nghệ và An ninh mạng, EY Việt Nam
  • Ông Patrick Lim, Giám đốc kinh doanh khu vực ASEAN, RSA Archer
  • Ông Văn Lê, CISSP, SSCP, Chủ nhiệm, Dịch vụ Rủi ro công nghệ và An ninh mạng , EY Việt Nam
eGRC Smart Train

Các diễn giả tham dự và chia sẻ nhiệt tình tại buổi hội thảo

Tọa đàm diễn ra vô cùng sôi nổi, các khách tham dự liên tục đặt nhiều câu hỏi về những tình huống khó khăn trong thực tế như:

  1. Đối tượng doanh nghiệp nào sẽ phù hợp để triển khai eGRC này? Việc áp dụng quy trình này ảnh hưởng bởi quy mô doanh nghiệp như thế nào?
  2. Tổ chức nên triển khai ERP trước khi tích hợp GRC hay ngược lại, hoặc có thể triển khai đồng thời không?
  3. Những khó khăn/ rào cản mà các DN có thể gặp phải khi có ý định triển khai eGRC?
  4. Làm thế nào để tích hợp nhuần nhuyễn giữa An toàn thông tin (ATTT) và GRC vì hiện tại nhiều nội dung về ATTT vẫn chưa tích hợp với Quản trị rủi ro, rất khó kiểm soát?
  5. Doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì cho nhân sự  để có thể chuyển đổi và thực hiện eGRC thành công?
  6. Khung pháp lý tại Việt Nam hiện đã có quy định/ hướng dẫn nào liên quan đến eGRC chưa?

Tất cả những băn khoăn trên cho thấy sự quan tâm và tầm quan trọng của việc chuyển đổi hệ thống eGRC đối với người làm quản lý doanh nghiệp trong thời gian tới. Ban tổ chức hứa hẹn sẽ mang đến nhiều chương trình bổ ích tương tự cho cộng đồng quản lý doanh nghiệp và Tài chính – Kế toán Việt Nam.

Để theo dõi lại chương trình tọa đàm, mời Anh/Chị xem tại video clip bên dưới.

2021-11-04T17:14:52+07:00