Kinh nghiệm quốc tế về tổ chức kiểm toán nội bộ trong các công ty niêm yết

//Kinh nghiệm quốc tế về tổ chức kiểm toán nội bộ trong các công ty niêm yết
Phan tich bao cao tai chinh_HVNH_Banner Website
Mung xuan hai loc 2024_web
Uu dai ACCA (1)_website
Phân tích đầu tư tài chính CFA_website copy 2
Chinh phục CMA_xuan_Banner Website 1920×381
Thong thao IFRS_website copy
Quản trị Nguồn Vốn và Tài Chính_CTP_Banner Website
dịch vụ cho thuê phòng học hội thảo 1

Kinh nghiệm quốc tế về tổ chức kiểm toán nội bộ trong các công ty niêm yết

Kiểm toán Nội bộ (KTNB) là một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu quản trị công ty của nhiều công ty niêm yết (CTNY) trên thế giới. Bộ phận này được xem là tuyến phòng thủ cuối cùng của doanh nghiệp (DN), có vai trò hỗ trợ DN trong việc ứng phó với các rủi ro, tận dụng cơ hội để tối ưu hóa kết quả hoạt động. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, nhiều CTNY chưa có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của KTNB và chính điều này dẫn đến rủi ro, thua lỗ, thậm chí là phá sản.

CTNY cần được Kiểm toán theo luật định và tổ chức KTNB. Trong khi kiểm toán độc lập chỉ là tổ chức bên ngoài và chỉ dừng lại ở báo cáo tài chính thì hoạt động của KTNB không bị giới hạn ở bất cứ phạm vi nào trong CTNY. Không những thế, KTNB mang lại một cách tiếp cận có hệ thống xử lý kỷ luật để đánh giá và nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro, kiểm soát và quá trình quản lý. Thông qua hoạt động KTNB, hoạt động quản trị có thể kiểm soát tốt hơn, làm gia tăng thêm niềm tin trên thị trường chứng khoán.

Hiện tại, Bộ Tài Chính đang lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị định về KTNB, dự kiến ban hành vào cuối năm 2016. Theo đó, bắt buộc các CTNY phải tổ chức KTNB. Xu hướng phát triển của KTNB CTNY theo chuẩn quốc tế sẽ là tất yếu ở Việt Nam.

Nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức KTNB ở một số nước trên thế giới sẽ là một tiền đề, để hoàn thiện và lựa chọn cách thức tổ chức tốt nhất cho KTNB của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Đây sẽ là căn cứ để các CTNY của Việt Nam vận dụng những thành công và tránh những thất bại của các CTNY trên thế giới.

Tổ chức KTNB trong CTNY có thể phân chia thành hai nội dung cơ bản, là tổ chức bộ máy KTNB và tổ chức công tác KTNB.

Về tổ chức bộ máy KTNB

IIA (Institute of Internal Auditors) là tổ chức nghề nghiệp dành cho kiểm toán viên nội bộ, thành lập năm 1941 có trụ sở chính tại Hoa Kỳ. Sự ra đời của IIA đã chính thức đánh dấu sự hữu hiệu của hoạt động KTNB trên thế giới. IIA có sự hiện diện và được công nhận tại hơn 190 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới và hiện đang là tổ chức thiết lập và đưa ra chuẩn mực cho công tác thực hiện và triển khai hoạt động KTNB trên thế giới. Khung thông lệ thực hành và các chuẩn mực KTNB Quốc tế (IPPF) được áp dụng rộng rãi trên thế giới, là kim chỉ nam hoạt động KTNB. IIA là tổ chức duy nhất cấp bằng chuyên môn KTNB quốc tế (CIA – Certified Internal Auditor).

Theo IIA, KTNB là một chức năng độc lập trong nội bộ đơn vị. KTNB có được tính độc lập cao nhất khi báo cáo hành chính cho người chịu trách nhiệm cao nhất, trong việc điều hành đơn vị (CEO) và báo cáo trách nhiệm chuyên môn cho cơ quan giám sát định hướng (HĐQT) thông qua một chức năng chuyên trách (UBKT). UBKT cần phải có các thành viên đôc lập và có chuyên môn về kế toán kiểm toán. UBKT cũng chịu trách nhiệm giám sát các chức năng liên quan đến rủi ro, tuân thủ, kế toán và kiểm toán của đơn vị. Hội đồng quản trị có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm và quyết định lương thưởng của các vị trí Trưởng KTNB, Trưởng KTNB và các nhân sự KTNB phải có kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng chuyên môn cùng các chứng chỉ và bằng cấp cần thiết. KTNB thực hiện các nhiệm vụ kiểm toán và tư vấn liên quan đến KSNB, quản lý rủi ro và quản lý trong đơn vị. KTNB không tham gia vào các hoạt động kiểm soát hoặc trách nhiệm quản lý trong các quy trình hoạt động hàng ngày của đơn vị để đảm bảo tính độc lập khách quan.

Theo Ths. Nguyễn Thị Thu Thủy

Bài viết trên đã được trích lọc, vui lòng xem bài viết đầy đủ trên Tạp chí Kế toán & Kiểm toán Số 10/2016 (157)

2020-03-20T13:58:00+07:00
Liên hệ