PM/F5 ACCA – KINH NGHIỆM HỌC VÀ CHINH PHỤC MÔN PERFORMANCE MANAGEMENT

//PM/F5 ACCA – KINH NGHIỆM HỌC VÀ CHINH PHỤC MÔN PERFORMANCE MANAGEMENT
Chủ đề Các phương pháp tính giá thành_Banner Website
Uu dai T11-2024-04
Banner 15 năm-03
Ra mắt lần đầu tiên FPAC_web
z5667283032609_97d481b1509ba7278f9e19efa91c8f40
Uu dai ACCA (1)_website
Phân tích đầu tư tài chính CFA_website copy
Chinh phục CMA_Banner Website 1920×381
Thong thao IFRS_website
Quản trị Nguồn Vốn và Tài Chính_CTP_Banner Website
ISCAccountify – Nền tảng học khóa ngắn hạn trực tuyến quốc tế_website copy
dịch vụ cho thuê phòng học hội thảo 1

PM/F5 ACCA – KINH NGHIỆM HỌC VÀ CHINH PHỤC MÔN PERFORMANCE MANAGEMENT

  1. Tổng quan về môn PM – Performance Management

Performance Management (PM) – quản trị hiệu quả hoạt động (trước đây có tên là F5) là một trong 6 môn thuộc cấp độ kỹ năng ứng dụng trong chương trình ACCA. Môn Performance Management (PM) được xây dựng dựa trên nền tảng của môn F2 – Management Accounting (MA) và cũng được xem là nền móng để phát triển chương trình học của môn SBL – Strategic Business Leader và APM – Advanced Performance Management.

Khác với môn F2 – Management Accounting (MA)– cung cấp cho người học những khái niệm và những kỹ thuật tính giá thành cơ bản trong lĩnh vực kế toán quản trị, nội dung học của môn Performance Management (PM) được thiết kế nhằm giúp người học vận dụng nền tảng của môn Management Accounting (MA) vào trong việc quản trị hoạt động doanh nghiệp bao gồm việc phân tích chi phí để đưa ra các quyết định trong kinh doanh, lập kế hoạch ngân sách, và sử dụng các công cụ để đánh giá và đo lường hiệu quả hoạt động.

  1. Cấu trúc chương trình học của môn PM – Performance Management

Chương trình học được bắt đầu bằng việc giới thiệu các nền tảng công nghệ, hệ thống thông tin kế toán cần có để một doanh nghiệp có thể vận hành và đánh giá hiệu quả hoạt động. Nội dung này cũng tập trung phát triển nhận thức của một người làm kế toán quản trị về mức độ quan trọng và sức ảnh hưởng của công nghệ đối với cơ chế đo lường và kiểm soát hoạt động doanh nghiệp.

Nội dung chương trình sẽ tiếp tục giới thiệu cho người học những kỹ thuật tính giá thành sản phẩm ở mức độ nâng cao với mục tiêu mang đến cho nhân sự làm trong lĩnh vực kế toán quản trị một bức tranh tổng quát về các phương pháp tính giá thành phù hợp với mục tiêu của từng doanh nghiệp.

Sau khi được trang bị các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao trong kỹ thuật tính giá, phân tích để đưa ra các quyết định là một trong những mục tiêu mà chương trình Peformance Management (PM) muốn hướng tới. Người học sẽ được cung cấp các kiến thức và kỹ năng để giải quyết các vấn đề thường xuất hiện trong hoạt động của một tổ chức như thiếu hụt nguồn lực, tài nguyên, các yếu tố cần cân nhắc trong việc xác định giá bán sản phẩm, doanh nghiệp có nên tự sản xuất sản phẩm hay mua sản phẩm trực tiếp từ bên ngoài và bán lại cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, rủi ro cũng là một phần cần được xem xét và đánh giá trong tất cả các quyết định của doanh nghiệp.

Lập kế hoạch ngân sách được xem là “xương sống” của người làm kế toán quản trị. Người học sẽ được trang bị những kỹ thuật khác nhau trong việc lập kế hoạch ngân sách cũng như nắm vững các đặc điểm và hạn chế của từng loại ngân sách để từ đó có những quyết định và định hướng phù hợp với mô hình hoạt động của doanh nghiệp. Các kỹ thuật kiểm soát chi phí, phân tích chênh lệch giữa số liệu ngân sách và số liệu thực tế được tiếp tục xây dựng và mở rộng dựa trên nền tảng của môn Management Accouting – MA. Điều này vô cùng quan trọng khi một kế toán quản trị có thể thấu hiểu ý nghĩa đằng sau của các con số họ cung cấp và đồng thời đưa ra những phân tích phù hợp trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp.

Môn học được kết thúc với các kiến thức về kiểm soát và đo lường hiệu quả hoạt động. Đây cũng được xem là trọng tâm của môn học khi hướng người làm kế toán quản trị cân nhắc các yếu tố tài chính và phi tài chính trong việc đánh giá hoạt động của từng bộ phận trong doanh nghiệp. Đồng thời người học sẽ được phân tích kỹ hơn về những khó khăn trong việc quản trị hiệu quả hoạt động cũng như những thất bại có thể xảy ra trong quá trình đánh giá khi thiếu đi sự phân tích tác động của yếu tố bên ngoài. Đây chính là những viên gạch đầu tiên được xây dựng cho chương trình học của môn Advanced Performance Management (APM)

Ngoài ra, vì Performance Management (PM) là môn thi trên máy tính nên ngoài những nội dung liên quan đến học thuật, chương trình còn cung cấp các thông tin bổ ích về kỹ năng sử dụng các công cụ và chức năng trên phần mềm máy tính, cách thức làm bài thi trực tuyến với các dạng câu hỏi khác nhau, từ đó giúp thí sinh có thể hoàn thành bài thi một cách hiệu quả nhất. Đây cũng được xem là một trong những nội dung mới trong các môn thi trên máy tính (CBE) của chương trình ACCA, bên cạnh giúp thí sinh hiểu rõ hơn về bài thi trên máy tính (CBE), các kỹ năng sử dụng công nghệ cũng được đánh giá rất cao trong thị trường lao động ngày nay, đặc biệt trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán – tài chính.

Bảng tóm tắt chương trình học Performance Management (PM)

A Management information systems and data analytics Quản lý hệ thống thông tin và phân tích dữ liệu
B Specialist cost and management accounting techniques Kỹ thuật kế toán chi phí và kế toán quản trị
C Decision-making techniques Kỹ thuật ra quyết định
D Budgeting and control Lập ngân sách và kiểm soát
E Performance measurement and control Đo lường hiệu quả hoạt động và kiểm soát
F Employability and technology skills Khả năng sử dụng lao động và kỹ năng công nghệ
  1. Cấu trúc chương trình học của môn Performance Management (PM)

Môn Performance Management (PM) có hình thức thi trên máy tính, với thời gian thi là 3 tiếng. Trước khi bắt đầu, thí sinh sẽ có thêm 10 phút để đọc các hướng dẫn về bài thi. Bài thi bao gồm 3 phần, và thí sinh cần phải trả lời tất cả các câu hỏi.

Phần A: Bao gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, mỗi câu 2 điểm.

Phần B: Bao gồm 3 tình huống, mỗi tình huống sẽ có 5 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, mỗi câu 2 điểm

Phần C: Bao gồm 2 câu hỏi tự luận, mỗi câu 20 điểm. Trong đó sẽ có 1 câu hỏi liên quan đến đo lường liệu quả hoạt động và kiểm soát (Performance measurement and control), câu còn lại sẽ liên quan đến kỹ thuật ra quyết định (Decision-making techniques) và/hoặc lập ngân sách và kiểm soát (Budgeting and control). Các câu hỏi trong phần này cũng có thể kiểm tra người học kiến thức về hệ thống thông tin kế toán, phân tích dữ liệu.

Nội dung câu hỏi trong phần A, phần B sẽ có thể liên quan đến bất kỳ chủ đề nào có trong chương trình môn Performance Management (PM)

  1. Chìa khóa vượt qua kỳ thi Performance Manangement (PM) hiệu quả

Vượt qua kỳ thi của môn PM được xem là một thử thách không dễ dàng dành cho các bạn theo đuổi chứng chỉ ACCA bởi bài thi không chỉ kiểm tra khả năng tính toán hay học thuộc lý thuyết đơn thuần của thí sinh mà bên cạnh đó còn đòi hỏi người học biết cách vận dụng nền tảng lý thuyết, kết hợp với kỹ năng phân tích và khả năng giải quyết vấn đề vào trong những tình huống giả định. Vi thế để vượt qua kỳ thi một cách hiệu quả, các thí sinh cần lưu ý những điểm sau đây

Các chú ý trong lúc học môn Performance Manangement (PM)

  • Hãy học toàn bộ các chủ đề có trong chương trình học
  • Đảm bảo rằng người học hiểu được ý nghĩa và cách thức vận dụng từng kỹ thuật hơn là chỉ tập trung vào các tính toán đơn thuần
  • Luyện tập câu hỏi theo định dạng đề thi, nếu có thể hãy sử dụng nền tảng luyện tập của ACCA (ACCA Practice Platform)
  • Rèn luyện và phát triển các kỹ năng cần có để trả lời câu hỏi tự luận
  • Cố gắng hoàn thành đầy đủ 2 bài thi thử trong điều kiện như thi thật, ghi nhận câu trả lời của mình và đối chiếu với đáp án, từ đó tập trung ôn luyện những phần kiến thức còn hạn chế
  • Đọc các bài báo cáo của giám khảo để nắm bắt được cách thức chấm thi và những yêu cầu của người chấm thi đối với thí sinh. Bên cạnh đó, các bài báo cáo còn phân tích những điểm sai sót thường mắc phải của hầu hết thí sinh, từ đó giúp người học tránh được các khuyết điểm này trong tương lai

Các chú ý trong lúc thi môn Performance Manangement (PM)

  • Đối với bài thi trắc nghiệm, cần đọc kỹ đề và trả lời đầy đủ tất cả các câu hỏi
  • Đối với bài thi tự luận
  • Phân bổ 36 phút cho mỗi câu hỏi
  • Luôn đọc kỹ yêu cầu đề bài trước
  • Trình bày đáp án rõ ràng và đầy đủ, không nên chỉ thể hiện kết quả của phép tính
  • Lập kế hoạch và dàn ý tổng quát để trả lời cho các câu hỏi
  • Sử dụng tiêu đề, đoạn văn và các câu văn ngắn gọn rõ ý

Môn Performance Management (PM) là một trong các môn học quan trọng trong chứng chỉ ACCA thách thức các bạn chinh phục nhằm phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực tài chính. Để đạt được thành công trong môn học này, Smart Train đã chia sẻ những thông tin bổ ích thông qua bài viết nhằm đưa đến bạn những góc nhìn khách quan trong việc chinh phục kiến thức chuyên sâu, kỹ năng phân tích tài chính tinh tế, và khả năng áp dụng vào thực tiễn khi quyết định chiến lược.

Một cách hiệu quả để nắm vững kiến thức F5/PM – ACCA là tham gia vào các lớp học hoặc trung tâm có sự hướng dẫn chuyên nghiệp tại Smart Train là một lựa chọn thông minh. Các lớp học sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nội dung môn học, và bạn cũng có cơ hội trao đổi, thảo luận kiến thức và học hỏi từ những người có cùng mục tiêu. Hãy tận dụng các tài nguyên trực tuyến và cộng đồng ACCA tại Smart Train để tìm kiếm các nhóm học tập hoặc diễn đàn trực tuyến một cách hiệu quả nhất. Chinh phục môn F5/PM trong chứng chỉ ACCA không chỉ là việc học tập, mà còn là một hành trình thú vị đến thành công tài chính. Đến Smart Train học F5/PM, bạn sẽ được hướng dẫn bởi các giảng viên tận tâm, học cùng với những người bạn đồng hành và khám phá thêm nhiều cơ hội trong lĩnh vực kế toán và tài chính.

Nếu bạn đam mê với lĩnh vực này và muốn đạt được thành công trong sự nghiệp, hãy tham gia vào Smart Train học PM trong chứng chỉ ACCA ngay hôm nay. Mở cánh cửa đến một thế giới kiến thức rộng lớn và hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục môn F5/PM và đạt được thành công tài chính.

 

    Tags:
2024-04-10T16:53:33+07:00
Liên hệ