Thời hạn nộp và các lưu ý về Báo cáo tài chính

//Thời hạn nộp và các lưu ý về Báo cáo tài chính
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ_website
z5240661658347_ce840220f0beceb1f24e61a3edd85522
z5269562132748_fc2d961195a209c503c73a30a465edab
Phân tích đầu tư tài chính CFA_website copy 2 (1)
banner
z5247851043450_c3a5a671aed706f8e7a9b6d19e3ab805
z5205968586338_441863d88c193fc7f0ad9d5631072b6f
Học DipIFR nhận ngay quà tặng (2)
thuê phòng học

Thời hạn nộp và các lưu ý về Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là bản báo cáo tóm tắt tốt nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả và thực trạng tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây không chỉ là cơ hội để các doanh nghiệp xem xét và đánh giá lại hoạt động kinh doanh trong khoản thời gian vừa rồi mà còn là cơ sở để Nhà nước kiểm soát nghĩa vụ của Nhà nước đó. Vì vậy, việc thực hiện đúng chuẩn và đúng hạn nộp Báo cáo tài chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Hạn nộp Báo cáo tài chính năm 2022

1. Thời hạn nộp báo cáo tài chính

Căn cứ theo Điều 109, Thông tư 200/2014/TT-BTC, thời hạn nộp báo cáo tài chính được quy định tương ứng cho 02 loại hình doanh nghiệp như sau:

Điều 109, Thông tư 200/2014/TT-BTC

 1. Đối với doanh nghiệp nhà nước

 a) Báo cáo tài chính quý:

  • Đơn vị kế toán: Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý.
  • Công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước: Thời hạn nộp báo cáo tài chính chậm nhất là 45 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý.
  • Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước: Thời hạn nộp báo cáo tài chính do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

 b) Báo cáo tài chính năm

  • Đơn vị kế toán: Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
  • Công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước: Nộp báo cáo tài chính chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
  • Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước: Thời hạn nộp báo cáo tài chính do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

 2. Đối với doanh nghiệp không thuộc Nhà nước

 a) Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh: thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Thời hạn nộp báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày.

 b) Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước: Thời hạn nộp báo cáo tài chính do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

2. Lưu ý thay đổi hạn nộp năm 2022

Những quy định về hạn nộp Báo cáo tài chính trong Thông tư 200/2014/TT-BTC vẫn được bảo toàn đến năm 2022. Do đó, hạn nộp Báo cáo tài chính năm 2022 vẫn sẽ không có sự khác biệt so với các năm trước, tức là vào ngày 31/3 của năm tiếp theo.

Ví dụ: Trong kỳ kế toán năm 2021, bắt đầu từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/12/2021, thì Đơn vị kế toán nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân sẽ có hạn nộp năm 2021 là đến hết ngày 31/3/2022. 

Tương tự, hạn nộp Báo cáo tài chính năm 2022 sẽ kết thúc vào ngày 31/03/2023.

Ngoài ra, Khoản 3, 4 Điều 32 Luật Kế toán 2015 cũng có những yêu cầu về thời hạn công khai các Báo cáo tài chính:

Điều 32 Luật Kế toán 2015

 3. Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước, đơn vị kế toán có sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nộp báo cáo tài chính.

 4. Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Trường hợp pháp luật về chứng khoán, tín dụng, bảo hiểm có quy định cụ thể về hình thức, thời hạn công khai báo cáo tài chính khác với quy định của Luật này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về lĩnh vực đó.

Như vậy, ngoài hạn nộp các báo cáo tài chính, các đơn vị kiểm toán cũng sẽ cần quan tâm đến thời hạn để công khai kết quả các Báo cáo tài chính năm qua các phương tiện truyền thông

Ví dụ: Khi Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân thì vào đầu năm 2022, ngoài phải nộp Báo cáo tài chính năm 2021 đúng hạn vào ngày 31/03/2022, đơn vị cũng sẽ phải công bố Báo cáo tài chính năm 2021 vào ngày 29-30/03/2022

Còn nếu đơn vị kế toán sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân thì ngoài báo cáo đúng hạn nộp Báo cáo tài chính năm thì họ sẽ phải công bố báo cáo này trong 30 ngày tiếp theo.

3. Doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nào?

Điều 110, Thông tư 200/2014/TT-BTC

 1. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lập và nộp Báo cáo tài chính cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).

    – Đối với các loại doanh nghiệp Nhà nước như: Ngân hàng thương mại, công ty xổ số kiến thiết, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính ngân hàng hoặc Cục Quản lý giám sát bảo hiểm).

    – Các công ty kinh doanh chứng khoán và công ty đại chúng phải nộp Báo cáo tài chính cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán.

 2. Các doanh nghiệp phải gửi Báo cáo tài chính cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương. Đối với các Tổng công ty Nhà nước còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).

 3. Doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp Báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên.

 4. Đối với các doanh nghiệp mà pháp luật quy định phải kiểm toán Báo cáo tài chính thì phải kiểm toán trước khi nộp Báo cáo tài chính theo quy định. Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào Báo cáo tài chính khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cấp trên.

 5. Cơ quan tài chính mà doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phải nộp Báo cáo tài chính là Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh chính.

 6. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, ngoài các cơ quan nơi doanh nghiệp phải nộp Báo cáo tài chính theo quy định trên, doanh nghiệp còn phải nộp Báo cáo tài chính cho các cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện quyền của chủ sở hữu theo Nghị định số 99/2012/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

 7. Các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao còn phải nộp Báo cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.

4. Bộ hồ sơ của Báo cáo tài chính

Căn cứ theo quy định tại Điều 16, Thông tư 151/2014/TT-BTC, hồ sơ để nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ bao gồm: Báo cáo tài chính năm; Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân; Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể là:

1. Báo cáo tài chính năm

Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, báo cáo tài chính năm sẽ gồm các loại báo cáo khác nhau, cụ thể:

– Đối với doanh nghiệp lớn, cần chuẩn bị báo cáo tài chính năm theo quy định tại Thông tư 200 gồm:

  • Bảng cân đối kế toán.
  • Báo cáo kết quả kinh doanh.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
  • Thuyết minh báo cáo tài chính.

– Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần chuẩn bị báo cáo tài chính năm theo quy định tại Thông tư 133 gồm:

  • Báo cáo tình hình tài chính.
  • Báo cáo kết quả kinh doanh.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
  • Thuyết minh báo cáo tài chính.
2. Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân sử dụng mẫu 05/QTT-TNCN. Trường hợp trong năm doanh nghiệp không trả lương cho bất kỳ nhân viên nào hoặc không có nhân viên thì không phải nộp tờ khai này.
3. Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp Để quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp cần lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp mẫu 03/TNDN trên phần mềm HTKK, kèm theo một số Phụ lục:

  • Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh: Mẫu số 03-1A/TNDN, mẫu số 03-1B/TNDN, mẫu số 03-1C/TNDN.
  • Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN.
  • Các Phụ lục ưu đãi về thuế TNDN.
  • Phụ lục về thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
  • Phụ lục về thông tin giao dịch liên kết theo mẫu 03-7/TNDN (nếu có).

5. Mức phạt chậm hạn nộp Báo cáo tài chính năm 2022

Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP

 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

 a) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;

 b) Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.

 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

 a) Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;

 b) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;

 c) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;

 d) Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;

 đ) Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.

 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

 a) Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;

 b) Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.

 4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

 a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

 b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

 5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

 Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều này.

6. Lời kết

Như vậy, Hạn nộp báo cáo tài chính năm 2022 cho hầu hết các doanh nghiệp là ngày 31/3/2023 tại cơ quan quản lý tương ứng. Bộ hồ sơ nộp sẽ phải bao gồm Báo cáo tài chính năm; Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân; Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu không thực hiện đủ nghĩa vụ báo cáo, doanh nghiệp có thể nhận mức hình phạt lên đến 40 triệu đồng.

Nguồn: tổng hợp

2023-03-30T15:44:04+07:00