Làm nóng mùa ĐHĐCĐ năm 2017, hàng loạt ông lớn như Vinamilk (VNM), Novaland (NVL), Licogi (LCG)… tiên phong công bố việc bỏ Ban Kiểm soát, thay thế bằng thành viên HĐQT độc lập đảm nhiệm chức vụ này. Và bước sang mùa ĐHĐCĐ năm nay, nhiều doanh nghiệp lớn bé khác tiếp bước, có Hoa Sen Group (HSG), Cơ điện lạnh (REE)…
Chính thức có hiệu lực từ năm 2015, doanh nghiệp niêm yết (DNNY) có thể áp dụng mô hình kiểm toán độc lập bằng việc bầu cử thành viên độc lập, trực thuộc HĐQT.
Thực tế, thời gian qua, đặc biệt làm nóng mùa ĐHĐCĐ năm 2017, hàng loạt ông lớn như Vinamilk (VNM), Novaland (NVL), Licogi 16 (LCG)… tiên phong công bố việc bỏ Ban Kiểm soát, thay thế bằng thành viên HĐQT độc lập đảm nhiệm chức vụ này. Và bước sang mùa ĐHĐCĐ năm nay, nhiều doanh nghiệp lớn bé khác tiếp bước, có Hoa Sen Group (HSG), Cơ điện lạnh (REE)…
Lý do đưa ra nói chung tại các DNNY này là, Ban Kiểm soát thời gian qua chưa có phát huy được vai trò của mình, tính độc lập không có, hoặc nếu có cũng không cao. Như vậy, việc đi đến quyết định loại bỏ Ban Kiểm soát một mặt không ảnh hưởng đến kiểm soát của công ty, mà còn tiết giảm được chi phí, tinh gọn bộ máy cũng như tập trung được về vai trò của HĐQT.
Vẫn còn nhiều “lăn tăn”
Tuy nhiên, vẫn còn đó rất rất nhiều bất cập. Thứ nhất, mặc dù Luật Doanh nghiệp có quy định, nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể. Như vậy, còn rất nhiều lăn tăn liên quan đến động thái này, điển hình các tiểu ban thì do ai bổ nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn thế nào; tiểu ban kiểm toán có làm nhiệm vụ như Ban kiểm soát trong mô hình cũ hay không?
Thứ hai, nếu áp dụng mô hình một cấp thì bắt buộc ít nhất 20% số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập và có Ban Kiểm toán nội bộ trực thuộc HĐQT, đồng thời trưởng ban kiểm toán và trưởng tiểu ban lương thưởng bắt buộc là thành viên độc lập. Như vậy, với trường hợp công ty chỉ có từ 3-5 thành viên HĐQT, làm sao có được nhân sự độc lập để làm tiểu ban kiểm toán và các tiểu ban khác?
Và hơn hết liên quan đến vị trí của trưởng ban lương thưởng. Điển hình câu chuyện của Licogi, Công ty vẫn còn “lăn tăn” chuyện trưởng tiểu ban lương thưởng có bắt buộc là thành viên HĐQT hay không, Công ty có thể sử dụng luôn tiểu ban kiểm toán để áp dụng cho công việc kiểm soát như chức năng của Ban kiểm soát trong mô hình cũ có được hay không…
Trước những khó khăn trên, mới đây HoSE đã chính thức phối hợp với Tổ chức Đào tạo Smart Train và Hiệp hội kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ (IIA) để phân tích những tồn tại của vấn đề, từ đó giúp DNNY tháo gỡ cũng như thông tin đến nhà đầu tư.
Bất cập về pháp lý sẽ được tháo gỡ
Tại hội thảo “Cách thức xây dựng và vận hành chức năng kiểm toán nội bộ hiệu quả tại Việt Nam và thông lệ quốc tế” diễn ra ngày 15/8, được ông Hoàng Hùng – Phó tổng giám đốc của PwC Việt Nam, ông Ivan Phạm – Phó tổng giám đốc của Deloitte Việt Nam chia sẻ bóc tách các vấn đề về kỹ năng, các khó khăn trong việc thiết lập, vận hành chức năng kiểm toán nội bộ trong bối cảnh thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong đó, với khó khăn khác đáng quan tâm về vấn đề pháp lý, chuyên gia nghi vấn khi luật hiện hành chưa có quy định hay hướng dẫn cụ thể sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề. Sơ sơ, nhân viên kiểm toán nội bộ chẳng biết sẽ báo cáo cho cấp trên như thế nào, và rất dễ gây “boring” cho ban lãnh đạo về những bảng báo cáo lặp đi lặp lại hoặc tự lập… theo đó doanh nghiệp sẽ không giải quyết được vấn đề gì cả.
Trước câu hỏi này, ông Trầm Tuấn Vũ – Phó Tổng Giám Đốc HOSE có nhấn mạnh vai trò không thể thiếu của kiểm toán nội trong hoạt động của các doanh nghiệp. Đồng thời khẳng định HoSE sẽ tiếp tục hỗ trợ các DNNY, các công ty chứng khoán thành viên trong công tác quản trị doanh nghiệp và áp dụng những mô hình quản trị tiên tiến.
Khó tại bài toán nhân lực
Một vấn đề đáng chú ý khác, ông Phạm Ngọc Hoàng Thanh, Giám đốc Điều hành Smart Train cho biết việc nâng cao chất lượng nhân sự kiểm toán nội bộ đang là thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp khi nguồn nhân lực được đào tạo bài bản theo các tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam hiện đang có sự thiếu hụt lớn.
Chi tiết, ông Thanh đặc biệt nhấn mạnh đến kỹ năng phỏng vấn cũng như kiểm định rủi ro gian lận trong quá trình kiểm toán tại doanh nghiệp. Việt Nam có thói quen ngại chia sẻ, nhất là các rủi ro, các điểm yếu, ai sẽ nói ra, ông Thanh đặt vấn đề. Tuy nhiên, nếu biết cách khai thác vấn đề cũng như kiểm định được xác suất gian lận trong trả lời của doanh nghiệp, kiểm toán nội bộ sẽ là một công cụ hỗ trợ cho doanh nghiệp cải thiện được những khó khăn hiện có. Vì vậy, vị này cho rằng chuyên viên kiểm toán nội bộ cần chú trọng tích lũy kiến thức, kỹ năng theo tiêu chuẩn hành nghề quốc tế để đáp ứng yêu cầu hiệu quả hoạt động của bộ phận.
Nguồn: Cafef
CẦN THÊM THÔNG TIN? CHÚNG TÔI Ở ĐÂY ĐỂ HỖ TRỢ BẠN