Kế toán quản trị làm gì? Liệu đây có phải là công việc dành cho bạn?

//Kế toán quản trị làm gì? Liệu đây có phải là công việc dành cho bạn?
HB CMA- T11_Banner Website 1920×381
HB CIA_Banner website
Uu dai T11-2024-04
Banner 15 năm-03
Uu dai ACCA (1)_website
Phân tích đầu tư tài chính CFA_website copy
Thong thao IFRS_website
Quản trị Nguồn Vốn và Tài Chính_CTP_Banner Website
ISCAccountify – Nền tảng học khóa ngắn hạn trực tuyến quốc tế_website copy
dịch vụ cho thuê phòng học hội thảo 1

Kế toán quản trị làm gì? Liệu đây có phải là công việc dành cho bạn?

Nếu bạn đang băn khoăn tự hỏi kế toán quản trị làm gì? liệu đây có phải là công việc dành cho bạn? thì bài viết này có thể giúp bạn có thêm thông tin để ra quyết định.

Nếu bạn là người thích theo dõi các chỉ số liên quan đến doanh thu và chi phí của công ty, đồng thời muốn nắm giữ một vị trí có trách nhiệm và quyền hạn đáng kể, thì kế toán quản trị có thể là công việc dành cho bạn. Bài viết này giúp bạn hiểu hơn về nghề kế toán quản trị, đề cập đến mọi thứ từ trách nhiệm công việc đến kỹ năng và các yêu cầu chuyên môn cần có để giúp bạn thăng tiến.

Kế toán quản trị - Công việc của họ là gì? Cùng Smart Train tìm hiểu rõ hơn

Công việc KTQT cần bạn theo dõi các chỉ số liên quan đến doanh thu và chi phí của công ty

NHỮNG LƯY Ý QUAN TRỌNG DÀNH CHO CÔNG VIỆC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

  • Kế toán quản trị (KTQT) làm việc cho các công ty đại chúng, doanh nghiệp tư nhân và các cơ quan chính phủ.
  • Nhiệm vụ của họ bao gồm ghi chép và xử lý số liệu, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chọn lựa và quản lý các khoản đầu tư, quản trị rủi ro, lập ngân sách, lập kế hoạch, lập chiến lược và ra quyết định.
  • KTQT cần có khả năng và niềm yêu thích các con số, toán học, kinh doanh và quy trình sản xuất, cùng với các kỹ năng kế toán, kiến thức về GAAP và kỹ năng lãnh đạo.
  • Thông thường, vị trí KTQT được yêu cầu trình độ tối thiểu là bằng cử nhân nhưng kinh nghiệm thực tiễn vẫn có thể hỗ trợ.
  • Người làm KTQT có thể được công nhận như là một Kế toán Quản trị Công chứng và Hội viên Kế toán Quản trị toàn cầu.

Thấu hiểu công việc của người làm Kế toán Quản trị

Kế toán quản trị làm việc tại các công ty đại chúng, doanh nghiệp tư nhân và các cơ quan chính phủ. Những chuyên gia này cũng có thể được gọi là kế toán chi phí, kế toán quản lý, kế toán công nghiệp, kế toán tư nhân hoặc kế toán doanh nghiệp.

Bạn sẽ ghi nhận và tổng hợp lại các số liệu để đánh giá nội bộ nhằm giúp các công ty lập ngân sách và hoạt động tốt hơn. Bạn có thể giúp công ty lựa chọn và quản lý các khoản đầu tư của họ cùng với những người quản lý khác. KTQT là người quản lý rủi ro, lập ngân sách, lập kế hoạch, nhà chiến lược và người ra quyết định. Họ làm công việc giúp chủ sở hữu, người quản lý hoặc hội đồng quản trị của công ty đưa ra quyết định.

KTQT thường giám sát các kế toán cấp dưới xử lý các công việc kế toán cơ bản, chẳng hạn như ghi nhận doanh thu và chi phí hay theo dõi các khoản nợ thuế. Thông tin này được sử dụng để chuẩn bị cho báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối kế toán. Tại các công ty nhỏ hơn, bạn có thể tự mình thực hiện những công việc này. KTQT thực hiện phân tích để dự báo, lập ngân sách và đo lường hiệu suất và kế hoạch, sau đó trình bày với quản lý cấp cao để hỗ trợ việc ra quyết định trong hoạt động kinh doanh.

Người làm KTQT cũng có thể xác định các xu hướng và cơ hội để cải tiến, phân tích và quản trị rủi ro, sắp xếp việc cấp vốn và tài trợ cho các hoạt động cũng như giám sát và thực thi việc tuân thủ. Họ cũng có thể tạo và duy trì hệ thống tài chính của công ty cũng như giám sát những người ghi sổ sách và bộ xử lý dữ liệu trong doanh nghiệp. KTQT cũng có thể có chuyên môn sâu trong một lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như thuế hoặc lập ngân sách.

Bộ kỹ năng cần thiết cho người làm Kế toán quản trị

Theo Steve Kuchen, Phó Chủ tịch điều hành kiêm Giám đốc tài chính (CFO) tại Pacific Health Laboratories, các kỹ năng cơ bản nhất bạn cần có để thành công với tư cách là một kế toán quản trị là khả năng và niềm yêu thích dành cho các con số, toán học, quy trình kinh doanh và sản xuất cũng như việc giúp đỡ quản lý một doanh nghiệp.

William F. Knese - Smart Train - Management Accounting

William F. Knese, Angus-Palm

Theo William F. Knese, cựu Phó Chủ tịch Tài chính và Quản trị, Giám đốc tài chính của Angus-Palm, KTQT cần có nền tảng vững chắc về các kỹ năng chủ chốt của kế toán, bao gồm kiến thức về kế toán cơ bản, các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP) và các nguyên tắc cơ bản về thuế.

Knese chia sẻ: “Kế toán quản trị mở rộng những kỹ năng nền tảng, bao gồm kiến thức về kế toán chi phí và những công cụ tài chính mà tôi rất thích, chẳng hạn như chiết khấu dòng tiền. Vì tính chất nghề nghiệp của KTQT hoạt động trong doanh nghiệp, do đó họ cần có nền tảng tốt về kinh tế và các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp và trình bày, kỹ năng viết, thuyết phục và mối quan hệ giữa các cá nhân.

Ben Mulling, CMA, CPA.CITP - Smart Train - Management Accounting

Ben Mulling, TENTE Casters, Inc

 

Bên cạnh đó, Giám đốc tài chính của TENTE Casters, Ben Mulling cho biết bạn cũng cần có khả năng nhìn thấy bức tranh toàn cảnh của tổ chức mình. “Nhiệm vụ chính của người làm KTQT là giúp công ty và những người dùng liên quan đưa ra quyết định tốt nhất có thể với thông tin có sẵn dành cho họ,” ông nói. “Điều này bao gồm việc đưa ra các quyết định như đầu tư vốn, cấu trúc hoạt động và đánh giá rủi ro cơ bản.”

 

 

Lon Searle - Smart Train - Management Accounting

Lon Searle, YESCO Franchising LLC

Cuối cùng, bạn sẽ cần các kỹ năng lãnh đạo và quản lý. Theo Lon Searle, cựu Giám đốc tài chính của YESCO Franchising LLC, bạn cần có khả năng thuyết phục và được đào tạo về cả quản lý nguồn nhân lực và quản lý vốn tài chính.

Ông nhấn mạnh: “Kỹ năng thuyết trình, công nghệ giáo dục và công nghệ thông tin cũng rất quan trọng. Ít quan trọng hơn nhưng cũng không thể bỏ qua là những kiến thức về truyền thông xã hội, tiếp thị và bán hàng”.

 

Giáo dục chính quy

Cả 4 người làm kế toán quản trị được phỏng vấn đều nói rằng yêu cầu tối thiểu để trở thành KTQT là phải có bằng cử nhân. Knese khẳng định một nền giáo dục đại học tốt là điều quan trọng để phát triển các kỹ năng tư duy phản biện mà bạn cần trong lĩnh vực này.

Mulling cho biết thêm rằng mặc dù KTQT thông thường có bằng cử nhân về kế toán hoặc tài chính, nhưng bằng cấp của bạn không cần phải thuộc một trong những môn học này để sở hữu được chứng chỉ Kế toán quản trị công chứng (CMA).

Yêu cầu tối thiểu để trở thành một kế toán quản trị nói chung là tấm bằng cử nhân.

Đối với Knese, bằng đại học của ông liên quan đến chương trình tiếng Anh. Ông đã có được nền tảng giáo dục để trở thành một KTQT khi hoàn thành các môn học về kinh tế, kinh doanh, kế toán và tài chính như một phần của chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA).

Searle nói rằng các KTQT tiềm năng nên mở rộng các nghiên cứu của họ ra bên ngoài những nghiên cứu của một kế toán tài chính truyền thống.

⇒ [CLICK] Trải nghiệm học thử chương trình học Kế toán quản trị Hoa Kỳ CMA cùng chuyên gia

Chứng nhận chuyên môn

Có hai chứng nhận chuyên môn chính dành cho kế toán quản trị. Sở hữu một trong những chứng nhận này có thể giúp bạn nhận được mức lương cao hơn.

Đầu tiên phải kể đến chứng chỉ Kế toán Quản trị Hoa Kỳ (CMA) do Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ (IMA) cấp. Bạn có thể đạt được chứng chỉ này nếu hoàn thành chương trình học cử nhân, vượt qua hai phần thi CMA và có hai năm kinh nghiệm chuyên môn liên tục liên quan đến KTQT hoặc quản trị tài chính.

Chứng chỉ Kế toán Quản trị Hoa Kỳ (CMA) Smart Train

Chứng chỉ Kế toán Quản trị Hoa Kỳ (CMA) được các chuyên gia đánh giá cao

 

Điều thứ hai có thể kể đến là chứng chỉ Kế toán công chứng toàn cầu, được cung cấp bởi Viện Kế toán Công chứng Hoa Kỳ kết hợp với Hiệp hội Kế toán quản trị công chứng Anh Quốc. Chứng chỉ chỉ được cung cấp từ đầu năm 2012. Khi mới thành lập, chương trình CGMA cung cấp chứng chỉ dựa trên kinh nghiệm đơn thuần. Từ năm 2015, chương trình đã bắt đầu có yêu cầu kỳ thi.

Mulling, Kuchen, Knese và Searle đều sở hữu chứng chỉ CMA. Không chỉ vậy, Searle cũng là một kế toán viên công chứng được cấp phép (CPA), trong khi Mulling cũng là một CPA và một chuyên gia công nghệ thông tin được chứng nhận (CITP). Kuchen chỉ là CMA nhưng cho biết bạn nên trở thành CPA cũng như kiểm toán nội bộ công chứng (CIA) hoặc chuyên gia quản trị nguồn vốn chuyên nghiệp (CTP). Knese cũng là CPA và là người quản lý tài chính được chứng nhận (CFM).

Knese nhận xét: “Mỗi chương trình trong số này đều yêu cầu người học phải vượt qua một kỳ kiểm tra nghiêm ngặt tiêu chuẩn và đáp ứng các yêu cầu về kinh nghiệm. Tôi đánh giá cao từng chứng chỉ này”.

Nấc thang nghề nghiệp trong lĩnh vực Kế toán quản trị

Nấc thang nghề nghiệp trong lĩnh vực Kế toán quản trị - Smart Train

Nấc thang nghề nghiệp trong lĩnh vực Kế toán quản trị

 

Kuchen nói: Kế toán quản trị thường bắt đầu sự nghiệp của họ với tư cách là kế toán viên để tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản về kế toán và cách thức hoạt động của một doanh nghiệp. Searle bổ sung thêm rằng họ cũng có thể bắt đầu với tư cách là nhà phân tích. Họ có thể thăng tiến để trở thành kế toán cấp cao hoặc nhà phân tích cấp cao, sau đó trở thành giám sát kế toán đến kiểm soát viên và CFO.

Theo Mulling, nấc thang nghề nghiệp có thể đi theo nhiều hướng khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu cá nhân của bạn. Trên thực tế, ông nói rằng kế toán quản trị thường ghi dấu ấn tại các công ty với tư cách là người ra quyết định quan trọng. Ông cho biết cách tốt nhất để thăng tiến là tình nguyện làm việc trong các dự án và nhiệm vụ ra quyết định khác nhau để nâng cao hiểu biết của bạn về công ty và vai trò của bạn trong sự thành công của doanh nghiệp.

Mulling cũng khuyến nghị bạn nên tham gia vào đội ngũ chuyên nghiệp của mình ở cấp địa phương hoặc toàn cầu. Ví dụ, IMA cung cấp cơ hội đó và cũng giúp các chuyên gia tạo ra một mạng lưới các cơ hội nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng và hỗ trợ ra quyết định. Kuchen cho biết thêm việc tạo ra các hệ thống, quy trình kinh doanh và phân tích mới giúp tiết kiệm tiền cho công ty và giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn, cùng với việc thể hiện sự quan tâm và năng khiếu về kế toán chi phí, sẽ giúp bạn thăng tiến.

Sự nghiệp của Knese mang đến một minh chứng về một trong những con đường khả thi cho kế toán quản trị. Ông bắt đầu với tư cách là một nhân viên kế toán công và có chứng chỉ CPA, sau đó học lên kế toán quản trị trước khi có chứng chỉ CMA. Khi trở thành Giám đốc tài chính, ông đã nhận được chứng chỉ CFM.

“Tôi đã làm công việc chuẩn bị báo cáo tài chính, định giá sản phẩm và lợi nhuận, quản trị nguồn vốn và tài chính doanh nghiệp, mua bán và sáp nhập, quản trị rủi ro và lập kế hoạch lợi ích. Tôi đã làm việc cho cả công ty nhà nước và tư nhân, và tôi muốn tìm hiểu càng nhiều càng tốt về doanh nghiệp và lĩnh vực chuyên môn kế toán nếu tôi có thể,” ông ấy nói.

Knese nói rằng ông ấy đã khác biệt hóa bản thân và thăng tiến trong sự nghiệp của mình thông qua chứng chỉ và việc học tập chuyên môn không ngừng. Ông nói: “Sự nghiệp được nâng cao thông qua năng lực được chứng minh và khả năng hiển thị. Khả năng này đến từ những thành tựu công việc tốt mà bạn tạo dựng và nhận được sự chú ý từ các nhà lãnh đạo và những người có tầm ảnh hưởng. Các nghề nghiệp được nâng cao bởi vì mọi người yêu cầu cơ hội thể hiện những gì họ biết và những gì họ có thể làm.”

Searle cho biết các kế toán viên và nhà phân tích cấp thấp hơn có thể thăng tiến bằng cách thể hiện các kỹ năng phân tích, lãnh đạo và tài chính. Ông nói: “Đóng một vai trò quan trọng trong các quyết định hoạt động và các dự án đặc biệt là cách mà kế toán quản trị tạo ra sự khác biệt so với kế toán tài chính truyền thống.”

Theo Searle, tùy vào loại hình công ty, KTQT cần chứng minh kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vực khác nhau. Ông nói: “Trong môi trường sản xuất, kế toán quản trị cần thể hiện khả năng về sản xuất tinh gọn và/hoặc biết cách ứng dụng Six Sigma (hệ thống bao gồm các công cụ và chiến lược nhằm nâng cao quá trình hoạt động – người dịch) để tiến bộ nhanh chóng. Ông cho biết thêm rằng KTQT thường được yêu cầu giám sát các kết quả tiếp thị hoặc đóng vai trò là nhà phân tích trong các dự án đặc biệt. Những kinh nghiệm này có thể giúp họ chuẩn bị cho các trọng trách liên quan đến quản lý bổ sung về tài chính hoặc quản lý chung.

Thu nhập trong lĩnh vực Kế toán quản trị

Cũng giống như bất kỳ vị trí nào khác, mức lương của một kế toán quản trị phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm kinh nghiệm, chuyên môn, trình độ học vấn và chứng nhận cũng như công ty nơi bạn làm việc. Theo IMA, mức chi trả cho các CMA trên toàn cầu cao hơn 63% so với những người không phải là CMA. Cuộc khảo sát năm 2020 của nhóm ghi nhận các kế toán viên có chứng chỉ CMA nhận được mức lương cơ bản là 105.000 đô la ở châu Mỹ.

Mặc dù Cục Thống kê Lao động (BLS) không tách biệt rõ ràng giữa các kế toán viên, các báo cáo của Cục thể hiện sự kỳ vọng về mức lương cho các kế toán viên – cùng với các kiểm toán viên – nói chung. BLS đã báo cáo mức lương trung bình hàng năm cho kế toán và kiểm toán viên vào năm 2020 là 73.560 đô la hoặc 35,37 đô la mỗi giờ. Ngành công nghiệp báo cáo hơn 1,436 triệu việc làm, với tiềm năng tăng 4% hàng năm cho đến năm 2029.

Mức lương trung bình hàng năm cho kế toán và kiểm toán viên vào năm 2019, theo Cục Thống kê Lao động

Mức lương trung bình hàng năm cho kế toán và kiểm toán viên vào năm 2019, theo Cục Thống kê Lao động

Nhân khẩu học trong Kế toán quản trị

Thống kê bởi Investopedia thông qua dữ liệu từ Deloitte

Vai trò quan trọng nhất của kế toán quản trị là gì?

KTQT làm việc trong cả khu vực công và khu vực tư nhân. Họ chuẩn bị dữ liệu — ghi nhận và tổng hợp các số liệu — mà công ty của họ sử dụng cho các mục đích lập kế hoạch và lập ngân sách. Họ cũng chịu trách nhiệm quản lý rủi ro, lập kế hoạch, lập chiến lược và ra quyết định. Các nhiệm vụ khác bao gồm giám sát nhân viên cấp dưới, xác định xu hướng và cơ hội cải tiến.

Ví dụ về Kế toán Quản trị

KTQT đảm nhận việc sử dụng thông tin liên quan đến doanh thu bán hàng và chi phí của một công ty. Một phần của kế toán quản trị là kế toán chi phí, tập trung vào chi phí sản xuất hoàn chỉnh của một công ty. Điều này được thực hiện bằng cách phân tích tất cả các định phí và biến phí của công ty.

Vị trí Kế toán nào có nhiều cơ hội gia tăng thu nhập?

Bạn có thể yêu cầu mức lương cao hơn nếu bạn có một số chứng nhận nhất định để bổ sung cho kinh nghiệm kế toán và trình độ học vấn của mình. Ví dụ: bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn với chứng chỉ Kế toán Quản trị công chứng (CMA) hoặc chứng chỉ Kế toán công chứng toàn cầu. CMA được cấp bởi Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ cho các kế toán viên có bằng đại học và hai năm kinh nghiệm, miễn là họ vượt qua kỳ thi CMA gồm hai phần.

Bạn có thể trở thành một Kế toán công chứng toàn cầu bằng cách vượt qua một kỳ thi của Viện Kế toán Công chứng Hoa Kỳ kết hợp với Hiệp hội Kế toán quản trị công chứng Anh Quốc tổ chức.

Năm dạng Kế toán phổ biến là gì?

Năm dạng kế toán chính là kế toán chi phí, kế toán quản trị, kế toán công nghiệp, kế toán tư nhân và kế toán doanh nghiệp.

Liệu Kế toán quản trị có phải là một lựa chọn nghề nghiệp tốt?

Kế toán quản trị chắc chắn sẽ trở thành một nghề triển vọng nếu bạn là người yêu thích toán học và có năng khiếu làm việc với số liệu. Đây cũng là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn yêu thích giám sát, phân tích, làm việc với báo cáo tài chính, đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề và nếu bạn có khả năng làm việc nhóm tốt. Điều này có nghĩa là bạn sẽ cần có kỹ năng giao tiếp và trình bày tốt. Để trở thành một kế toán quản trị, bạn sẽ cần ít nhất một bằng đại học. Các chứng chỉ chuyên nghiệp, chẳng hạn như CMA và kế toán công chứng toàn cầu và kinh nghiệm có thể đưa bạn lên nấc thang cao hơn trong sự nghiệp với mức lương cao hơn.

Điểm mấu chốt

Nếu bạn muốn nâng công việc xử lý số liệu của mình lên một cấp độ cao hơn, KTQT có thể là một lựa chọn phù hợp. Hãy nhớ rằng, bạn sẽ cần ít nhất bằng đại học và có thể bắt đầu với vị trí CPA hoặc nhân viên kế toán. Sau một vài năm trong ngành, bạn sẽ có thể kiếm được một công việc giúp bạn làm việc theo cách của bạn trên các nấc thang của công ty và yêu cầu mức lương cao hơn.

Searle nói: “Một người có thể giải quyết vấn đề, suy nghĩ sáng tạo và thuyết phục người khác sẽ có một sự nghiệp đầy hứa hẹn trong lĩnh vực kế toán quản trị.”

Nguồn: Investopedia

Chương trình học và thi lấy chứng chỉ Kế toán quản trị Hoa Kỳ CMA đang ngày một phổ biến đối với người làm trong lĩnh vực Kế toán – Tài chính có định hướng phát triển chuyên môn về KTQT. Để biết thêm về chương trình học với mức phí ưu đãi từ Tổ chức Đào tạo CMA đạt chuẩn Bạch Kim đầu tiên tại Việt Nam, mời Bạn liên hệ trực tiếp hoặc đăng ký nhận tư vấn.

  • Ms. Mỹ Hiền
  • Tel/Zalo: 0984 337 701
  • Email: hien.nguyen@smarttrain.edu.vn

Tham khảo thêm Điều gì khiến chứng chỉ CMA thu hút học viên? | Học CMA có giúp ích trong công việc?

2022-11-23T11:13:25+07:00
Liên hệ