CÔNG CỤ 6 THÀNH PHẦN ĐỂ XẾP HẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC RỦI RO

//CÔNG CỤ 6 THÀNH PHẦN ĐỂ XẾP HẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC RỦI RO
KT Viet Nam trong ky nguyen hoi nhap IFRS_website
Mung xuan hai loc 2024_web
HB CIA_Banner website
Uu dai ACCA (1)_website2
Phân tích đầu tư tài chính CFA_website copy 2
Chinh phục CMA_xuan_Banner Website 1920×381
Thong thao IFRS_website copy
Quản trị Nguồn Vốn và Tài Chính_CTP_Banner Website
dịch vụ cho thuê phòng học hội thảo 1
Banner 15 năm-03

CÔNG CỤ 6 THÀNH PHẦN ĐỂ XẾP HẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC RỦI RO

Bài viết dưới đây sẽ đi phân tích về CARVER – một hệ thống được sử dụng bởi Lực Lượng Đặc Nhiệm để đánh giá các rủi ro, và xem rủi ro nào cần được giải quyết trước tiên.

CARVER có thể được sử dụng từ quan điểm công kích (những gì cần tấn công) hoặc phòng thủ (những gì cần bảo vệ).

Một trong những thành ngữ bị lạm dụng nhất được nhắc đến bởi “Wall Street Rambos” là thương trường là chiến trường. Nhưng đôi khi, chiến lược ấy thực sự có ích trong kinh doanh.

Một trong các chiến thuật này là CARVER, một hệ thống để đánh giá và xếp hạng các mối đe dọa và cơ hội. Được phát triển trong Thế chiến II, CARVER (sau đó đã lược bỏ đi chữ cái cuối cùng và được gọi là CARVE) ban đầu được các nhà phân tích sử dụng để xác định nơi những phi công ném bom có ​​thể thả bom hiệu quả nhất. Hệ thống này có thể vừa tấn công vừa phòng thủ, nghĩa là nó có thể được sử dụng cho việc xác định điểm yếu của đối thủ cạnh tranh cũng như việc kiểm soát nội bộ. Ngoài ra, nhiều chuyên gia bảo mật coi đây là công cụ đánh giá hay nhất để bảo vệ các tài sản quan trọng. Trên thực tế, Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ đã khuyến nghị đây là một phương pháp đánh giá nên được sử dụng. Một số người đam mê về CARVER đến mức đã phát hành một cuốn sách bình phẩm về nó.

Gần đây, CARVER đã biến những nhà CEO, nhà phân tích tài chính và nhà hoạch định quản lý rủi ro trở thành những tín đồ của hệ thống này trong thị trường kinh doanh nhưng không hề đề cập đến bất kỳ một giám đốc bảo mật nào của Fortune 500. Dựa trên những dữ liệu định tính và định lượng, CARVER có thể được áp dụng trong hầu hết mọi viễn cảnh hợp lý đã được đưa ra phân tích và thảo luận. CARVER có thể rất hữu ích trong những trường hợp cần được sử dụng, ví dụ, để ủng hộ một yêu cầu ngân sách hoặc một kế hoạch chiến lược cho những nhà lãnh đạo trong công ty. Bởi vì công cụ này có thể giúp bạn sử dụng hiệu quả những giá trị của con số. Hơn thế nữa, CARVER có thể được sử dụng để làm rõ các mục tiêu nhiệm vụ – cho dù trên chiến trường hay trong một cuộc họp. Bạn có thể coi CARVER giống một phân tích SWOT về một hợp chất cụ thể (steroids).

(Phân tích SWOT là một trong 5 bước tạo thành chiến lược sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, bao gồm: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ chế kiểm soát chiến lược.)

CARVER được tạo bởi những chữ cái đầu tiên của:

  • Tính quan trọng (Criticality): thể hiện mức độ cần thiết của một tài sản hoặc một hệ thống quan trọng đối với công ty của bạn.
  • Khả năng tiếp cận (Accessibility): tính toán độ khó khi đối thủ cố truy cập hoặc tấn công tài sản công ty.
  • Khả năng phục hồi (Recoverability): đo lường khả năng phục hồi nhanh nếu xảy ra sự cố với tài sản công ty.
  • Tính dễ bị tổn thương (Vulnerability): thể hiện mức độ chống lại sự tấn công từ đối thủ của những tài sản này.
  • Sức ảnh hưởng (Effect):đưa ra mức độ ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn nếu có sự cố xảy ra với tài sản.
  • Khả năng nhận biết (Recognizability):  dự đoán khả năng đối thủ sẽ có thể thăm dò được số tài sản của công ty là một mục tiêu giá trị.
    Tags:
2020-08-26T17:11:34+07:00
Liên hệ