Cùng gặp gỡ anh Hoàng Anh Tuấn – Giám Đốc Tài Chính, Khách sạn Sofitel Saigon Plaza, là học viên đỗ CMA Part 1 với điểm số 410/500 điểm.

//Cùng gặp gỡ anh Hoàng Anh Tuấn – Giám Đốc Tài Chính, Khách sạn Sofitel Saigon Plaza, là học viên đỗ CMA Part 1 với điểm số 410/500 điểm.
Mung xuan hai loc 2024_web
Uu dai ACCA (1)_website
Phân tích đầu tư tài chính CFA_website copy 2
Chinh phục CMA_xuan_Banner Website 1920×381
Thong thao IFRS_website copy
Quản trị Nguồn Vốn và Tài Chính_CTP_Banner Website
dịch vụ cho thuê phòng học hội thảo 1

Cùng gặp gỡ anh Hoàng Anh Tuấn – Giám Đốc Tài Chính, Khách sạn Sofitel Saigon Plaza, là học viên đỗ CMA Part 1 với điểm số 410/500 điểm.

Anh Hoàng Anh Tuấn - Học viên CMA tại Smart Train

 

 

Học viên CMA Part 1 Hoàng Anh Tuấn – Giám Đốc Tài Chính, Khách sạn Sofitel Saigon Plaza.

Quyết định học chứng chỉ Kế toán Quản trị Hoa Kỳ CMA đã hỗ trợ rất nhiều cho anh trong quá trình công tác tại công ty.

Anh đã theo đuổi CMA từ khi nào? Điều gì khiến anh lựa chọn học chứng chỉ này?

Mình bắt đầu nghiên cứu CMA từ khi làm Trợ Lý Giám Đốc Tài Chính năm 2021, phân vân giữa chương trình CIMA và CMA. Cả hai chương trình này đều đào tạo về Kế toán Quản trị, là chương trình gần sát với công việc của mình và có thể hỗ trợ mình rất nhiều trong công việc. Hiện tại ở Việt Nam, CMA được đào tạo phổ biển hơn với thời gian học tập ngắn hơn và chi phí cũng dễ chịu hơn cho người đi học như mình. Do đó, chọn học CMA là quyết định cuối cùng của mình.

Làm việc tại Phú Quốc là một rào cản về thời gian và công sức với mình khi theo đuổi khóa học, tuy nhiên Quý 1 năm 2023 là thời gian mình quyết tâm học và mình bắt đầu học tại Smart Train khóa tháng 6 năm 2023.

Nội dung trong chương trình học CMA Part 1 đã mang lại giá trị gì cho anh trong thực tế công việc?

Công việc của mình yêu cầu nhiều về kiểm soát chi phí (financial control), xây dựng các quy trình kiểm tra giám sát thuận tiện cho vận hành nhưng vẫn đảm bảo chật chẽ về tài chính (procedure design), xây dựng hệ thống báo cáo hiệu quả (reporting), phân tích sự chênh lệch (variance analysis), đồng thời làm dự báo, ngân sách cho tương lai (forecasting, budgeting).

Đúng như mình kì vọng, CMA đã cung cấp đầy đủ những kiến thức vững chắc để mình hệ thống hóa được các điểm mấu chốt và cách thức thực hiện hiệu quả các yêu cầu công việc. Từ khi học CMA Part 1, mình đã tập trung nhiều hơn vào việc đàm phán chiết khấu, xây dựng nhiều báo cáo phân tích kết quả kinh doanh, làm dự toán ngân sách (budget) 2024 cho khách sạn hiệu quả hơn và tăng thêm sự tự tin với các giải pháp mình đưa ra cho Tổng giám đốc, Chủ đầu tư.

Một câu chuyện vui khác là sau khi thấy sự cải thiện của mình từ chương trình CMA, khách sạn đã chấp nhận tài trợ toàn bộ khóa học cho mình vì những giá trị mình mang lại cho công ty.

Anh đã ôn tập như thế nào trước kỳ thi CMA Part 1 để đạt được kết quả này?

Về kinh nghiệm ôn thi, cách học của mình cũng rất thông thường, cụ thể là cần dành thời gian và sự tập trung khi học và ôn tập, lấy tự học làm trung tâm.

Công việc bận và mỗi cuối tuần mình cần bay từ Phú Quốc về TP.HCM để học nên khá vất vả, mình cố gắng ghi chép nhiều khi học tập trên lớp. Sau khi kết thúc học trên lớp vào tháng 11/2024, mình liên hệ với Bộ phận Dịch vụ Học viên để đặt lịch thi vào 25/1/2024. Mình ôn các nội dung trong sách của Wiley và test bank, ở mỗi phần, mỗi chương lại cố gắng hệ thống hóa lại theo 1 dòng logic. Kết thúc mỗi phần mình lại tập trả lời các câu hỏi ở phần đó, câu nào sai thì quay lại kiến thức phần sai xem lại, điều này khiến mình nhớ tốt hơn. Việc này mất khoảng 5-6 tuần với độ tập trung cao. Mình thỏa thuận với Tổng Giám đốc là cần đóng cửa văn phòng để học mỗi buổi sáng, chỉ xử lí các việc gấp, chiều làm việc và tối lại tiếp tục ôn tập tùy sức khỏe.

Sau khi đi qua hết các phần, mình làm test toàn bộ để tập kĩ năng làm bài. Việc rèn luyện kĩ năng là vô cùng quan trọng, ban đầu mình khá stress vì sai nhiều và mất nhiều thời gian, nhưng sau 2 tuần thì kết quả tốt hơn do đã giữ được nhịp độ khi trả lời, đặt mục tiêu đạt 75% số câu trắc nghiệm, và có kinh nghiệm hơn trong việc nên loại câu nào trả lời sau, nên chú ý chỗ nào trong sự “lắt léo” của cách hỏi, khả năng đọc hiểu nhanh đề bài của mình cũng được cải thiện.

Khi đi thi, mình chuẩn bị hết các vật dụng cần mang dựa theo lời dặn dò chi tiết của giảng viên và Bộ phận Dịch vụ Học viên trong buổi cuối của chương trình học. Dù nói là cần tự tin, tránh hồi hộp nhưng việc lo lắng là tâm lý chắc chắn có và mình cũng tự trấn an bản thân để vượt qua kỳ thi.

Cảm nghĩ của anh khi nhận được kết quả từ Hiệp hội IMA?

Sau khi thi mình không chắc chắn hoàn toàn về kết quả nên có lập kế hoạch dự phòng cho việc thi lại nếu không đỗ. Khi nhận được kết quả đỗ, mình thực sự rất vui vì mọi nỗ lực đã được đền đáp, đồng thời tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức hơn.

Anh có dự định gì đối với CMA Part 2?

Hiện tại mình mới chuyển về TP.HCM làm việc, nên việc đi lại sẽ dễ dàng hơn. Mình dự định học CMA Part 2 vào Q4/2024 hoặc Q1/2025 và rất háo hức với học phần mới sau khi thấy được giá trị lớn từ CMA mang lại.

Một chia sẻ của anh cho những bạn có dự định học CMA?

Đối với các bạn đang có dự định học CMA, mình xin gửi đến các bạn 3 suy nghĩ để cân nhắc lựa chọn:

  • WHY: CMA là một chứng chỉ có uy tín, cung cấp nhiều kiến thức hữu ích cho công tác quản trị doanh nghiệp. Bên cạnh CMA còn nhiều chứng chỉ quốc tế về Kế toán – Tài chính giá trị khác. Do đó, các bạn nên hiểu về công việc của mình trước, phân tích nhu cầu học để lựa chọn chứng chỉ phù hợp.
  • HOW: CMA không dễ, nên cần sự cam kết của bạn với việc học. Bạn nên tìm hiểu về thời gian học và lập kế hoạch, sắp xếp công việc, trao đổi với các anh chị có kinh nghiệm để giảm áp lực khi tập trung ổn tập. Tránh học theo phong trào.
  • WHAT: Tập trung vào kiến thức từ CMA và cố gắng liên tưởng, ứng dụng vào công việc thực tế của mình, vừa tạo thêm giá trị vừa nhờ bài lâu hơn. Vì xét cho cùng, kiến thức, chứng chỉ cũng chỉ có giá khi mình ứng dụng được để tạo ra thêm giá trị cho công ty.

2024-11-28T17:10:48+07:00
Liên hệ