IFRS 9 – Công cụ tài chính – Học và thi CERTIFR tiếng Việt từ ACCA

//IFRS 9 – Công cụ tài chính – Học và thi CERTIFR tiếng Việt từ ACCA
Chủ đề Các phương pháp tính giá thành_Banner Website
Uu dai T11-2024-04
Banner 15 năm-03
Ra mắt lần đầu tiên FPAC_web
z5667283032609_97d481b1509ba7278f9e19efa91c8f40
Uu dai ACCA (1)_website
Phân tích đầu tư tài chính CFA_website copy
Chinh phục CMA_Banner Website 1920×381
Thong thao IFRS_website
Quản trị Nguồn Vốn và Tài Chính_CTP_Banner Website
ISCAccountify – Nền tảng học khóa ngắn hạn trực tuyến quốc tế_website copy
dịch vụ cho thuê phòng học hội thảo 1

IFRS 9 – Công cụ tài chính – Học và thi CERTIFR tiếng Việt từ ACCA

IFRS 9 - Công cụ tài chính - Học và thi CERTIFR tiếng Việt từ ACCA

IFRS 9 là gì?

Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế IFRS 9: Công cụ tài chính – Financial Instruments, là một trong 16 chuẩn mực được ban hành bởi Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) từ năm 2001, yêu cầu việc ghi nhận, đo lường, đánh giá suy giảm giá trị, dừng ghi nhận và kế toán phòng ngừa rủi ro chung. Đặc biệt, đối với các tổ chức tài chính, họ phải trích lập dự phòng cho các khoản tổn thất trong tương lai (Mô hình tổn thất tín dụng dự kiến – ECL), thay vì chỉ trích lập dự phòng cho các tổn thất đã phát sinh.

Mặc dù trước đó, những ghi chép tài chính trên Báo cáo Tài chính (BCTC) được quy định bởi chuẩn mực IAS 32: Công cụ tài chính: Ghi nhận và Đo lường – Financial Instruments. Nhưng kể từ khi vai trò của người làm kế toán càng được nâng cao thì IASB đã ra quyết định ban hành chuẩn mực IFRS 9 cho những yêu cầu ghi nhận và đo lường trong BCTC.

IASB cũng đã kỳ vọng thay đổi toàn bộ IAS 32 sớm nhất có thể nhưng trước sự phức tạp của IFRS 19 cùng với nhu cầu hạch toán các công cụ tài chính cấp thiết từ các bên liên quan mà Ủy ban đã quyết định sẽ chia quá trình chuyển đổi thành nhiều giai đoạn khác nhau:

  • Năm 2009-2010: IASB đã ban hành các chương liên quan đến các Tài sản Tài chính (Financial Assets); Khoản nợ Tài chính (Financial Liabilities).
  • Năm 2011: IASB quyết định không thay đổi các yêu cầu liên quan đến việc Dừng ghi nhận (Derecognition) so với IAS 39.
  • Năm 2013: IASB thêm vào IFRS chương Kế Toán Hedge (Hedge Accounting) và chấp nhận cả chuẩn mực IFRS 9 và IAS 39 cho các yêu cầu kế toán phòng ngừa rủi ro.
  • Năm 2014-2020: IASB đã ban hành phiên bản hoàn chỉnh của IFRS 9 (vào năm 2014). Tuy nhiên, trong quá trình đưa vào thực tiễn, những quy định của IFRS 9 đã vướng phải rất nhiều ngoại lệ và cùng các IFRS khác đã ảnh hưởng chồng chéo lên nhau. Do đó, IASB cũng đã ban hành 2 lần Cải cách Chuẩn Lãi suất (Interest Rate Benchmark Reform và Interest Rate Benchmark Reform-Phase 2) vào năm 2019 và 2020 để đưa ra những yêu cầu và hướng dẫn cụ thể hơn cho các trường hợp ngoại lệ đã xảy ra trước đó. 

Có thể thấy được IFRS 9 là một trong những thay đổi phức tạp nhất mà các tổ chức tài chính trên thế giới đã phải triển khai trong một thập kỷ qua. Nhưng cũng chính nhờ “quá trình lột xác” ấy mà năng lực quản trị quy trình kế toán và phòng ngừa rủi ro tài chính ở các doanh nghiệp được phát huy mạnh mẽ.

Hơn hết, Mô hình tổn thất tín dụng dự kiến – ECL là chìa khóa quan trọng để mở ra một môi trường minh bạch cho các tổ chức tài chính cũng như tạo tiền đề cho khả năng phục hồi tài chính nhanh chóng những biến động bất thường của nền kinh tế.

Áp dụng IFRS 9 tại Việt Nam

IFRS 9: Công cụ tài chính được đánh giá là chuẩn mực “xương sống” của các tổ chức tài chính ở mỗi quốc gia. Không chỉ bởi hầu hết các hoạt động của các ngân hàng đều liên quan đến các công cụ tài chính mà còn vì IFRS 9 cải thiện đáng kể mô hình rủi ro tín dụng mà các chuẩn mực cũ còn nhiều thiếu sót.

Trong lịch sử, thế giới đã từng phải chứng kiến một cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề trong suốt 3 năm từ 2007 đến 2009 với nguyên nhân bắt nguồn từ những phản ứng chậm trễ đối với các khoản tổn thất tín dụng. Thậm chí trước đó, Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Việt Nam VAS vẫn còn chưa cập nhật những chuẩn mực liên quan để bảo vệ các ngân hàng trước những rủi ro tài chính. Vì vậy, việc cập nhật bổ sung chuẩn mực IFRS 9 tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng là việc cấp thiết.

Theo Quyết định số 345/QĐ-BTC ngày 16/3/2020 của Bộ Tài chính, từ năm 2022, các mô hình doanh nghiệp theo quy định sẽ dần được yêu cầu áp dụng các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế IFRS. Trong đó, ngoài các mô hình doanh nghiệp thông thường thì các tổ chức tài chính trong nước, cụ thể là các ngân hàng thương mại cũng sẽ là đối tượng áp dụng các chuẩn mực báo cáo của IFRS, đặc biệt là IFRS 9.

Tìm hiểu thêm về Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Việt Nam VAS

Ngày 5/11/2021, đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã tham dự Kỳ sinh hoạt lần thứ 10 năm 2021 của VCCA với chủ đề: “Chia sẻ kinh nghiệm áp dụng IFRS 9 – Công cụ tài chính tại các ngân hàng thương mại” do Câu lạc bộ Kế toán trưởng quốc tế (VCCA) kết hợp với Hiệp hội ngân hàng Việt, Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) tổ chức, để có những trao đổi về lập đề án nghiên cứu triển khai chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế dành riêng cho ngân hàng.

Buổi tọa đàm nhấn mạnh việc các ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng cho các khoản tổn thất trong tương lai theo Mô hình tổn thất tín dụng dự kiến – ECL trong chuẩn mực IFRS 9, ngược với thực tiễn hiện hành là chỉ trích lập dự phòng cho các tổn thất đã phát sinh. Điều này sẽ cho phép các ngân hàng Việt Nam quản lý rủi ro tốt hơn, phù hợp với các thông lệ tốt nhất trên toàn cầu.

Khó khăn khi áp dụng IFRS 9

Do những đặc thù của ngành Ngân hàng mà việc áp dụng IFRS 9 là việc không hề dễ dàng. Đặc biệt là sự phức tạp Mô hình ECL khi lần đầu áp dụng có thể gặp phải rất nhiều rủi ro.

khó khăn khi áp dụng IFRS 9(Nguồn: PwC Việt Nam)

Theo PwC Việt Nam, có 6 khó khăn chính khi áp dụng IFRS 9:

  • Thâm nhiều yêu cầu về thuyết minh báo cáo tài chính;
  • Kiểm soát kỳ vọng của các bên liên quan;
  • Tái tổ chức;
  • Đánh giá tác động;
  • Thay đổi hệ thống và quy trình;
  • Những xét đoán quan trọng cần có.

Ngân hàng nào đã áp dụng IFRS 9?

Mặc dù đứng trước nhiều khó khăn nhưng một số Ngân hàng đã áp dụng thành công chuẩn mực IFRS 9 vào việc quản trị và đo lường rủi ro tài chính, tạo ra lớp rào chắn tự tin và chắc chắn trước những tác động tiêu cực có thể ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh.

Ngân hàng Năm áp dụng
Ngân hàng Quốc tế (VIB) Đây là hai ngân hàng tiên phong chuyển đổi Chuẩn mực BCTC sang IFRS 9 từ năm 2018 và đã hoàn thành báo cáo tài chính năm 2020 theo chuẩn mực này.
Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
Ngân hàng Bản Việt Ngày 11/06/2020,Ngân hàng Bản Việt chính thức triển khai dự án “Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế số 9 (IFRS 9)”với sự tư vấn toàn diện của Công ty TNHH Thuế và Tư vấn KPMG (KPMG).
Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên phong (TPBank) Ngân hàng đã xác định các điểm khác biệt giữa IFRS và chuẩn mực BCTC cũ để từ đó lập báo cáo tài chính tuân thủ hoàn toàn IFRS. Ngày 1/10/2021,TPBank công bố hoàn thành toàn bộ các yêu cầu của Basel III và IFRS 9 và sẽ triển khai toàn diện cả hai chuẩn mực quốc tế quan trọng này ngay từ quý 4/2021.
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Ngân hàng đã khởi động dự án triển khai IFRS 9 từ cuối năm 2020 và sẽ sớm hoàn thành trong thời gian tới.

Theo đó, PwC cũng đã có một số chia sẻ về kinh nghiệm khi phối hợp triển khai IFRS 9 vào hệ thống Ngân hàng như:

  • Xác định được phạm vi và thời gian áp dụng;
  • Điều chỉnh chiến lược kinh doanh/chính sách tín dụng để phòng ngừa ảnh hưởng từ giảm sát chất lượng tín dụng; 
  • Đào tạo nhân thức, làm rõ vai trò trách nhiệm các bên liên quan xuyên suốt dự án và sau dự án;
  • Các dữ liệu cần được chuẩn bị trước khi thực hiện dự án; dữ liệu kinh tế vĩ mô được yêu cầu hằng năm về việc dự báo tới đội ngũ chuyên gia kinh tế của ngân hàng;
  • Lựa chọn và đưa kiểm toán độc lập tham gia sớm vào dự án nhằm tiết kiệm thời gian, thống nhất kết quả của dự án.

Những khái niệm được đề cập trong IFRS 9

IFRS 9 - Công cụ tài chính - Học và thi CERTIFR tiếng Việt từ ACCA1. Công cụ tài chính

Công cụ tài chính (Financial Instrument) là hợp đồng mua bán sao cho phát sinh Nợ phải trả tài chính (Financial Liabilities) cho bên bán và Tài sản tài chính (Financial Assets) cho bên mua, ngoại trừ đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết và các liên doanh. Có 2 Công cụ tài chính là Công cụ nợ (Debt Instrument) và Công cụ vốn (Equity Instrument). Theo đó, IFRS 9 quy định việc tiếp tục ghi nhận hoặc dừng ghi nhận đối với các khái niệm trong công cụ tài chính:

Ghi nhận ban đầu: 

Tất cả các công cụ tài chính được đo lường ban đầu theo giá trị hợp lý, cộng hoặc trừ chi phí giao dịch trong trường hợp tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính không ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ. 

Ghi nhận tiếp tục:

+ Ghi nhận tiếp tục tài sản tài chính

IFRS 9 chia tất cả các tài sản tài chính thành hai loại:

  • Những tài sản được đo lường theo giá trị được phân bổ
  • Những tài sản được đo lường theo giá trị hợp lý, lãi và lỗ được ghi nhận toàn bộ trong báo cáo lãi lỗ (giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ, FVTPL) hoặc được ghi nhận trong thu nhập toàn diện khác (giá trị hợp lý thông qua báo cáo thu nhập toàn diện khác, FVTOCI).

Trong đó:

  • Công cụ nợ khi đáp ứng điều kiện sẽ được ghi nhận theo 1 trong 3 phương pháp trên
  • Công cụ vốn chỉ có thể được ghi nhận theo giá trị hợp lý
  • Và những trường hợp ngoại lệ khác 

+ Ghi nhận tiếp tục nợ phải trả tài chính

IFRS 9 chia tất cả các nợ tài chính thành hai loại:

  • Những tài sản được đo lường theo giá trị được phân bổ
  • Những tài sản được đo lường theo giá trị hợp lý, lãi và lỗ được ghi nhận toàn bộ trong báo cáo lãi lỗ (giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ, FVTPL)

Trong đó:

  • Nợ phải trả tài chính nắm giữ cho mục đích thương mại được đo lường theo FVTPL
  • Nợ phải trả tài chính khác được đo lường theo giá trị được phân bổ
  • Và những trường hợp ngoại lệ khác

Dừng ghi nhận

  • Dừng ghi nhận tài sản tài chính

Tiền đề cơ bản cho mô hình dừng ghi nhận trong IFRS 9 là xác định có hay không tài sản được xem xét dừng ghi nhận.

Khi tài sản được xem xét dừng ghi nhận đã được xác định, thì đánh giá tài sản đã được chuyển nhượng hay chưa, và nếu vậy, việc chuyển nhượng tài sản đó có đủ điều kiện để dừng ghi nhận hay không.

  • Dừng ghi nhận nợ tài chính

Nợ phải trả tài chính nên được loại bỏ khỏi bảng cân đối kế toán khi và chỉ khi nó được xóa bỏ, nghĩa là khi nghĩa vụ quy định trong hợp đồng được hoàn tất hoặc hủy bỏ hoặc hết hạn.

2. Công cụ phái sinh

Tất cả các công cụ phái sinh trong phạm vi IFRS 9, bao gồm cả các công cụ liên quan đến các khoản đầu tư vốn cổ phần chưa niêm yết, được đo lường theo giá trị hợp lý. Thay đổi giá trị được ghi nhận vào báo cáo lãi lỗ trừ khi đơn vị đã chọn áp dụng kế toán phòng ngừa rủi ro bằng cách chỉ định công cụ phái sinh như một công cụ phòng ngừa rủi ro trong mối quan hệ phòng ngừa rủi ro đủ điều kiện.

3. Kế toán phòng ngừa rủi ro

Các yêu cầu kế toán phòng ngừa rủi ro trong IFRS 9 là tùy chọn. Nếu một số tiêu chí đủ điều kiện và được đáp ứng, kế toán phòng ngừa rủi ro cho phép đơn vị phản ánh các hoạt động quản lý rủi ro trong báo cáo tài chính bằng cách kết nối lãi hoặc lỗ trên các công cụ phòng ngừa rủi ro tài chính với lỗ hoặc lãi trên mức rủi ro mà nó phòng ngừa.

Tiêu chí đủ điều kiện cho kế toán phòng ngừa rủi ro: Quan hệ phòng ngừa rủi ro đủ điều kiện cho kế toán phòng ngừa rủi ro chỉ khi tất cả các tiêu chí sau đây được đáp ứng:

  • Quan hệ phòng ngừa rủi ro chỉ chứa các công cụ phòng ngừa rủi ro đủ điều kiện và các khoản mục được phòng ngừa rủi ro đủ điều kiện.
  • Khi bắt đầu quan hệ phòng ngừa rủi ro, có sự chỉ định và tài liệu chính thức về quan hệ phòng ngừa rủi ro và mục tiêu và chiến lược quản lý rủi ro của đơn vị để thực hiện việc phòng ngừa rủi ro.
  • Quan hệ phòng ngừa rủi ro đáp ứng tất cả các yêu cầu về hiệu quả phòng ngừa rủi ro.

4. Suy giảm giá trị

IFRS 9 yêu cầu mô hình suy giảm tương tự áp dụng cho tất cả sau đây:

  • Tài sản tài chính đo lường theo giá trị được phân bổ;
  • Tài sản tài chính bắt buộc đo lường theo FVTOCI;
  • Cam kết cho vay khi nghĩa vụ hiện tại được mở rộng đến tín dụng (trừ một vài trường hợp khác) 

Kết luận

Để đáp ứng nhu cầu học IFRS của đông đảo kế toán viên/ kiểm toán viên, đặc biệt là các Anh/Chị đang gặp rào cản về ngôn ngữ, ngày 27/10/2022, Smart Train phối hợp cùng Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc ACCA đồng tổ chức hội thảo chính thức ra mắt chương trình học và thi chứng chỉ CertIFR bằng tiếng Việt (thay vì trước đây chỉ bằng Tiếng Anh). Sự kiện này đánh dấu cột mốc Smart Train là đơn vị TIÊN PHONG ĐẦU TIÊN được Hiệp hội ACCA cấp quyền triển khai giảng dạy chứng chỉ CertIFR bằng Tiếng Việt.

Vì sao nên chọn học CERTIFR tiếng Việt/tiếng Anh tại Smart Train

 Linh hoạt chọn hình thức học & thi CertIFR bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt   Thi thử miễn phí CertIFR tiếng Anh hoặc tiếng Việt để có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi chính thức
 Linh hoạt lựa chọn hình thức học (trực tuyến hoặc trực tiếp) phù hợp với thời gian và nhu cầu cá nhân Kinh nghiệm 12 NĂM đào tạo Kế toán Công chứng Anh Quốc ACCA và 6 NĂM đào tạo IFRS với hình thức public và may đo theo nhu cầu doanh nghiệp
Đối tác được Bộ Tài Chính, các Hiệp hội, tổ chức uy tín như: ACCA, VAA, VACPA, VNBA, HOSE, HNX, PwC, EY, Mazars, TMF…tin tưởng đồng hành trong các sự kiện cập nhật về IFRS cho cộng đồng Kế toán – Tài chính Việt Nam Giảng viên có kiến thức và kinh nghiệm làm việc sâu rộng, có nhiều năm kinh nghiệm đào tạo và tư vấn về IFRS cho các MNCs, tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nhiều ngành nghề đa dạng

 

 

 

 

 

 

2023-01-17T16:54:33+07:00
Liên hệ