Sự gia tăng nhu cầu nâng cao kỹ năng liên quan dành cho các chuyên gia Tài chính – Kế toán đã làm tăng khả năng tài trợ và tạo điều kiện cho nhân viên theo đuổi các chứng chỉ nghề nghiệp từ các công ty.
Các tổ chức đang chịu áp lực ngày càng tăng để cải thiện tính cạnh tranh và hiệu suất kinh doanh. Những áp lực này làm mở rộng trách nhiệm của các chuyên gia Kế toán – Tài chính vượt quá những gì họ đã đạt được trong quá khứ. Tuy nhiên, nhiều tổ chức đã phát hiện ra rằng các kỹ năng của nhân viên không thể theo kịp, tạo nên khoảng cách về kỹ năng cần thiết trong bộ phận Tài chính – Kế toán để tạo ra giá trị đồng thời bảo vệ lợi ích công cộng.
Vấn đề này không phải là mới. Cuộc khảo sát về sư thiếu hụt nhân tài hàng năm của Tập đoàn Manpower xác định những nhà tuyển dụng nào đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những tài năng phù hợp, công việc nào là khó nhất để tuyển dụng và nơi nào người tìm việc sẽ tìm thấy nhiều cơ hội nhất. Từ năm 2011, Kế toán – Tài chính đã nằm trong Top 10 công việc khó khăn nhất đối với nhà tuyển dụng ở Hoa Kỳ. Trên toàn cầu, nghề này đã lọt vào danh sách Top 10 trong hai năm liên tiếp.
Nhận thức được sự gia tăng khoảng cách kỹ năng trong nghề nghiệp Kế toán – Tài chính chỉ là một phần của bài toán phức tạp. Trước khi đưa ra các giải pháp khả thi và thực tế, các công ty trước tiên phải hiểu được những thách thức đã tạo ra và kéo dài khoảng cách về kỹ năng nghề nghiệp, và các nhà tuyển dụng nhân tài cần tạo ra sự tăng trưởng bền vững trong môi trường cạnh tranh, đổi mới, hợp nhất, và thương mại hóa.
Hiểu rõ các vấn đề
Nhân viên mới: Đối với nhân viên mới và các chuyên gia trẻ, những thách thức bắt nguồn từ học vấn và công nghệ. Chương trình kế toán tại nhiều trường cao đẳng và đại học đấu tranh để theo kịp với những thay đổi trong ngành công nghiệp, ví dụ như trong các lĩnh vực phân tích dữ liệu theo chỉ định, khả năng về công nghệ và kỹ năng hiểu biết. Kết quả là sự khác biệt giữa những gì được giảng dạy trong lớp học, và những kỹ năng cần thiết cho công việc mới. Những tiến bộ về công nghệ làm trầm trọng thêm thách thức này. Ngày càng có nhiều khách hàng và người tiêu dùng thực hiện kinh doanh trong môi trường kỹ thuật số, và các ngành nghề đã phản ứng bằng cách tự động hóa các quy trình kế toán rõ ràng. Các chức năng kế toán cơ bản từng là nền tảng cho các công việc đầu ra hiện nay được thực hiện bằng tự động hóa máy tính và các robot tiềm năng trong tương lai. Yêu cầu đối với công việc dành cho nhân viên mới vào nghề trong lĩnh vực Kế toán – Tài chính hiện nay đang cao hơn so với trước đây và sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Những nhân viên mới không chỉ thực hiện và phát triển các kỹ năng công việc hàng ngày, họ sẽ cần phải nhanh chóng trang bị kỹ năng phân tích chuyên sâu, hiểu biết và sáng tạo.
Các nhân viên thời vụ: Mặc dù họ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Kế toán – Tài chính, những nhân viên thời vụ vẫn không ngoại lệ trước những thách thức về khoảng cách kỹ năng, đặc biệt khi công nghệ thay thế các kỹ năng tư duy con người cao cấp (ví dụ, máy móc biết học hỏi). Vì nghề này phát triển từ “hạt đậu đến nảy mầm”, nhân viên Kế toán – Tài chính hiện nay đang được xác định là các cố vấn chiến lược có tiềm năng cao cung cấp cái nhìn sâu sắc có giá trị để tăng hiệu quả và nâng cao giá trị doanh nghiệp. Thời kỳ nhân viên kế toán làm công việc đo đếm các con số về cơ bản đã biến mất hoặc ít nhất đã mờ nhạt. Nhân viên có kinh nghiệm có thể thấy rằng những kỹ năng hiện tại của họ không đủ để thành công trong dài hạn, đặc biệt là vai trò lãnh đạo chiến lược và C-suite.
Góc nhìn về thị trường lao động
Điều mà những người làm kế toán quản trị sẽ gặp phải đó là thách thức liên quan đến khoảng cách kỹ năng trong môi trường cạnh tranh công việc. Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS) ước tính rằng nghề kế toán sẽ có mức tăng trưởng việc làm gấp hai con số cho đến năm 2024. Hiện tại, có khoảng 1,3 triệu kế toán viên và kiểm toán viên tại Hoa Kỳ và nhiều hơn nữa trên toàn thế giới, và phần lớn các chuyên gia này, khoảng 75% làm việc trong vai trò kế toán quản trị và vai trò học thuật. Rõ ràng rằng nghề nghiệp Kế toán _ Tài chính, đặc biệt là kế toán quản trị, đang trở nên phổ biến hơn và cạnh tranh hơn. Khoảng cách về tài năng sẽ khiến các nhà tuyển dụng lúng túng trong quá trình tìm ứng viên có thể đáp ứng những vị trí chuyên môn này.
Làm thế nào để giải quyết vấn đề này?
Hỗ trợ đào tạo nhân viên: Nhận thức được hậu quả của khoảng cách kỹ năng về Kế toán – Tài chính, nhiều tổ chức đang cung cấp cho nhân viên của mình nhữn khoản hỗ trợ để tiếp tục học tập. Theo một cuộc thăm dò gần đây của Robert Half – một công ty tư vấn nhân sự hàng đầu của Mỹ, 72% Giám đốc tài chính nói rằng các công ty chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí cho nhân viên của họ có cơ hội sở hữu chứng chỉ nghề nghiệp. Thêm vào đó, 76% cũng tuyên bố rằng tổ chức của họ giúp nhân viên tiếp tục duy trì chứng chỉ nghề nghiệp.
Lý do nhà tuyển dụng đã tăng cường hỗ trợ và chi tiêu cho việc tiếp tục cập nhật kiến thức, chương trình đào tạo và chứng nhận nghề nghiệp cho nhân viên là vì họ nhận thấy rằng đầu tư cuối cùng sẽ mang lại lợi ích cho họ. Đó là lợi thế cho các doanh nghiệp sử dụng lao động có tay nghề cao và có trình độ học vấn cao.
Chương trình chứng chỉ nghề nghiệp: Những chứng chỉ nghiêm ngặt, chẳng hạn như CMA (Certified Management Accountant), xác nhận hợp thành các năng lực cốt lõi trong nhu cầu, bổ sung giá trị tổ chức trong các lĩnh vực lập kế hoạch và phân tích tài chính, phân tích dữ liệu, quản lý rủi ro và cơ hội. Thêm vào đó bài kiểm tra hai phần của CMA bao gồm 11 kỹ năng quan trọng, bao gồm đạo đức nghề nghiệp mà các chuyên gia Kế toán – Tài chính cần phải thành công để nâng cao nghề nghiệp của họ, từ các chức năng giao dịch cơ bản sang vai trò tư vấn chiến lược trong tổ chức của họ. Khi cá nhân đáp ứng được tất cả các yêu cầu và vượt qua kỳ thi, họ cũng phải duy trì chứng chỉ bằng cách thực hiện các yêu cầu về cập nhật kiến thức hàng năm để đảm bảo rằng họ luôn ở trong bối cảnh kinh doanh không ngừng phát triển.
Tuyển dụng và giữ chân nhân tài
Thu hút nhân tài: Các công ty cũng có thể tận dụng chính sách hỗ trợ phát triển các chứng chỉ và chuyên môn nghề nghiệp như một công cụ thu hút tuyển dụng. Không có gì bí mật khi cung cấp các cơ hội phát triển nghề nghiệp liên tục như một lợi ích của nhân viên là một cách hiệu quả để thu hút nhân tài hàng đầu. Mặc dù phải bỏ ra một khoản đầu tư tài chính ban đầu, lợi thế cho người sử dụng lao động là duy trì tốt hơn những nhân viên có năng lực và động lực làm việc với những kỹ năng khác biệt cần thiết để bổ sung giá trị cho tổ chức.
Giữ chân nhân tài: Đơn giản như đã nói, bạn nhận được những gì bạn đã trả ra. Một nghiên cứu chung do Trung tâm Năng suất và Chất lượng Hoa Kỳ (APQC) và Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ (IMA) tiến hành cho thấy khuyến khích nhân viên hoàn thành các chương trình đào tạo mà người sử dụng lao động đầu tư cho họ trong một thời gian dài. Điều này khuyến khích nhân viên làm việc chăm chỉ hơn và thông minh hơn bởi vì họ cảm thấy được đánh giá cao bởi tổ chức, do đó ít có khả năng họ tìm kiếm công việc ở nơi khác để phát triển sự nghiệp của họ.
Kết luận
Khoảng cách về tài năng là một vấn đề phức tạp. Và đối với nghề nghiệp Kế toán – Tài chính, những thách thức bắt nguồn từ khoảng cách đó liên tiếp làm nản lòng cả người sử dụng lao động và nhân viên. Sự gia tăng nhu cầu nâng cao kỹ năng liên quan dành cho các chuyên gia Tài chính – Kế toán đã làm tăng khả năng tài trợ và tạo điều kiện cho nhân viên theo đuổi các chứng chỉ nghề nghiệp từ các công ty. Thực sự, các chứng chỉ như CMA giúp cả nhà tuyển dụng và nhân viên đều vượt lên trên sự cạnh tranh và tạo ra giá trị bền vững, khác biệt cho các bên liên quan.
CẦN THÊM THÔNG TIN? CHÚNG TÔI Ở ĐÂY ĐỂ HỖ TRỢ BẠN