Một Số Vấn Đề Về Nhân Lực Nguồn Kế Toán – Kiểm Toán Việt Nam Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hoá

//Một Số Vấn Đề Về Nhân Lực Nguồn Kế Toán – Kiểm Toán Việt Nam Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hoá
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ_website
z5240661658347_ce840220f0beceb1f24e61a3edd85522
z5269562132748_fc2d961195a209c503c73a30a465edab
Phân tích đầu tư tài chính CFA_website copy 2 (1)
banner
z5247851043450_c3a5a671aed706f8e7a9b6d19e3ab805
z5205968586338_441863d88c193fc7f0ad9d5631072b6f
Học DipIFR nhận ngay quà tặng (2)
thuê phòng học

Một Số Vấn Đề Về Nhân Lực Nguồn Kế Toán – Kiểm Toán Việt Nam Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hoá

Công dân toàn cầu là khái niệm chỉ những người có thể sống và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau, họ có thể có một hoặc nhiều quốc tịch. Hiện tượng xuất hiện khái niệm công dân toàn cầu đã làm thay đổi cơ bản mọi khái niệm và giá trị về biên giới, lãnh thổ, chính trị, văn hóa, quản lý nhà nước và cả ngành tư pháp quốc tế. Xu hướng tất yếu của nhân lực ngành Kế toán- Kiểm toán của Việt Nam là phải tham gia vào quá trình toàn cầu hóa.

Thực tế ở Việt Nam, việc hội nhập của nhân lực ngành Kế toán- Kiểm toán chưa thực sự sâu rộng.

Qua kết quả khảo sát sinh viên tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo, từ các trường Đại học Kế toán- Kiểm toán lớn và có uy tín của Việt Nam cho thấy: tư duy tích lũy am hiểu các vấn đề toàn cầu còn hạn chế, khó hội nhập sâu rộng với kế toán, kiểm toán quốc tế. Có tới 2/3 trả lời chưa thể nắm bắt được công việc kế toán hay kiểm toán ngay khi được giao mà phải được đào tạo, hướng dẫn lại. Với kiến thức chủ yếu là lý thuyết hàn lâm, đội ngũ nhân lực Kế toán- Kiểm toán mới tốt nghiệp Đại học chưa đáp ứng được ngay nhu cầu thực tế của các đơn vị kinh tế nội địa, gần như 100% tự cảm thấy chư thể cung ứng ngay dịch vụ Kế toán- Kiểm toán cho các đơn vị kinh tế nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Nguyên nhân của tình trạng này, chủ yếu là rất yếu về ngoại ngữ, họ mới biết đọc tài liệu, nghiên cứu tài liệu, còn các kỹ năng nghe, nói thực hành đều rất yếu. Như vậy, ngay tại sân nhà, đội ngũ này cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước.

Ngoài các vấn đề liên quan đến năng lực của ngành Kế toán- Kiểm toán như đã trình bày ở trên, hiện nay trên thị trường lao động dang xuất hiện tình trạng dư cung về nhân lực ngành Kế toán- Kiểm toán, một phần của thực trạng này do có nhiều trường không có thế mạnh về đào tạo nhân lực Kế toán- Kiểm toán, thậm chí chủ yếu mạnh về đào tạo kỹ thuật cũng tham gia đào tạo Kế toán – Kiểm toán, trong khi đó xét về mặt nhu cầu của doanh nghiệp, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng dẫn đến việc các doanh nghiệp bị đình trệ hoạt động, nhiều doanh nghiệp thậm chí còn bị đóng cửa, dẫn đến việc sa thải nhân lực không đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, trong đó có nhân lực Kế toán- Kiểm toán. Tuy nhiên, dù trong điều kiện khủng hoảng kinh tế, đa số các đơn vị này vẫn có nhu cầu về nhân lực Kế toán- Kiểm toán có chất lượng cao, mang lại nhiều giá trị gia tăng cho đơn vị.

Hiện tại, một số cơ sở đào tạo đã và đang chú trọng hơn đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực Kế toán – Kiểm toán với chất lượng quốc tế. Cụ thể, Học viện Ngân hàng đã và đang phối hợp với các tổ chức đào tạo quốc tế có chất lượng, uy tín cao (ví dụ: Đại học Kinh tế và Luật Berlin- Đức, Đại học Sunderland- Anh, City U- Mỹ, Đại học Cao Hùng Đài Loan, Trường Đại học Tài chính – Nga, ACCA, CPA…), qua đó vừa tăng cường được khả năng ngoại ngữ và chuyên môn trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán,  Tài chính – Ngân hàng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thực tiễn, của thị trường lao động. Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo chất lượng cao như vậy chưa thực sự nhiều ở Việt Nam.

Như vậy, xét tổng thể nhân lực ngành Kế toán – Kiểm toán việt Nam kém cạnh tranh, mặc dù số lượng lao động dồi dào, giá cả rẻ nhưng không đáp ứng được nhu cầu nhà tuyển dụng kể cả trong nước chứ chưa nói đến phạm vi toàn cầu do năng suất thấp, ngoại ngữ kém, còn khoảng cách khá lớn giữa đào tạo và nhu cầu thực tiễn nên giá trị gia tăng mang lại chưa tương xứng với nguồn lực.

Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục truyền thông về tiến trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC –ASEAN Economic Community) 2015. Trong hiệp định ASEAN có một nội dung rất quan trọng liên quan đến vấn đề nhân lực chúng ta không thể không nhắc đến về di chuyển thể nhân được các nước thành viên ký kết năm 2012 có ghi: “Các quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển thể nhân, hướng tới tự do hóa lao động có kỹ năng trong ASEAN”. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng: “Trong lĩnh vực lao động, với việc công nhận lẫn nhau về tay nghề sẽ tạo điều kiện cho việc di chuyển lao động trong Cộng đồng ASEAN”.

Như vậy, trong một cộng đồng gồm 600 triệu dân, các nhân sự có chuyên môn cao có thể tự do luân chuyển công việc từ quốc gia này tới bất kỳ quốc gia nào khác nhau trong khối. Đó sẽ là những nhân sự như Kỹ sư, kiến trúc sư, Kiểm toán, Kế toán, bác sĩ, nhạc sĩ. Điều này thể hiện trong từng Hãng quốc tế trong chương trình chuyển đổi nhân viên trong một Hãng từ quốc gia này sang quốc gia khác và ngược lại. Một số Hãng Kiểm toán Việt Nam là thành viên Hãng quốc tế đã chủ trương quốc tế hóa đội ngũ nhân viên chính là để thực hiện chủ trương này.

Vậy, ở đây có 3 vấn đề mà bài toán đặt ra đối với nguồn nhân lực các ngành nghề nói chung và nhân lực ngành Kế toán – Kiểm toán nói riêng của Việt Nam là:

Thứ nhất, nếu không nâng cao năng lực cạnh tranh thì kể cả các công việc mà nhân lực Việt Nam đang thực hiện trong nước sẽ bị nhân lực chất lượng cao hơn, kinh nghiệm và chuyên môn tốt hơn của các nước trong khu vực sẽ tìm đến cạnh tranh, điều này có thể làm giảm thu nhập, thậm chí lấy đi việc làm của nguồn nhân lực Kế toán – Kiểm toán trong nước.

Thứ hai, nguồn nhân lực của Việt Nam nếu vẫn chất lượng thấp, ngoại ngữ yếu, khả năng cạnh tranh kém sẽ không tận dụng cơ hội được làm việc trong các nước trong khu vực trong khối do yêu cầu các nhân lực có khả năng mới được tạo điều kiện thuận lợi trong việc di chuyển trong khối AEC. Như vậy, chúng ta đã đánh mất cơ hội do AEC mang lại.

Thứ ba, nguồn nhân lực của Việt Nam nếu vẫn chất lượng thấp, khả năng cạnh tranh kém sẽ chỉ tham gia được phân khúc phục vụ cho các đối tượng, doanh nghiệp đòi hỏi không cao.Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn là thu nhập thấp, nguồn lực tài chính để tái đầu tư nâng cao trình độ hạn chế, mặt khác do đối tượng phục vụ là phân khúc khách hàng đòi hỏi không cao nên bản thân nguồn nhân lực này ngoài nguồn lực tài chính của bản thân để nâng cao trình độ rất hạn chế, ở một góc độ nào đó, họ lại có thêm một trở ngại nữa là động lực thúc đẩy họ nâng cao trình độ không thực sự đủ mạnh vì phân khúc thị trường của họ là các doanh nghiệp, tổ chức chất lượng không đòi hỏi cao, trả lương thấp.

Khuyến nghị một số giải pháp cấp thiết:

Chúng ta không thể cạnh tranh bền vững bằng lao động giá rẻ, chất lượng thấp mà phải hướng đến đội ngũ nhân lực ngành Kế toán – Kiểm toán có chất lượng cao, năng suất cao, mang lại nhiều giá trị gia tăng. Như vậy mới tận dụng được các cơ hội, vượt qua được các thách thức trong tiến trình toàn cầu hóa đã và đang diễn ra ngày càng sâu rộng. Do đó, theo tác giả, chúng ta rất cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, cần có cơ chế chính sách để kế toán kiểm toán Việt Nam và các nước trong khu vực AEC đẩy nhanh quá trình hòa hợp, hội tụ với kế toán quốc tế, trên cơ sở đó các cơ sở đào tạo sẽ tiến hành giảng dạy theo nội dung mới đáp ứng đòi hỏi của quá trình hội nhập. Như vậy nội dung kế toán trong nước, khu vực và quốc tế sẽ giảm dần sự khác biệt, tạo thuận lợi cho chính doanh nghiệp và các thành viên tham gia trong lĩnh vực kế toán kiểm toán trong và ngoài nước.

Thứ hai, Nhà nước nên quy hoạch lại đào tạo nhân lực ngành Kế toán – Kiểm toán một cách hợp lý, Trường nào có thể mạnh về đào tạo nhân lực ngành nghề nào nên tập trung đào tạo ngành nghề đó trên cơ sở cân đối vĩ mô cung cầu lao động từng ngành nghề của từng thời kỳ. Như vậy,sẽ giảm tải rất nhiều nguồn cung lao động chất lượng không đảm bảo, tránh lãng phí nguồn lực của đất nước.

Thứ ba, tăng cường đào tạo khả năng thực hành ngoại ngữ, các kỹ năng mềm. Các cơ sở đào tạo nên dành thời lượng đủ lớn để trang bị cho học viên nâng cao kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh,để sau khi ra trường, đội ngũ này có thể sử dụng ngay ngoại ngữ vào công việc của mình một cách hiệu quả.

Thứ tư, các cơ sở đào tạo cần tăng cường thời gian đào tạo thực hành Kế toán – Kiểm toán trên lớp, tăng cường đào tạo gắn thực tiễn, để nguồn nhân lực khi ra trường làm việc được ngay tránh để doanh nghiệp phải đào tạo lại.

Bên cạnh đó, cần có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà giáo dục, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh các ngành nghề nói chung và lĩnh vực kế toán, kiểm toán nói riêng có điều kiện phát triển nghề nghiệp.

Như vậy, trên cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, hy vọng sẽ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Kế toán – Kiểm toán, nâng cao năng suất, nâng cao giá trị gia tăng của Kế toán – Kiểm toán đối với tổ chức, nâng cao tính cạnh tranh bền vững lâu dài của nhân lực ngành Kế toán – Kiểm toán trong điều kiện toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng hiện nay.

ThS. Lê Thanh Bằng
Khoa Kế toán- Kiểm toán
Học viện Ngân hàng

Nguồn: www.vacpa.org.vn

    Tags:
2016-09-06T09:25:41+07:00