[Vietstock.vn] Cách Mạng 4.0 Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Bộ Phận Tài Chính – Kế Toán Của Doanh Nghiệp?

//[Vietstock.vn] Cách Mạng 4.0 Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Bộ Phận Tài Chính – Kế Toán Của Doanh Nghiệp?
Phan tich bao cao tai chinh_HVNH_Banner Website
Mung xuan hai loc 2024_web
Uu dai ACCA (1)_website
Phân tích đầu tư tài chính CFA_website copy 2
Chinh phục CMA_xuan_Banner Website 1920×381
Thong thao IFRS_website copy
Quản trị Nguồn Vốn và Tài Chính_CTP_Banner Website
dịch vụ cho thuê phòng học hội thảo 1

[Vietstock.vn] Cách Mạng 4.0 Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Bộ Phận Tài Chính – Kế Toán Của Doanh Nghiệp?

Ngày 21/09/2017, Tổ chức đào tạo Smart Train cùng Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) và Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ (IMA), với sự hỗ trợ từ RSM Việt Nam và PwC Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Vai trò của kế toán quản trị trong công ty niêm yết và các ứng dụng của kế toán quản trị trong điều hành doanh nghiệp”.

Tại hội thảo, các vấn đề liên quan đến công nghệ mà điển hình nhất là làn sóng Cách mạng công nghiệp 4.0 (Cách mạng 4.0) ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp nói chung và bộ phận tài chính – kế toán nói riêng nhận được khá nhiều sự quan tâm.

Hội thảo “Vai trò của kế toán quản trị trong công ty niêm yết và các ứng dụng của kế toán quản trị trong điều hành doanh nghiệp” tại HOSE ngày 21/09.

Hiện kế toán – tài chính dành 66% thời gian xử lý chứng từ, mô hình lý tưởng chỉ là 11%

Đề cập chi tiết hơn, bà Lương Thị Ánh Tuyết, Giám đốc Kiểm toán PwC Việt Nam cho rằng tác động của Cách mạng 4.0 lên bộ phận tài chính – kế toán của doanh nghiệp có thể chia làm 5 khía cạnh:

  • Phân tích dữ liệu: Bên cạnh excel thường được sử dụng trước đây, sự phát triển của công nghệ sẽ cung cấp nhiều công cụ, phần mềm hiện đại hơn.
  • Công nghệ đám mây: Lưu trữ thông tin một cách realtime, khối lượng lớn và không bị giới hạn nhiều về bộ nhớ như trước đây.
  • Quy trình tự động hóa: Đa phần công việc của kế toán là những ghi chép đã chuẩn hóa, do vậy công nghệ tự động hóa có thể thay thế bộ phận tài chính – kế toán nhiều trong các công việc này.
  • Trí thông minh nhân tạo: Bên cạnh công tác ghi chép (bookkeeping) đơn giản, trí thông minh nhân tạo có thể thay thế con người cả với những nghiệp vụ kế toán phức tạp như định giá, lập dự phòng. Qua đó, giúp giảm thiểu rất nhiều nhân sự.
  • Công nghệ Blockchain: Liên kết tất cả các dữ liệu của bộ phận tài chính – kế toán lại với nhau.

Do vậy, để nắm bắt xu hướng công nghệ và đáp ứng được những thay đổi này, bà Tuyết cho rằng bộ phận tài chính – kế toán cần chủ động trong việc cập nhật kiến thức, kỹ năng cần thiết và phù hợp bởi vì “kiến thức trong vòng 5 năm thì sẽ lỗi thời”. Song song đó, nên rà soát lại các mô hình hiện tại về tài chính – kế toán của công ty để xem có phù hợp với xu hướng thị trường cũng như phù hợp với hoạt động kinh doanh trụ cột không.

Đề cập thêm đến vấn đề này, ông Joshua Heniro – Trưởng đại diện Hiệp hội Kế toán quản trị Hoa Kỳ, khu vực Đông Nam Á nhấn mạnh, vai trò quan trọng nhất thuộc về người lãnh đạo doanh nghiệp. Người lãnh đạo phải xây dựng văn hóa thay đổi, cho nhân viên thấy được xu hướng trong tiến trình phát triển công nghệ.

Được biết, hiện nay có khoảng 66% thời gian của bộ phận kế toán – tài chính dành cho việc xử lý chứng từ, trong khi đó mô hình lý tưởng trong tương lai tỷ lệ này chỉ khoảng 11%. Cách mạng 4.0 sẽ hỗ trợ rất nhiều con người hướng đến mô hình lý tưởng này nhưng để khai thác được những lợi ích của công nghệ, bộ phận tài chính – kế toán “cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng”, ông Joshua cho biết.

Doanh nghiệp Việt còn yếu về lập kế hoạch và quản trị dòng tiền.

Khác với kế toán tài chính cung cấp các số liệu tài chính về doanh nghiệp chủ yếu cho các đối tượng bên ngoài như cổ đông, khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan thuế,… kế toán quản trị lại cung cấp các thông tin cụ thể để nhà quản lý sử dụng trong nội bộ công ty. Thông qua đó, nhà quản lý lập kế hoạch, kiểm soát và đưa ra những chiến lược điều hành, bao gồm cả chiến lược trong môi trường công nghệ thay đổi.

Việc lập kế hoạch ở đây, cả trong ngắn hạn và dài hạn bao gồm các bước: thiết lập tầm nhìn tổng thể, lựa chọn các chiến lược thích hợp để đạt được tầm nhìn, thiết lập mục tiêu cho mỗi chiến lược và thiết lập các kế hoạch cụ thể để đạt được những mục tiêu đó.

Tuy nhiên, theo ông Đặng Xuân Cảnh – Tổng Giám đốc RSM Việt Nam, các doanh nghiệp Việt lại không chú trọng đến việc lập kế hoạch khi sử dụng kế toán quản trị, bảo lưu quan điểm “tới đâu thì tính tiếp”, cũng không chú trọng đến quản trị dòng tiền sẽ được sử dụng trong các giai đoạn sắp tới. Do đó, không lường trước được các tổn hại ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Ông Cảnh cho biết, các doanh nghiệp trong nước có thể ứng dụng kế toán quản trị trong việc:

  • Lập ngân sách: Bao gồm các kế hoạch về doanh thu, chi phí, tài sản, nợ và dòng tiền trong các kỳ kế toán tương lai;
  • Giá thành tiêu chuẩn và phân tích chênh lệch: Cung cấp bức tranh tổng thể về sự khác biệt giữa lợi nhuận kế hoạch và lợi nhuận thực tế;
  • Xác định điểm hòa vốn: Mối tương quan giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận tại các mức hoạt động khác nhau;
  • Ra quyết định tự làm hay mua: Quyết định về việc nên tự làm sản phẩm bằng nguồn lực nội bộ sở hữu, hay nên mua hoặc thuê ngoài tổ chức khác sao cho có lợi nhất.

Chính vì vai trò quan trọng của kế toán quản trị và xu hướng phát triển kế toán quản trị đối với đa số doanh nghiệp hiện nay, theo ông Phạm Ngọc Hoàng Thanh – Giám đốc điều hành tổ chức đào tạo Smart Train, nhiều doanh nghiệp đang “khát” nhân sự trong bộ phận này. “Các doanh nghiệp gần đây thành lập bộ phận kế toán quản trị đăng tuyển nhân viên nhưng mất nhiều tháng liền vẫn không tìm được người làm kế toán quản trị giỏi”, ông Thanh nhấn mạnh./.

Trích nguồn từ Vietstock.vn

2020-03-20T13:50:49+07:00
Liên hệ