Phương pháp phân bổ chi phí: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn

//Phương pháp phân bổ chi phí: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn
Ra quyết định đầu tư_website
HB CMA- T11_Banner Website 1920×381
Uu dai T11-2024-04
Banner 15 năm-03
Uu dai ACCA (1)_website
Phân tích đầu tư tài chính CFA_website copy
Thong thao IFRS_website
Quản trị Nguồn Vốn và Tài Chính_CTP_Banner Website
ISCAccountify – Nền tảng học khóa ngắn hạn trực tuyến quốc tế_website copy
dịch vụ cho thuê phòng học hội thảo 1

Phương pháp phân bổ chi phí: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn

Việc kiểm soát, phân bổ chi phí luôn là một trong những quyết sách trọng tâm của cấp lãnh đạo.

1. Ý nghĩa thực tiễn của phân bổ chi phí

Chi phí là một thuật ngữ tài chính, nhưng đồng thời cũng là cụm từ được sử dụng rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Ở quy mô xã hội nhỏ nhất, cụ thể là từng cá nhân, để duy trì và vận hành các điều kiện sinh hoạt và phát triển, cá nhân sẽ quyết định lựa chọn các nhóm chi tiêu mong muốn, đồng thời sẽ thực hiện việc kiểm soát chi phí để tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực tài chính của bản thân mình.

Tương tư như vậy, ở mô hình xã hội lớn hơn như các tổ chức doanh nghiệp, việc kiểm soát chi phí luôn là một trong những quyết sách trọng tâm của cấp lãnh đạo bậc trung và bậc cao.

Chi phí trong doanh nghiệp thường được phân loại thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Và theo đó, chi phí trực tiếp là loại chi phí phát sinh đặc thù, riêng biệt ở mỗi bộ phận hay mỗi dòng sản phẩm cụ thể, ví dụ như chi phí nguyên vật liệu a chỉ để dùng để sản xuất sản phẩm A, và trong thực tế chi phí trực tiếp này thường sẽ được thể hiện bằng một dòng riêng biệt cho giá trị nguyên vật liệu a trên hóa đơn chứng từ kế toán đầu vào. Ngược lại, chi phí gián tiếp là loại chi phí phát sinh nhằm duy trì hoạt động chung của nhiều bộ phận, ví dụ như chi phí điện, nước, chi phí nguyên vật liệu phụ gia có thể được sử đồng thời cho nhiều dòng sản phẩm. Và do vậy, hóa đơn chứng từ đầu vào thực tế thường sẽ thể hiện giá trị chi tiêu tổng hợp. Để việc kiểm soát chi phí được hiệu quả, chi phí kế toán phát sinh cần được ghi nhận cụ thể các chỉ tiêu như nội dung chi phí, bộ phận hay dòng sản phẩm sử dụng chi phí, và giá trị bằng tiền cho chi tiêu phát sinh ở từng bộ phận đó, được phân bổ trên giá trị chi tiêu tổng hợp thể hiện trên hóa đơn kế toán. Trên cơ sở đó, khái niệm phân bổ chi phí và phương pháp phân bổ được ra đời để đáp ứng chính xác mục tiêu này. Ngoài ra, trong công tác kế toán và trình bày báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, và cụ thể là chuẩn mực VAS 02 – Hàng tồn kho, thì giá trị hàng tồn kho ghi sổ kế toán cho mỗi dòng sản phẩm sản xuất cần được đánh giá trên cơ sở thực hiện phân bổ hợp lý các chi phí liên quan phát sinh từ các bộ phận sản xuất và dịch vụ hỗ trợ liên quan đến việc sản xuất sản phẩm này.

2. Phương pháp phân bổ chi phí:

Một số cơ sở phân bổ thực tế được đề xuất nhằm xác định chi phí phân bổ cho một đơn vị sản phẩm sản xuất ở từng phân xưởng sản xuất liên quan thuộc Công ty ABC, như sau:

Công ty có hai phân xưởng sản xuất: phân xưởng Lắp ráp và Phân xưởng Gia Công.
Công ty ABC đồng thời có hai bộ phận cung cấp dịch vụ cho hoạt động ở các phân xưởng: bộ phận Bảo Trì và bộ phận Căng Tin

Chi phí ước tính cần phân bổ cho kỳ tới như sau:

Chi phí nguyên vật liệu gián tiếp $20,000
Chi phí thuê mặt bằng $15,000
Chi phí điện $10,000
Chi phí nhân công gián tiếp $16,250

Thông tin phân bổ chi phí (được tập hợp như sau):

Phân xưởng Lắp ráp Phân xưởng Gia Công Bộ Phận Dịch Vụ Bảo Trì Bộ phận Căng tin Tổng cộng
Diện tích sử dụng (m2) 1,000 2,000 500 500 4,000
Số KW tiêu hao 2,750 4,500 1,975 775 10,000
Số nhân viên 18 30 12 2 62
Chi phí nguyên vật liệu gián tiếp ước tính ($) 7,000 8,000 3,000 2,000 20,000
Chi phí nhân công gián tiếp ước tính ($) 1,600 2,220 11,200 1,500 16,250

Bước 1: phân bổ chi phí gián tiếp phát sinh cho các phân xưởng sản xuất và các bộ phận cung cấp dịch vụ liên quan

Chi phí gián tiếp Tổng cộng Cơ sở phân bổ thực tế đề xuất Chú thích Phân xưởng Lắp Ráp Phân xưởng Gia Công Bộ Phận Dịch vụ bảo trì Bộ phận Căng tin Tổng cộng
$     $ $ $ $ $
Chi phí thuê mặt bằng 15,000 Diện tích (m2) =$15,000 tổng chi phí thuê *1,000 m2 phẩn bổ cho phân xưởng lắp ráp /tổng diện tích 4,000 m2) 3,750 7,500 1,875 1,875 15,000
Chi phí điện 10,000 Số KW tiêu hao =$10,000 tổng chi phí điện * (2,750 số KW tiêu hao cho phân xưởng Lắp Ráp /Tổng số KW 10,000) 2,750 4,500 1,975 775 10,000
Chi phí nguyên vật liệu gián tiếp ước tính 20,000 7,000 8,000 3,000 2,000 20,000
Chi phí nhân công gián tiếp ước tính 16,520 1,600 2,220 11,200 1,500 16,520
Tổng cộng       15,100 22,220 18,050 6,150 61,520


Bước 2: Phân bổ chi phí từ bộ phận cung cấp dịch vụ vào các phân xưởng sản xuất theo phương pháp trực tiếp

Bộ phận căng tin chỉ cung cấp thức ăn cho các nhân viên của các phân xưởng sản xuất trong công ty ABC như sau:

Phân xưởng Lắp Ráp Phân xưởng Gia Công
Số lượng nhân viên của từng phân xưởng 18 30

 

Bộ phận dịch vụ bảo trì chỉ cung ứng dịch vụ bảo trì cho phân xưởng sản xuất theo tỷ lệ thời gian cung ứng là 60% cho phân xưởng lắp ráp và 40% cho Phân xưởng Gia Công

Cơ sở phân bổ thực tế đề xuất  Chú thích Phân xưởng Lắp Ráp Phân xưởng Gia Công Bộ Phận Dịch vụ bảo trì Bộ phận Căng tin Tổng cộng
Tổng chi phí ở bước 1 15,100 22,220 18,050 6,150 61,520
Phân bổ chi phí từ bộ phận Căng tin cho phân xưởng sản xuất Số lượng nhân viên Tổng chi phí bộ phận căng tin $6,150*18 nhân viên phân xưởng Lắp ráp/tổng số nhân viên 48 2,306 3,844 0 -6,150 0
Phân bổ chi phí từ bộ phận dịch vụ bảo trì cho phân xưởng sản xuất Tỷ lệ thời gian cung ứng dịch vụ Tổng chi phí bộ phận dịch vụ bảo trì $18,050*60% thời gian phân bổ cho phân xưởng Lắp ráp 10,830 7,220 -18,050 0 0
Tổng cộng     28,236 33,284 0 0 61,520

Bước 3: Tính chi phí phẩn bổ cho một đơn vị sản phẩm ở từng phân xưởng

Phân xưởng Lắp Ráp Phân xưởng Gia Công
Tổng chi phí ở bước 2 28,236 33,284
Số lượng sản phẩm ước tính ở từng phân xưởng liên quan 1,000 1,000
Chi phí phân bổ cho một đơn vị sản phẩm 28.236 33.284

 

Tác giả: Võ Thị Hồng Yến, M.Sc., FCCA_Giảng viên tại Smart Train
— HR Insider / ACCA —

Nguồn: Vietnamwork

Xem thêm:

ACCA là gì? Lộ trình để học ACCA?

Học ACCA để làm gì? Học ACCA thế nào cho hiệu quả?

Nên học ACCA không? Chứng chỉ ACCA giúp gì cho người học?

2022-02-12T10:35:26+07:00
Liên hệ