IFRS 15: Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng – Video Cập nhật kiến thức IFRS 15

//IFRS 15: Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng – Video Cập nhật kiến thức IFRS 15
Chủ đề Các phương pháp tính giá thành_Banner Website
Ra quyết định đầu tư_website
HB CMA- T11_Banner Website 1920×381
Uu dai T11-2024-04
Banner 15 năm-03
Ra mắt lần đầu tiên FPAC_web
Uu dai ACCA (1)_website
Phân tích đầu tư tài chính CFA_website copy
Thong thao IFRS_website
Quản trị Nguồn Vốn và Tài Chính_CTP_Banner Website
ISCAccountify – Nền tảng học khóa ngắn hạn trực tuyến quốc tế_website copy
dịch vụ cho thuê phòng học hội thảo 1

IFRS 15: Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng – Video Cập nhật kiến thức IFRS 15

IFRS 15: Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng - Video Cập nhật

IFRS 15 là gì?

Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế IFRS 15: Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng – Revenue from Contracts with Customers, là một trong 16 chuẩn mực được ban hành bởi Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) từ năm 2001, giúp cung cấp cho các doanh nghiệp một mô hình ghi nhận doanh thu toàn diện cho tất cả các hợp đồng với khách hàng, góp phần cải thiện khả năng so sánh trong ngành, giữa các ngành và trên thị trường vốn. 

Theo đó, các quy tắc này đã thay thế các chuẩn mực ghi nhận doanh thu cũ (IAS – Hợp đồng xây dựng, IAS 18 – Doanh thu) và hầu hết các hướng dẫn ghi nhận doanh thu khác .Nhờ vậy mà chuẩn mực IFRS 15 trở thành chuẩn mực ghi nhận doanh thu Quốc tế duy nhất mà các doanh nghiệp theo dõi. Việc cập nhật nhanh chóng các chỉnh sửa này để đưa vào mô hình doanh nghiệp là hết sức cần thiết.

IFRS 15 ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM

Đặc biệt ở Việt Nam, khi quá trình chuyển giao từ Chuẩn mực báo cáo tài chính riêng (VAS) sang Chuẩn mực báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS) đang được diễn ra, các doanh nghiệp sẽ phải dành nhiều sự quan tâm hơn đến các thay đổi cấu trúc trong BCTC mà trước giờ chưa từng có tiền lệ. 

Tìm hiểu thêm về sự khác biệt giữa IFRS và VAS

Trước đó, các báo cáo doanh thu tại Việt Nam được trình bày theo chuẩn mực VAS 14: Doanh thu. Do chuẩn mực này đã được giữ nguyên trong vòng 20 năm nên các quy tắc ghi nhận doanh thu trong đó đã dần trở nên lỗi thời, thiếu tính minh bạch và độ chính xác thấp. Sự khác biệt cốt lõi nằm ở việc VAS 14 cho rằng doanh thu đến từ các sản phẩm và dịch vụ trong khi IFRS 15 đã phát triển khái niệm đó thành hợp đồng với khách hàng. Theo đó, số liệu ghi nhận doanh thu trong IFRS 15 sẽ là giá trị kỳ vọng mà doanh nghiệp dự kiến thu được từ việc hoàn thành hợp đồng.

Ví dụ, một doanh nghiệp đang bán một máy điều hòa với giá trị 10 triệu đồng đi kèm với dịch vụ lắp đặt miễn phí. Theo VAS 14, việc ghi nhận doanh thu sẽ được thực hiện ngay khi doanh nghiệp hoàn tất giao dịch với khách hàng. Còn với IFRS 15, doanh nghiệp sẽ phải xác định rõ 2 nghĩa vụ cần thực hiện là bán sản phẩm và thực hiện lắp đặt. Khi đó, ghi nhận doanh thu chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp hoàn thành các nghĩa vụ và doanh thu nhận được từ việc bán máy điều hòa là dưới 10 triệu đồng.

Ngoài ra, IFRS cũng yêu cầu việc tách biệt rõ ràng giữ hợp đồng cung cấp sản phẩm dịch vụ và hợp đồng cung cấp sản phẩm dịch vụ đi kèm hoặc hợp đồng cung cấp các ưu đãi. Điều này sẽ giúp hạn chế việc trì hoãn hoặc làm gia tăng việc ghi nhận doanh thu.

Do hệ thống chuẩn mực IFRS đề cao tính bao quát trong các BCTC nên mỗi chuẩn mực IFRS cũng sẽ được đính kèm một bộ hướng dẫn giúp tất cả cả quy tắc ghi nhận có thể áp dụng trong đa số các trường hợp. Trong chuẩn mực IFRS 15, bộ hướng dẫn sẽ bao gồm 14 hướng dẫn nhỏ xoay quanh các nội dung như xử lý các giấy phép khi thay đổi thời điểm ghi nhận và dự kiến chính xác các khoản chi phí hợp đồng. Cụ thể như sau:

  • (a) Các nghĩa vụ được thực hiện theo thời gian;
  • (b) Phương pháp đo lường tiến độ nhằm xác định mức độ hoàn thành của nghĩa vụ thực hiện;
  • (c) Doanh thu với quyền hoàn trả;
  • (d) Bảo hành;
  • (e) Nguyên tắc giao dịch bán hàng qua đại lý;
  • (f) Quyền chọn của khách hàng cho hàng hóa hoặc dịch vụ bổ sung;
  • (g) Quyền lợi không thực hiện của khách hàng;
  • (h) Phí trả trước không hoàn lại;
  • (i) Bản quyền;
  • (j) Hợp đồng mua lại;
  • (k) Hợp đồng ký gửi;
  • (l) Hợp đồng đã xuất hóa đơn nhưng chưa giao hàng;
  • (m) Chấp nhận của khách hàng;
  • (n) Thuyết minh về phân tách doanh thu.

MÔ HÌNH 5 BƯỚC TRONG IFRS 15

IFRS 15: Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng - Video Cập nhậtĐối với chuẩn mực VAS 14, khi định nghĩa doanh thu còn bị bó buộc thì việc thực hiện ghi nhận doanh thu cũng đơn giản hơn rất nhiều so với chuẩn mực IFRS 15. Để ghi nhận được chính xác các nội dung có trong IFRS 15, doanh nghiệp sẽ phải đi theo khung mô hình 5 bước như sau:

Bước 1: Xác định hợp đồng với khách hàng

Một hợp đồng là một thỏa thuận bằng văn bản hoặc miệng hoặc ngầm hiểu bao gồm các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với với các khách hàng. Trong đó, một hợp đồng được xác định là nằm trong phạm vi của IFRS 15 nếu thỏa mãn tất cả các điều kiện dưới đây: 

  • Tất cả các đối tượng trong hợp đồng đã phê duyệt; 
  • Quyền của mỗi bên liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa, dịch vụ có thể xác định được; 
  • Điều khoản thanh toán liên quan đến hàng hóa dịch vụ được chuyển giao có thể được xác định; 
  • Hợp đồng có tính chất thương mại; 
  • Có khả năng chắc chắn rằng đơn vị có thể thu được tiền từ việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Các hợp đồng không đạt đủ các điều kiện trên sẽ được xem xét và đánh giá lại khả năng áp dụng IFRS 15 theo các hướng dẫn đã được đề cập từ trước. Nếu có bất kỳ sửa đổi nào được thực hiện, nội dung đó sẽ được tính như là một hợp đồng riêng biệt hoặc kế toán như khoản sửa đổi hợp đồng cho hợp đồng hiện tại của khách hàng.

Các hợp đồng sẽ được gộp làm một khi chúng được ký kết cùng lúc hoặc gần như và được đàm phán trong cùng một thỏa thuận, hay việc thanh toán của các hợp đồng phụ thuộc vào nhau, hoặc các nghĩa vụ về hàng hóa / dịch vụ được tính là chung một nghĩa vụ thực hiện.

Bước 2: Xác định nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng 

Sau khi việc thỏa thuận hợp đồng được hoàn thành thì doanh nghiệp sẽ phải phân tách các sản phẩm hoặc dịch vụ đã cam kết thành những nghĩa vụ thực hiện như sau: 

  • Một hàng hóa hoặc dịch vụ (hoặc gói hàng hóa, dịch vụ) tách biệt;
  • Một nhóm các hàng hóa, dịch vụ riêng biệt về cơ bản là giống nhau và có cùng một cách thức chuyển giao cho khách hàng.

Bước 3: Xác định giá giao dịch 

Giá giao dịch là số tiền mà doanh nghiệp kỳ vọng sẽ nhận được từ việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Để xác định được giá giao dịch một cách chính xác, doanh nghiệp sẽ phải đối chiếu lại với các giao dịch với khách hàng trong khoảng thời gian trước. 

Một khoản thanh toán biến đổi sẽ xuất hiện khi hợp đồng đề cập đến một yếu tố có thể làm thay đổi giá thanh toán. Khi đó, giá giao dịch sẽ được ước tính thông qua giá trị có thể xảy ra nhất khi doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ với khách hàng. Khoản tiền thanh toán có thể biến đổi cũng có thể được xem xét nếu quyền nhận tiền thanh toán của đơn vị tiềm ẩn xảy ra trong tương lai. 

Để hạn chế sự thiếu chắc chắn của các khoản thanh toán biến đổi, chuẩn mực cũng đề cập đến một số giới hạn thanh toán mà doanh nghiệp có thể ghi nhận. Đặc biệt, khoản tiền thanh toán có thể biến đổi được bao gồm trong giá giao dịch nếu, và đến một mức mà có khả năng gần như chắc chắn rằng việc ghi nhận số tiền này không dẫn đến việc phải hoàn nhập một khoản doanh thu đáng kể trong tương lai khi mà sự không chắc chắn đã được làm rõ. Đối với các khoản doanh thu tiền bản quyền hoặc doanh thu phát sinh từ sử dụng giấy phép sở hữu trí tuệ, chúng chỉ được ghi nhận việc thực hiện cam kết được diễn ra.

Bước 4: Phân bổ giá giao dịch cho các nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng 

Nếu một hợp đồng bao gồm nhiều nghĩa vụ thực hiện (Bước 2), đơn vị sẽ phải phân bổ giá giao dịch (Bước 3) cho các nghĩa vụ thực hiện này bằng cách tham chiếu đến giá bán riêng lẻ của hàng hóa, dịch vụ.

Nếu giá bán riêng lẻ không thể quan sát được, các doanh nghiệp có thể thực hiện ước tính thông qua một số phương pháp được IFRS 15 đề cập như:

  • Phương pháp định giá thị trường có điều chỉnh 
  • Phương pháp chi phí dự tính cộng lợi nhuận biên 
  • Phương pháp giá trị còn lại (chỉ được phép sử dụng trong một vài trường hợp nhất định) 

Khi các giá bán riêng lẻ bị ảnh hưởng bởi chiết khấu chung phân bố giữa các nghĩa vụ thực hiện thì ước tính này chỉ mang tính tương đối. Đặc biệt, một khoản chiết khấu có thể chỉ phân bố cho một số nghĩa vụ nhất định.

Bước 5: Ghi nhận doanh thu khi đơn vị thỏa mãn nghĩa vụ thực hiện

Doanh thu được ghi nhận khi khả năng kiểm soát được thông qua, theo thời gian hoặc tại một thời điểm.

Một doanh nghiệp ghi nhận doanh thu qua thời gian nếu một trong các điều kiện sau đây thỏa mãn:

  • Khách hàng đồng thời nhận và sử dụng tất cả các lợi ích theo nghĩa vụ hợp đồng;
  • Công việc do công ty thực hiện tạo ra hoặc nâng cấp tài sản do khách hàng kiểm soát;
  • Công việc do công ty thực hiện không tạo ra tài sản có công dụng thay thế cho công ty và công ty có quyền nhận được khoản thanh toán cho công việc đã thực hiện đến thời điểm hiện tại

Trái lại, một doanh nghiệp ghi nhận doanh thu qua một thời điểm khi nó không hoàn thành được nghĩa vụ qua thời gian. Kế toán sẽ ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp chỉ khi quyền kiểm soát được chuyển giao cho khách hàng sau khi xem xét các tiêu chí như

  • Doanh nghiệp có quyền nhận được khoản thanh toán từ tài sản
  • Doanh nghiệp đã chuyển giao tài sản
  • Quyền sở hữu hợp pháp của tài sản
  • Rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản
  • Khách hàng chấp nhận tài sản

VIDEO CẬP NHẬT IFRS 15 VÀ HỘI THẢO RA MẮT CHƯƠNG TRÌNH HỌC VÀ THI CHỨNG CHỈ CERTIFR BẰNG TIẾNG VIỆT

Sáng ngày 27/10/2022, Smart Train phối hợp cùng Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc ACCA đồng tổ chức hội thảo chính thức ra mắt chương trình học và thi chứng chỉ CertIFR bằng tiếng Việt (thay vì trước đây chỉ bằng Tiếng Anh). Sự kiện này đánh dấu cột mốc Smart Train là đơn vị TIÊN PHONG ĐẦU TIÊN được Hiệp hội ACCA cấp quyền triển khai giảng dạy chứng chỉ CertIFR bằng Tiếng Việt.

Sau phần giới thiệu ra mắt CertIFR bằng Tiếng Việt là phần cập nhật kiến thức về Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS số 15: “Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng – Revenue from Contracts with Customers”, được trình bày bởi giảng viên IFRS nhiều năm kinh nghiệm của Smart Train. Với nội dung chia sẻ bổ ích, thực tiễn, buổi cập nhật kiến thức đã diễn ra trong bầu không khi sôi nổi với nhiều câu hỏi hay được giải đáp thuyết phục.

Mời Anh/Chị cùng theo dõi video bên dưới để xem lại chương trình.

Chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS – IFRS

“Chuyển đổi báo cáo tài chính VAS sang IFRS” là khóa học dành cho các Anh/ Chị đã am hiểu chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS, muốn tìm hiểu kỹ thuật chuyển đổi báo cáo tài chính sang chuẩn mực quốc tế IFRS: Chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS – IFRS

DipIFR – Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS

DipIFR dành cho học viên mong muốn sở hữu nền tảng vững chắc về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, giúp hiểu rõ khái niệm, nguyên tắc IFRS và ứng dụng vào thực tếvà áp dụng kiến thức chuyên môn vào thực tế đặc thù của quốc gia áp dụng IFRS.

MỘT SỐ SỰ KIỆN VỀ IFRS DO SMART TRAIN PHỐI HỢP TỔ CHỨC CÙNG ĐỐI TÁC

Hội thảo “Giải pháp cho doanh nghiệp lần đầu áp dụng IFRS – Chia sẻ kinh nghiệm triển khai IFRS thành công” do Smart Train phối hợp cùng Bộ Tài Chính và Khu công nghiệp Amata đồng tổ chức
Hội thảo Báo cáo Tài chính Quốc tế Hội thảo Báo cáo Tài chính Quốc tế

Smart Train phối hợp cùng Sở Giao dịch Chứng Khoán TP.HCM (HOSE) tổ chức hội thảo “Những sai sót thường gặp khi lập và trình bày báo cáo tài chính & Một số lưu ý khi áp dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS”

Hội thảo Báo cáo Tài chính Quốc tế Hội thảo Báo cáo Tài chính Quốc tế
Hội thảo giới thiệu về CertIFR do Smart Train phối hợp cùng Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc ACCA, Hội Kiểm Toán Viên Hành Nghề Việt Nam (VACPA), PwC Việt Nam và công ty kiểm toán Việt Úc tổ chức
Hội thảo Báo cáo Tài chính Quốc tế Hội thảo Báo cáo Tài chính Quốc tế

Ngày 16/03/2020, Thừa uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã ký Quyết định số 345/QĐ-BTC phê duyệt đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam… Xem thêm

Chi tiết vui lòng liên hệ Ban Tư vấn Đào tạo: 

2023-01-17T16:30:49+07:00
Liên hệ