Cận kề hội nhập khu vực về nghề nghiệp kế toán, kiểm toán

//Cận kề hội nhập khu vực về nghề nghiệp kế toán, kiểm toán
Mung xuan hai loc 2024_web
Uu dai ACCA (1)_website
Phân tích đầu tư tài chính CFA_website copy 2
Chinh phục CMA_xuan_Banner Website 1920×381
Thong thao IFRS_website copy
Quản trị Nguồn Vốn và Tài Chính_CTP_Banner Website
dịch vụ cho thuê phòng học hội thảo 1

Cận kề hội nhập khu vực về nghề nghiệp kế toán, kiểm toán

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được thành lập vào cuối năm 2015 cho phép 8 ngành nghề lao động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương, trong đó có nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Đây là cơ hội cho những người có chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán tiêu chuẩn ASEAN và tiêu chuẩn quốc tế có thể dễ dàng làm việc tại các nước trong khu vực. Đồng thời, thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán trong nước sẽ cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi các kiểm toán viên (KTV) phải nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp cũng như đạo đức nghề nghiệp nếu không sẽ bị các kế toán viên, kiểm toán viên của khu vực và quốc tế thay thế.

Trao đổi với Báo Kiểm toán, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ký Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ kế toán, kiếm toán trong ASEAN (MRA) bên lề Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 46 vào tháng 8/2014. Đến nay, thông qua Phiên họp chuyên ngành của nhóm MRA về kế toán, kiểm toán được tổ chức vào tháng 9/2014 (trong khuôn khổ Phiên họp lần thứ 79 của ủy ban Điều phối dịch vụ ASEAN) các nước ASEAN cũng như Việt Nam nói riêng đang tham khảo kinh nghiệm triển khai Thỏa thuận của lĩnh vực xây dựng và kiến trúc. Từ đó các bên sẽ xây dựng dự thảo kế hoạch triển khai Thỏa thuận trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán (thành lập Ban thư ký và Chủ tịch của ủy ban Điều phối kế toán viên chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN (AC- PACC), xây dựng biểu mẫu hồ sơ, quy trình thủ tục, báo cáo đánh giá tiêu chuẩn ứng viên, thiết lập ủy ban Giám sát của mỗi nước…).

Thỏa thuận này phù hợp với các quy định hiện hành về việc hành nghề kế toán, kiểm toán tại Việt Nam. Tham gia Thỏa thuận, Việt Nam có một số cơ hội, như: Tăng cường hội nhập với khu vực về lĩnh vực kế toán, kiểm toán; tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam (có Chứng chỉ Kế toán viên chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN) được sang làm việc tại các nước khác trong khu vực và học hỏi kinh nghiệm tốt từ các quốc gia có bề dày phát triển trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán; đa dạng hóa đối tượng tham gia hoạt động kế toán, kiểm toán tại Việt Nam (bao gồm cả những người nước ngoài có chứng chỉ Kế toán viên chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN).

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng cho rằng, Thỏa thuận này không làm ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán trong nước. Bởi vì người nước ngoài có Chứng chỉ Ke toán viên chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN chỉ được làm việc trong các DN kế toán, kiểm toán, không được hành nghề độc lập với tư cách cá nhân. Nếu muốn trở thành kiểm toán viên hành nghề và ký báo cáo kiểm toán cần đáp ứng đủ các quy định trong nước hiện hành (gồm quy định về Chứng chỉ Kiểm toán viên, cập nhật kiến thức, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền…). Tương tự, người Việt Nam có Chứng chỉ Kế toán viên chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN muốn sang nước khác trong khu vực ASEAN để hành nghề cũng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật nước đó.

Theo bà Nguyễn Thị Vĩnh Hà – Phó TGĐ Công ty TNHH Grant Thomton Việt Nam, khi Việt Nam tham gia AEC, KTV của Việt Nam có thể sang các nước trong khu vực hành nghề, đồng thời thị trường Việt Nam sẽ mở cửa đón KTV đến từ các nước. Để làm được điều này, KTV của Việt Nam phải đạt được trình độ ít nhất là ngang bằng trình độ KTV của khu vực. Đây là thách thức lớn, vì vậy bản thân từng KTV phải tăng cường kiến thức và khả năng để đạt mặt bằng chung đó. Với Hội kiểm toán viên hành nghề Ông Nguyễn Minh Hải – Tổng giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam (AVA) cho rằng: Khi Việt Nam tham gia AEC sẽ đem lại nhiều cơ hội thu hút vốn FDI, tạo việc làm cho các DN Việt Nam nói chung cũng như công ty như AVA nói riêng. Đó là thách thức trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời phải tổ chức quản trị DN tốt hơn, nâng cao tính cạnh tranh, phát triển thương hiệu, uy tín công ty trong nước cũng như trong khu vực. Năm 2011, AVA đã gia nhập Hãng kiểm toán MGI quốc tế, qua đó học hỏi được kinh nghiệm, kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ, cử nhân viên học tập, khảo sát, trao đổi, làm việc giữa các nước trong khu vực; cử cán bộ, KTV và trợ lý kiểm toán học các chứng chỉ kiểm toán quốc tế như Chứng chỉ ACCA, CPA Australia. Từ đó nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, công nhân viên.

Ở góc độ Hội nghề nghiệp, ông Ngô Đức Đoàn – ủy viên Ban Chấp hành VACPA, TGĐ Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC cho biết: Từ năm 2005, VACPA đã chuẩn bị về tổ chức, nhân sự, chuyên môn và về đạo đức nghề nghiệp để sẵn sàng tham gia hội nhập với tổ chức nghề nghiệp khu vực và thế giới. Đến nay, VACPA đã được Liên đoàn Kế toán Châu Á – Thái Bình Dương (CAPA), ACCA và CPA Australia ghi nhận. Thời gian tới, hội viên tập thể và hội viên cá nhân của VACPA phải nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp, bản lĩnh nghề nghiệp cũng như phải rèn luyện đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu hội nhập./.

Nguồn: www.vacpa.org.vn
(Theo Báo KTNN Số 14/2015)

    Tags:
2016-09-06T09:19:41+07:00
Liên hệ