Khóa học phân tích đầu tư tài chính để nhận chứng chỉ CFA là thước đo năng lực chuyên môn tin cậy dành cho các chuyên gia phân tích đầu tư tài chính, được đánh giá cao bởi các ngân hàng, các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, và các tập đoàn quốc gia. Vậy CFA là gì? Kỳ thi CFA có khó không? Chúng ta cùng nhau tìm ra câu trả lời bên dưới nhé
NỘI DUNG BÀI VIẾT
1. Xuất xứ của chứng chỉ CFA?
The Chartered Financial Analyst (gọi tắt là CFA) được cấp bởi Viện CFA (CFA Institute), tổ chức nghề nghiệp quốc tế dành cho các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vự tài chính như chứng khoán, đầu tư, quản lý rủi ro, ngân hàng và tài chính.
2. Cùng tìm hiểu về format kỳ thi CFA?
Để trở thành CFA chartered holder, Anh/Chị cần nắm thông tin tổng quát như sau:
Format kì thi CFA là giống nhau và được tổ chức tại các test center trên toàn thế giới. Học viên phải vượt qua tuần tự 3 cấp độ thi: Cấp Độ 1; Cấp Độ 2; Cấp Độ 3, ngoài ra còn phải đáp ứng yêu cầu có tương đương 4 năm kinh nghiệm làm việc liên quan.
Các điểm sơ bộ cần biết:
- Để có sự thống nhất trên toàn cầu, tất cả kì thi chỉ sử dụng 1 ngôn ngữ duy nhất là tiếng Anh
- Kì thi gần như là diễn ra đồng thời trên toàn thế giới mục tiêu là tránh khả năng làm lộ đề thi
- Bài thi diễn ra trong vòng 6 giờ đồng hồ (buổi sáng 3 giờ, buổi chiều 3 giờ)
Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ, chẳng hạn kỳ thi cấp độ 1 tháng 12/2019 test center Hongkong đã phải lùi lại sau 3 ngày do tình hình biểu tình
Chi tiết hơn:
- Kỳ thi Cấp Độ 1: là các câu hỏi trắc nghiệm và được tổ chức vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm
- Kỳ thi Cấp Độ 2: tập trung vào bài tập là các trường hợp thực tế cụ thể, nhưng vẫn ở dạng câu hỏi trắc nghiệm. Các trường hợp sẽ bao gồm một chuỗi các câu hỏi chứ không độc lập như ở cấp độ 1. Kỳ thi chỉ tổ chức vào tháng 6 hàng năm
- Kỳ thi Cấp Độ 3: gồm 2 phần, phần thi buổi sáng là những câu hỏi yêu cầu phân tích và trả lời chi tiết bằng tự luận, đây là phần thi khó nhất trong chương trình CFA. Phần thi buổi chiều gồm các câu hỏi trắc nghiệm. Kỳ thi chỉ tổ chức vào tháng 6 hàng năm.
3. Các môn thi của CFA theo từng Cấp Độ
Ở hai Cấp Độ 1 và 2 sẽ bao gồm 10 môn:
– Ethical and Professional Standards – Quantitative – Economics – Financial Reporting and Analysis – Corporate Finance – Equity – Fixed Income – Derivative – Alternative – Portfolio Management
Ở Cấp Độ 3 thì sẽ tập trung vào một số môn chuyên sâu hơn:
– Ethical and Professional Standards – Behavioral Finance, Individual Investors and Institutional Investors – Capital Market Expectations, Market Valuation and Asset Allocation – Fixed Income and Equity Portfolio Management – Alternative Investments, Risk Management, and the Application of Derivatives – Portfolio: Execution, Evaluation and Attribution, and Global Investment Performance Standards
4. Tài liệu và phương thức học
Ngoài bộ tài liệu học chính thức là CFA Curriculum của Viện CFA (CFA Institute) phát hành, và còn những tài liệu học bổ sung của các tổ chức khác như bộ Schweser của Kaplan hay Stalla, Ellan Guide..
Gợi ý: Học CFA ở đâu để bám sát đề thi và nắm chắc phần “thắng” chứng chỉ CFA
5. Việc CFA có thể tự học hoặc luyện tập tại các trung tâm luyện thi
Chứng chỉ CFA ngày càng trở nên quen thuộc ở thị trường việc làm tài chính hiện nay nhưng do đa phần đối tượng muốn sở hữu chứng chỉ CFA đều là người bận rộn, rất ngại về thời gian học và đi lại, câu hỏi đặt ra: “Liệu tôi có thể tự luyện CFA ở nhà hay không?”
Câu trả lời: “Việc tự học đòi hỏi phải lên kế hoạch một cách khoa học và kỹ luật, vì đây là chương trình học khó và nặng, tham khảo để học cách lên kế hoạch. Nếu thực sự quyết tâm, tôi nghĩ ai cũng có thể làm được” Nhưng Anh/Chị đã thực sự hiểu hết về chương trình luyện và học CFA, đừng ngại gọi cho Smart Train – Đối tác đào tạo CFA được ủy quyền chính thức của Viện CFA Hoa Kỳ tại Việt Nam.. Chúng tôi giải quyết vấn đề của bạn ngay cả khi Anh/Chị chỉ có nhu cầu tìm hiểu.
Điền thông tin nhận tư vấn miễn phí TẠI ĐÂY!
Nguồn tham khảo: Wikipedia
CẦN THÊM THÔNG TIN? CHÚNG TÔI Ở ĐÂY ĐỂ HỖ TRỢ BẠN