4
Banner Uu dai CMA-052016
Banner Uu dai CMA-052016
Slide background

Chuyên nghiệp nhân sự kiểm toán: mũi tên trúng nhiều đích

//Chuyên nghiệp nhân sự kiểm toán: mũi tên trúng nhiều đích
Chủ đề Các phương pháp tính giá thành_Banner Website
Ra quyết định đầu tư_website
HB CMA- T11_Banner Website 1920×381
Uu dai T11-2024-04
Banner 15 năm-03
Ra mắt lần đầu tiên FPAC_web
Uu dai ACCA (1)_website
Phân tích đầu tư tài chính CFA_website copy
Thong thao IFRS_website
Quản trị Nguồn Vốn và Tài Chính_CTP_Banner Website
ISCAccountify – Nền tảng học khóa ngắn hạn trực tuyến quốc tế_website copy
dịch vụ cho thuê phòng học hội thảo 1

Chuyên nghiệp nhân sự kiểm toán: mũi tên trúng nhiều đích

(ĐTCK) Trao đổi với ĐTCK, bà Lê thị Hồng Len, Trưởng đại diện Hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) tại Việt Nam cho rằng, trong 5 năm gần đây, nhân sự ngành kế toán, kiểm toán phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, số kiểm toán viên có bằng cấp quốc tế tăng đều hàng năm. Nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế này đang đóng góp những giá trị và lợi ích thiết thực cho nền kinh tế Việt Nam.

Bà có nhận xét như thế nào về sự chuyển biến trong lượng và chất nhân sự ngành kế toán, kiểm toán trong 5 năm trở lại đây?

Trong 5 năm gần đây, nhân sự ngành kế toán, kiểm toán rõ ràng đã có những sự phát triển rất đáng mừng, cả về số lượng và chất lượng. Tuy chưa phải là sự phát triển nhanh như các nước khác trong khu vực, nhưng con số các kiểm toán viên có bằng cấp quốc tế như ACCA đang tăng dần đều hàng năm. Còn nếu so sánh về chất lượng thì những người có bằng ACCA tại Việt Nam cũng có chất lượng tương đương với các hội viên ACCA ở các nước khác.

Chỉ riêng năm 2014, chúng tôi có 162 sinh viên tốt nghiệp, hoàn tất chương trình ACCA, trong khi cùng thời điểm năm 2013 chỉ có 77 người. Cùng với hơn 8.500 học viên đang theo học các chương trình của ACCA, chúng ta hoàn toàn có quyền lạc quan về số lượng và chất lượng của nhân sự trong lĩnh vực này trong những năm tới.

Sự xuất hiện của các hội nghề nghiệp quốc tế tại Việt Nam có những ảnh hưởng gì đến nhân sự ngành kế toán, kiểm toán, thưa bà?

Ngành kế toán, kiểm toán Việt Nam còn khá non trẻ so với các nước trong khu vực. Ở các nước phát triển như Anh quốc, hội nghề nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển cũng như kiểm soát chất lượng nghề nghiệp của các kế toán viên, kiểm toán viên. Như ACCA được thành lập tại Anh quốc từ năm 1904 và với bề dày lịch sử 111 năm ACCA đã có sự phát triển vững chắc về mọi mặt. Chính thức đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam từ năm 2002, trước cả khi Hội Kiểm toán viên hành nghề (VACPA) được thành lập, ACCA đã mang đến Việt Nam những khái niệm mới về ngành này, tuy không phải là mới trên thế giới.

Trước khi ACCA có sự hiện diện thì những khái niệm như “qualified accountant”, “certified accountant” (kế toán viên công chứng) vẫn còn rất xa lạ với Việt Nam và bằng đại học vẫn là điều kiện cần và đủ để làm việc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Cùng với sự góp mặt của các hội nghề nghiệp quốc tế, mọi người hiểu ra rằng kế toán chính là xương sống của mọi loại hình doanh nghiệp và với sự chuyển động của những mô hình kinh tế, của luật định… thì những kiến thức bạn học ở trường đại học sẽ nhanh chóng trở nên lỗi thời, không thể áp dụng vào công việc đòi hỏi bạn phải luôn cập nhật kiến thức, luôn phải học hỏi nâng cao. Ngoài kiến thức và kỹ năng thì người hội viên của hội nghề nghiệp còn phải tuân thủ các quy tắc về chuẩn mực đạo đức và đảm bảo chất lượng công việc của mình.

Tôi vui mừng và xúc động mỗi khi có dịp gặp gỡ các lãnh đạo trong ngành này và được họ bày tỏ “sự cảm kích” về việc ACCA đã đóng góp ra sao trong sự phát triển nói chung của ngành kế toán, kiểm toán tại Việt Nam. Và đây cũng là mục tiêu của chúng tôi khi đến thị trường này. Đó là nhằm chung sức xây dựng một nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, chia sẻ những thông lệ quốc tế với Việt Nam, đóng góp giá trị và lợi ích thiết thực cho sự phát triển của ngành nghề và nói rộng ra là nền kinh tế tại Việt Nam

Việc đạt được chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế, đơn cử ACCA đem đến các cơ hội nghề nghiệp mới như thế nào cho các học viên, thưa bà?

Nếu bạn đến tham dự một buổi đón tiếp hội viên mới của chúng tôi, bạn sẽ được nghe các chia sẻ rất thực tế, rất chân thành về việc ACCA đã mang lại cho họ những cơ hội nghề nghiệp như thế nào. Tôi thích để Hội viên của chúng tôi tự lên tiếng về việc này hơn là nói thay họ. Tuy nhiên, có thể nói vắn tắt rằng, nhiều người đang thành đạt ở những vị trí rất cao của các doanh nghiệp khác nhau khi gặp chúng tôi vẫn nhắc lại rằng, ACCA chính là đòn bẩy giúp họ trở thành người của ngày hôm nay.

Ngay tại buổi lễ tốt nghiệp năm 2015, một bạn học viên tốt nghiệp xuất sắc tại Hà Nội đã nhận được lời mời đến với một công việc hấp dẫn tại TP. HCM. Trong khi ở TP. HCM, một bạn hội viên trẻ măng mới 23 tuổi đã và đang đảm nhiệm vị trí kiểm toán nội bộ cho một công ty lớn của nước ngoài và điều thú vị là bạn ấy không hề học qua các chương trình đại học trong nước, mà học thẳng với ACCA sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học. Giờ thì bạn ấy có bằng cử nhân của Đại học Oxford Brooks của Anh và bằng ACCA cùng với một công việc nhiều người mơ ước, trong khi rất nhiều bạn trẻ đồng lứa vẫn đang loay hoay trước ngưỡng cửa cuộc đời với câu hỏi đi học tiếp hay chấp nhận làm một công việc không đúng chuyên môn và không yêu thích.

Theo bà, nhân lực trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán nói riêng và tài chính nói chung ở Việt Nam cần lưu ý những vấn đề gì, nhất là trong bối cảnh hội nhập hiện nay?

Có rất nhiều điều mà những nhân lực theo đuổi ngành kế toán, kiểm toán cần lưu ý. Có nhiều điều cũng được sách vở nói đến nhiều điều như chiến lược, việc nắm bắt và thấu hiểu những loại hình kinh doanh, có cái nhìn toàn diện về các rủi ro tiềm ẩn, các cơ hội và đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp. Nhưng ở đây, tôi muốn nói đến khía cạnh khác một chút, đó là kỹ năng giao tiếp (communication).

Trước đây, chúng ta hay quan niệm rằng làm nghề kế toán, kiểm toán là làm việc với những con số thì cần gì giao tiếp tốt, chưa kể các anh chị giám đốc tài chính là những người nắm vị trí “dưới một người trên vạn người” thì luôn được mọi người e dè giữ khoảng cách. Quan niệm đó thực sự lỗi thời.

Theo tôi, kỹ năng giao tiếp nói chung và giao tiếp bằng tiếng Anh nói riêng là một vấn đề mà các bạn làm nghề này cần đặc biệt lưu ý trong bối cảnh hội nhập. Giao tiếp tốt giúp mình hiểu người và giúp người hiểu mình. Chúng ta không chỉ cần giao tiếp với đồng nghiệp, mà với hội đồng quản trị, với nhà đầu tư, với cổ đông, với khách hàng, với nhà cung cấp… và thông qua giao tiếp giúp chúng ta đạt được những mục tiêu của mình. Có thể nói rằng, một giám đốc tài chính giỏi, những ứng viên sáng giá cho vị trí CEO cũng chính là những chuyên gia xuất sắc trong giao tiếp.

Một điều nữa mà các là kỹ năng networking (tạo dựng mối quan hệ). Trong thế giới mở như hiện nay, cơ hội công việc có thể đến từ rất nhiều nguồn khác nhau và việc giao tiếp, với những cộng đồng khác nhau sẽ mang lại nhiều lợi ích bất ngờ. ACCA có hơn 600.000 hội viên và học viên trên thế giới và một người biết tận dụng những cơ hội mà mạng lưới này mang lại là vô tận. Chúng tôi tạo ra nhiều diễn đàn, các trang liên kết hội viên, các cuộc gặp gỡ hàng tháng, hàng quý để các bạn hội viên được gặp gỡ, kết nối với nhau và với những chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực. Chính từ những cuộc gặp gỡ này mà có nhiều cơ hội kinh doanh đã nảy sinh và có kết quả tốt đẹp.

Một anh hội viên ACCA từ Hà Nội chuyển vào sinh sống và làm việc tại TP. HCM, khi tôi hỏi anh có gặp khó khăn với việc tìm kiếm khách hàng và đối tác, anh cười bảo anh bận và làm không hết việc và rất nhiều cơ hội công việc mà anh có được là từ network của ACCA mà anh đã tham gia.

Ở góc độ nhà sử dụng lao động, các DN, tổ chức tài chính nên có những nhìn nhận, ứng phó như thế nào để có thể quản trị nhân sự một cách tốt nhất?

Doanh nghiệp cần giả định và lập kế hoạch cho những tình huống bất ổn. Khi sự bất ổn trở thành chuẩn mực mới, doanh nghiệp phải xem biến động là một khả năng rất có thể xảy ra và xây dựng chiến lược cho nhiều tình hướng thị trường và kinh tế khác nhau. Ngoài ra, họ cần phải hiểu những khác biệt do thế hệ, do sự toàn cầu hóa mang lại. Ở ACCA, chúng tôi có những nghiên cứu sâu về các thế hệ nhân sự khác nhau qua mỗi thời kỳ và nhận thấy có những vấn đề khác biệt. Các bạn trẻ sinh từ năm 1980 trở về sau sẽ có những mong muốn và hành xử khác với thế hệ trước. Từ đó, doanh nghiệp có thể đề ra những chiến lược để đào tạo và phát triển nhân sự của mình, nhằm tối ưu hóa những kỹ năng làm việc cũng như tạo điều kiện để họ phát triển và đóng góp vào sự thanh công của doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc tận dụng công nghệ một cách hiệu quả cũng quan trọng như việc phát triển năng lực quản lý để hợp tác, thích nghi và tận dụng tốt nhất lợi thế của lực lượng lao động ở nhiều địa điểm, đa văn hóa và thuộc nhiều lứa tuổi. Với điều này, không nghi ngờ gì nữa, doanh nghiệp cần phát triển công nghệ, vì sự phát triển của công nghệ thông tin đã khiến công nghệ trở thành trung tâm của chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp ở mọi quy mô.

Cuối cùng, các công ty cần phát triển tư duy tìm tòi, thử nghiệm và thích nghi, vốn là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công trong môi trường ngày càng phức tạp và thay đổi nhanh này.

Hạnh Trần
Nguồn: www.tinnhanhchungkhoan.vn

    Tags:
2016-09-05T15:22:33+07:00
Liên hệ