Công ty niêm yết: Đừng ngại thiết lập hệ thống kiểm toán nội bộ

//Công ty niêm yết: Đừng ngại thiết lập hệ thống kiểm toán nội bộ
Chủ đề Các phương pháp tính giá thành_Banner Website
Uu dai T11-2024-04
Banner 15 năm-03
Ra mắt lần đầu tiên FPAC_web
z5667283032609_97d481b1509ba7278f9e19efa91c8f40
Uu dai ACCA (1)_website
Phân tích đầu tư tài chính CFA_website copy
Chinh phục CMA_Banner Website 1920×381
Thong thao IFRS_website
Quản trị Nguồn Vốn và Tài Chính_CTP_Banner Website
ISCAccountify – Nền tảng học khóa ngắn hạn trực tuyến quốc tế_website copy
dịch vụ cho thuê phòng học hội thảo 1

Công ty niêm yết: Đừng ngại thiết lập hệ thống kiểm toán nội bộ

Trong những năm vừa qua, chúng ta chứng kiến không ít vụ bê bối về gian lận tài chính, cũng như hàng loạt vấn đề trong công tác quản trị tại các doanh nghiệp niêm yết, gây ra nhiều thiệt hại cho cổ đông. Phần lớn đều bắt nguồn từ những yếu kém và thiếu sót trong công tác quản trị doanh nghiệp.

 

niem

Khó khăn trong việc thành lập và vận hành bộ phận kiểm toán nội bộ sẽ được hóa giải nếu doanh nghiệp quyết tâm làm và làm với sự hỗ trợ của những đối tác đủ sức

 

Trong một bài báo phỏng vấn đầu năm nay, tôi đã cảnh báo về những nguy cơ tiềm ẩn khi đầu tư vào các doanh nghiệp và tổ chức chưa thiết lập chức năng kiểm toán nội bộ, cũng như nâng cao nhận thức cho các nhà quản lý về những rủi ro xuất phát từ việc chưa xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp niêm yết.

Có thể nói một cách đơn giản rằng, kiểm toán nội bộ là một hoạt động đánh giá và tư vấn độc lập, khách quan, được thiết lập nhằm hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu chiến lược đã đề ra, thông qua việc áp dụng một phương thức tiếp cận có hệ thống và chặt chẽ trong công tác đánh giá và nâng cao hiệu quả của quy trình quản trị và kiểm soát rủi ro.

Trong những năm vừa qua, chúng ta chứng kiến không ít vụ bê bối về gian lận tài chính, cũng như hàng loạt vấn đề trong công tác quản trị tại các doanh nghiệp niêm yết, gây ra nhiều thiệt hại cho cổ đông, phần lớn trong đó bắt nguồn từ những yếu kém và thiếu sót trong công tác quản trị doanh nghiệp.

Trên thực tế, chức năng kiểm toán nội bộ mang lại nhiều giá trị thiết thực, hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản trị và giúp Hội đồng quản trị giám sát một cách hiệu quả môi trường kiểm soát trong doanh nghiệp.

Thế nhưng cho đến thời điểm hiện tại, vẫn còn nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ tại Việt Nam hoạt động mà không thiết lập chức năng kiểm toán nội bộ.

Kiểm toán nội bộ: hàng rào bảo vệ doanh nghiệp

Khi nhìn vào một doanh nghiệp niêm yết không có chức năng kiểm toán nội bộ, nhà đầu tư có quyền đặt câu hỏi rằng: đơn vị nào phụ trách đánh giá và đưa ra những tư vấn độc lập và khách quan về tình hình hoạt động để Hội đồng quản trị đánh giá các rủi ro mà doanh nghiệp đang đối mặt, cũng như mức độ hiệu quả của các kiểm soát nhằm giảm thiểu rủi ro?

Rõ ràng, Hội đồng quản trị sẽ không thể có được một cái nhìn toàn diện về kiểm soát rủi ro trong doanh nghiệp nếu họ chỉ dựa vào những thông tin từ Ban điều hành.

 

yet

Ông Xavier Potier, Giám đốc Phụ trách Dịch vụ bảo đảm và tư vấn quản trị rủi ro, PwC Việt Nam

 

Thực tế, rất nhiều vụ bê bối trong công tác quản trị điều hành đã gây ra nhiều hệ lụy xấu trong văn hóa doanh nghiệp và khiến cho giá cổ phiếu của doanh nghiệp lao dốc không phanh.Điều đó cho thấy, cả Hội đồng quản trị lẫn nhà đầu tư đều không thể chỉ dựa vào mỗi báo cáo từ Ban điều hành để có thể đánh giá toàn diện công tác quản trị và kiểm soát rủi ro trong doanh nghiệp mà họ đã đầu tư.

Cần phải nhìn nhận khách quan rằng, việc thiếu một chức năng kiểm toán nội bộ không hẳn sẽ dẫn đến sự sụp đổ của một tổ chức, hoặc mang hàm ý là do chủ ý của Ban điều hành.

Tương tự, những doanh nghiệp đã có chức năng kiểm toán nội bộ không đồng nghĩa với việc họ sẽ chắc chắn thành công.

Dù vậy, tôi vẫn tin rằng, một doanh nghiệp dù cam kết áp dụng tiêu chuẩn quản trị cao vẫn sẽ khó có thể đạt được những mục tiêu chiến lược kinh doanh nếu thiếu những tư vấn độc lập và khách quan từ chức năng kiểm toán nội bộ.

Các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện đang hoạt động trong thị trường mới nổi đầy năng động, thay đổi nhanh chóng, chịu định hướng bởi xu thế phát triển công nghệ và chịu cạnh tranh gay gắt.

Trong những điều kiện như vậy, ưu thế sẽ không dành cho những doanh nghiệp kém hơn đối thủ về năng lực quản trị và kiểm soát rủi ro.

Sự ra đời của bản Dự thảo Nghị định về kiểm toán nội bộ, trong đó quy định các doanh nghiệp niêm yết phải thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ chính là bước đi cần thiết và hợp lý.

Cơ quan quản lý của Việt Nam thể hiện quyết tâm góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết, xây dựng và củng cố niềm tin của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp.

Sự hiện diện của chức năng kiểm toán nội bộ là tín hiệu cho thấy quyết tâm của Hội đồng quản trị và Ban điều hành của doanh nghiệp trong việc củng cố năng lực quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ và quản trị điều hành doanh nghiệp.

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, khái niệm kiểm toán nội bộ vẫn còn khá xa lạ đối với không ít doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam.

Vì thế, doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều vướng mắc về cách thức thiết lập, vận hành chức năng này một cách hiệu quả và tuân thủ các yêu cầu luật định.

Kiểm toán nội bộ cần phải trở thành chức năng bắt buộc phải có đối với tất cả các doanh nghiệp niêm yết, mặc dù việc thực thi sẽ có những thách thức và cản trở nhất định từ một số cá nhân, đơn vị chưa hiểu được ích lợi mang lại từ bộ phận này, hoặc từ việc quan ngại về vấn đề chi phí phát sinh.

Tuy vậy, vấn đề tiên quyết là Hội đồng quản trị, Ban điều hành doanh nghiệp cần phải quyết tâm vượt qua những rào cản cho thay đổi này, cùng với những trở ngại khác.

Thiết lập và vận hành kiểm toán nội bộ không phải là một vấn đề quá khó

Một câu hỏi quen thuộc mà tôi thường phải trả lời là: “Chi phí cho việc thiết lập và vận hành một bộ phận kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp thường được ước tính khoảng bao nhiêu?”.

Đây là thắc mắc hợp lý trong bối cảnh các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam vẫn đang trên đà hồi phục sau giai đoạn khó khăn chung của kinh tế. Một số doanh nghiệp chọn giải pháp giao cho “người nhà” kiêm nhiệm bộ phận kiểm toán nội bộ nhằm tiết kiệm chi phí phát sinh.

Các cá nhân này sẽ có thể am hiểu tường tận thực trạng của doanh nghiệp, tuy nhiên, họ có thể không phải là một chuyên viên kiểm toán nội bộ và không nắm vững các kỹ năng nghiệp vụ về kiểm toán nội bộ.

Một cách làm khác là doanh nghiệp sẽ tuyển dụng chuyên gia kiểm toán nội bộ từ bên ngoài, nhưng cũng không phải dễ dàng vì ứng viên có năng lực và chuyên môn cao khá hiếm và do đó, chi phí tuyển dụng sẽ khá cao.

Có những doanh nghiệp niêm yết khác lại chọn một phương pháp dung hòa hơn. Họ vẫn đưa “người nhà” kiêm nhiệm chức năng kiểm toán nội bộ và sử dụng thêm dịch vụ tư vấn hỗ trợ từ các đơn vị kiểm toán chuyên nghiệp.

Những đơn vị này có thể hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập một chức năng kiểm toán nội bộ hoàn chỉnh, hoặc tư vấn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chức năng này, hoặc cũng có thể đảm nhiệm thực hiện công việc kiểm toán nội bộ mà doanh nghiệp yêu cầu.

Ưu điểm của phương pháp trên nằm ở chỗ, doanh nghiệp niêm yết có thể tiếp cận với các chuẩn mực kiểm toán nội bộ quốc tế, trong khi chi phí phát sinh lại thấp hơn so với việc tuyển dụng đội ngũ kiểm toán làm việc lâu dài và toàn thời gian.

Ví dụ, PwC luôn giới thiệu đến khách hàng một đội ngũ nhân sự kiểm toán nội bộ với mức độ kinh nghiệm tập hợp từ chuyên gia cao cấp giàu kinh nghiệm, cho đến các kiểm toán viên nội bộ, bất kể quy mô của dự án. Đa số các chuyên gia này là người Việt, am hiểu về văn hóa địa phương và nắm vững các quy tắc kiểm toán quốc tế, để hỗ trợ các công ty niêm yết trong mảng việc này.

Một vấn đề quan trọng khác đó là: “Một doanh nghiệp niêm yết cần bao nhiêu thời gian để thiết lập và vận hành một chức năng kiểm toán nội bộ hiệu quả?”.

Được biết, Dự thảo Nghị định về kiểm toán nội bộ sẽ sớm có hiệu lực, vì thế, các doanh nghiệp niêm yết cần bắt tay vào công tác xây dựng một chức năng kiểm toán nội bộ ngay từ bây giờ.

Tôi đề xuất Hội đồng quản trị nên bắt đầu từ một góc nhìn tổng thể về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, bao gồm chức năng kiểm toán nội bộ, để có thể nhìn thấy được những thiếu sót cần được khắc phục.

Qua việc lập một kế hoạch triển khai cụ thể cho chiến lược xây dựng kiểm toán nội bộ, Hội đồng quản trị sẽ có thể biết được họ cần tuyển dụng kiểm toán viên chuyên nghiệp, hoặc hợp tác với một đơn vị tư vấn kiểm toán, hoặc đưa ra một chiến lược khác phù hợp với thực trạng hiện tại của doanh nghiệp.

Từ kinh nghiệm chuyên môn, việc một công ty niêm yết thiết lập và vận hành một chức năng kiểm toán nội bộ hoàn chỉnh và hiệu quả dự kiến trung bình sẽ mất từ 2 đến 4 tháng. Đây không nhất thiết phải là một dự án quá lớn, nên đối với doanh nghiệp nhỏ, quá trình này sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn.

Tôi được biết, nhiều doanh nghiệp niêm yết vẫn lo ngại rằng, quá trình này sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức. Không hẳn như vậy. Khó khăn sẽ được hóa giải nếu các bạn quyết tâm làm và làm với sự hỗ trợ của những đối tác đủ sức giúp doanh nghiệp.

(Trích dẫn: www.nhadautu.vn)

2020-03-20T14:05:04+07:00
Liên hệ