Hội nhập AEC: Kiểm toán viên VN sẽ cạnh tranh ra sao để tìm việc?

//Hội nhập AEC: Kiểm toán viên VN sẽ cạnh tranh ra sao để tìm việc?
KT Viet Nam trong ky nguyen hoi nhap IFRS_website
Mung xuan hai loc 2024_web
HB CIA_Banner website
Uu dai ACCA (1)_website2
Phân tích đầu tư tài chính CFA_website copy 2
Chinh phục CMA_xuan_Banner Website 1920×381
Thong thao IFRS_website copy
Quản trị Nguồn Vốn và Tài Chính_CTP_Banner Website
dịch vụ cho thuê phòng học hội thảo 1
Banner 15 năm-03

Hội nhập AEC: Kiểm toán viên VN sẽ cạnh tranh ra sao để tìm việc?

“VN có 5.000 kế toán, kiểm toán viên có chứng chỉ của các Hiệp hội quốc tế. Số ít trong đó làm cho hãng nước ngoài có lương tháng từ vài chục tới cả trăm triệu đồng. Phần còn lại lương chỉ hơn 10 triệu đồng, chỉ bằng 1/5 – 1/10 so với đồng nghiệp trong khu vực ASEAN”.

Ông Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội Kế toán Kiểm toán VN, trao đổi với PV Dân trí tại Hội thảo “Gia nhập TPP & AEC – thời cơ thách thức với kế toán kiểm toán VN”. Chương trình do Hiệp hội kế toán kiểm toán VN và Hiệp hội kế toán công chứng Anh tổ chức tại Hà Nội hôm 18/12/2015.

Thưa ông, Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) sẽ được hình thành sau ngày 1/1/2016. Đứng ở góc độ nhân lực, ông nhìn nhận ra sao về thực trạng đội ngũ kiểm toán viên VN trước thời khắc hội nhập này?

Nhân lực làm nghề của chúng ta còn ít. Đội ngũ kế toán viên – kiểm toán viên VN có chứng chỉ của các Hiệp hội quốc tế chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng số những người hành nghề trong khối ASEAN (gần 190.000 người). Trong khi đó, kế toán và kiểm toán luôn được cao là dịch vụ cao cấp, đóng góp tích cực tăng trưởng kinh tế, tạo ra môi trường doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng.

Các quy định liên quan tới thể chế hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán hình thành chậm. Thực chất thể chế mới được hình thành từ giai đoạn năm 2005-2007. Luật Kế toán sửa đổi có hiệu lực từ năm 2017 mới thiết kế được 1 chương về dịch vụ. Để triển khai, chúng ta phải mất 1-2 năm nữa. Chưa kể thời gian “ngấm” dần vào cuộc sống phải 5-7 năm.

Về chất lượng nguồn lực cần rất nhiều yếu tố. Vấn đề đặt ra là cần có chiến lược đào tạo, huấn luyện, xây dựng. Chúng ta cần có chương trình đào tạo phù hợp với VN và thông lệ quốc tế. Quá trình đào tạo ấy không chỉ diễn ra trong nhà trường mà phải liên tục sau khi làm nghề.

Dẫu biết rằng việc gia nhập AEC sẽ có lộ trình của từng nước đề ra. Tuy nhiên, xu thế tất yếu hội nhập sẽ đặt ra thách thức của đội ngũ kiểm toán VN có chứng chỉ hành nghề quốc tế sẽ ra sao, thưa ông?

Kiểm toán là công việc có phạm vi hoạt động rộng: Từ doanh nghiệp vừa, nhỏ, lớn; ngành thương mại, dịch vụ, xây dựng…. Vì vậy, người làm nghề phải đáp ứng yêu cầu hiểu rõ, áp dụng các điều đó vào các dịch vụ khác nhau. Điều này không phải là tất cả chuyên gia kế toán – kiểm toán ít kinh nghiệm sẽ nắm bắt ngay được.

Nghề đòi hỏi bản lĩnh nghề nghiệp. Nếu không có bản lĩnh, người làm nghề có thể không dám nói hoặc làm mất đi sự thật, chi phối bởi cái lợi nào đó. Trên thế giới, điều này được giới chuyên môn rất kiêng kỵ và kiểm soát chặt.

Vì vậy, việc đào thành để thành nghề, làm việc được trong lĩnh vực này cần dày công, mất nhiều thời gian chứ không thể từ ghế nhà trường ra có thể làm được.

Để tăng cường việc chuẩn hóa và công nhận chứng chỉ hành nghề, qua đó tăng nhanh đội ngũ nhân lực kiểm toán đáp ứng nhu cầu hội nhập AEC, theo ông cần chú trọng điều gì?

Các quốc gia có quy định chung về các loại chứng chỉ hành nghề theo trường phái riêng như của Mỹ, Anh. Nhưng nói chung, dù chứng chỉ nào thì đã là kiểm toán, kế toán phải chuyên nghiệp. Đồng thời, sự chuyên nghiệp về chứng chỉ tất yếu phải được Nhà nước thừa nhận thông qua một kỳ thi.

Tại VN, chúng ta đã đặt ra từ năm 1996. Nhưng lúc đó chúng ta chưa đi theo chuẩn quốc tế mà chỉ gọi là kiểm toán viên cấp Nhà nước. Năm 1996, Bộ Tài Chính đã đặc cách công nhân gần 40 kiểm toán viên. Đây là nhóm kiểm toán viên đầu tiên. Những năm sau đó, công tác thi mới được thực hiện.

Để đảm bảo tính chuyên nghiệp hơn, tôi cho rằng Chính phủ cần chỉ đạo Bộ giáo dục, Tài chính xây dựng những quy định của nghề kế toán – kiểm toán giống như chứng chỉ hướng dẫn viên du lịch, dịch thuật, bảo hộ trí tuệ…

Mặt khác, chúng ta cần thay đổi toàn bộ quy trình tổ chức thi và cấp chứng chỉ nghề này. Nhà nước chỉ cần ban hành các quy chế, quy trình tổ chức thi, tiêu chuẩn và giám sát việc thực hiện. Công việc tổ chức thực hiện nên giao cho tổ chức hội.

Xin cảm ơn ông.

VN chỉ chiếm 3% nhân lực kiểm toán viên trong khối ASEAN có chứng chỉ quốc tế – Điều này nói lên điều gì? “Khi chúng ta đã hội nhập AEC, sự dịch chuyển lao động có chuyên môn là điều không tránh khỏi. Trong đó có kế toán, kiểm toán viên. Tại Indonexia và Philippin, tôi được biết có hơn nửa số kế toán viên hành nghề ở các nước ngoài. Họ được đào tạo rất kỹ về chuyên môn và hòa nhập kiến thức văn hóa, phong tục tập quán của các nước khác” – ông Đặng Văn Thanh nói.

Nguồn: Báo Dân trí

 

    Tags:
2016-09-05T13:38:32+07:00
Liên hệ