Giải mã ngành Phân tích Đầu tư Tài chính_web
Strategic Updates on Tax & Management Accounting 2025_web
Mung xuan hai loc 2024_web
Uu dai ACCA (1)_website
Phân tích đầu tư tài chính CFA_website copy 2
Chinh phục CMA_xuan_Banner Website 1920×381
Thong thao IFRS_website copy
Quản trị Nguồn Vốn và Tài Chính_CTP_Banner Website
dịch vụ cho thuê phòng học hội thảo 1

Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS) và lộ trình triển khai IFRS sắp tới ra sao?

//Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS) và lộ trình triển khai IFRS sắp tới ra sao?
Giải mã ngành Phân tích Đầu tư Tài chính_web
Strategic Updates on Tax & Management Accounting 2025_web
Mung xuan hai loc 2024_web
Uu dai ACCA (1)_website
Phân tích đầu tư tài chính CFA_website copy 2
Chinh phục CMA_xuan_Banner Website 1920×381
Thong thao IFRS_website copy
Quản trị Nguồn Vốn và Tài Chính_CTP_Banner Website
dịch vụ cho thuê phòng học hội thảo 1

Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS) và lộ trình triển khai IFRS sắp tới ra sao?

Các doanh nghiệp Việt cần tìm hiểu dự thảo của Bộ Tài chính về đề án áp dụng IFRS và lên kế hoạch chuẩn bị kịp thời.

Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS) và lộ trình triển khai IFRS sắp tới ra sao?

Theo khảo sát tình hình áp dụng IFRS tại 166 quốc gia và vùng lãnh thổ của tổ chức IFRS Foundation, tính đến tháng 4 năm 2018, Việt Nam là một trong số 9 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới vẫn đang áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán theo tiêu chuẩn quốc gia.

Trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới, việc áp dụng IFRS như một hệ thống chuẩn về báo cáo tài chính đã được Chính phủ Việt Nam rất quan tâm. Do vậy, vào tháng 3/2019, Bộ Tài chính đã công bố dự thảo “Ðề án áp dụng chuẩn mực IFRS vào Việt Nam”, lấy ý kiến đóng góp rộng rãi và đang trong quá trình hoàn thiện đề án.

Dự thảo hướng tới việc chuẩn bị và áp dụng IFRS cho các đối tượng cụ thể là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước; các công ty niêm yết và các công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết. Theo đó, lộ trình triển khai áp dụng IFRS được chia thành ba giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 (từ 2019 đến 2021) là giai đoạn chuẩn bị. Bộ Tài chính công bố bản dịch IFRS ra tiếng Việt, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng các hướng dẫn áp dụng IFRS…
  • Giai đoạn 2 (từ 2022 đến 2025) sẽ có các doanh nghiệp tự nguyện hoặc được lựa chọn bởi Bộ Tài chính để áp dụng IFRS khi lập báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính riêng.
  • Giai đoạn 3 (từ sau 2025 trở đi) sẽ áp dụng IFRS bắt buộc cho báo cáo tài chính hợp nhất của tất cả các công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước; tất cả các công ty niêm yết; các công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết.

Các doanh nghiệp cũng được tự nguyện lập báo cáo tài chính riêng theo IFRS khi doanh nghiệp đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và giải trình rõ ràng, minh bạch với cơ quan thuế, cơ quan quản lý, giám sát về việc xác định nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

Khi nào doanh nghiệp nên bắt đầu chuẩn bị cho việc áp dụng IFRS?

Trong giai đoạn Việt Nam đang hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam cần làm quen và lập kế hoạch áp dụng IFRS trong tương lai gần. Các doanh nghiệp nằm trong đối tượng được yêu cầu chuyển đổi hoặc có kế hoạch áp dụng IFRS cần xây dựng lộ trình cụ thể cho quá trình này.

Thời gian chuẩn bị cho việc áp dụng IFRS có thể khác nhau ở từng doanh nghiệp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ năng lực chuyên môn, điều kiện hệ thống thông tin quản lý và tính chất ngành nghề. Theo kinh nghiệm tư vấn triển khai IFRS của PwC, doanh nghiệp nên chuẩn bị trước thời điểm áp dụng chính thức IFRS ít nhất 2 – 3 năm.

Cần nhận thức rằng, quá trình chuyển đổi báo cáo và giai đoạn đầu lập báo cáo tài chính theo IFRS thực sự là một thách thức lớn. Trong quá trình hỗ trợ các doanh nghiệp chuẩn bị cho việc chuyển đổi sang IFRS, chúng tôi nhận thấy nhiều doanh nghiệp đang đánh giá thấp những yêu cầu và tác động đa chiều của quá trình chuyển đổi. Thực tế, chuẩn mực IFRS yêu cầu các kỹ thuật khá phức tạp và đòi hỏi một số đánh giá mang tính chủ quan, như việc thực hiện các ước tính về giá trị hợp lý, lãi suất thực, tổn thất lợi thế thương mại…

Hiện nay, tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp chưa có đủ năng lực chuyên môn và độ mở của thông tin thị trường còn nhiều hạn chế. Do vậy, nếu không có thời gian chuẩn bị thì việc áp dụng IFRS khó thành công.

Ðể chủ động trong giai đoạn chuyển giao, ngay từ bây giờ, doanh nghiệp cần cam kết đầu tư nhân sự để nghiên cứu và nâng cao năng lực đội ngũ về IFRS, chủ động phân tích các khác biệt tiềm tàng của IFRS so với Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) liên quan đến doanh nghiệp mình; đồng thời, xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin cần thiết. Doanh nghiệp cần lưu ý và ước tính chi phí đầu tư ban đầu cho dự án chuyển đổi này trong ngân sách hoạt động của công ty trong những năm tới.

Nguồn: Đầu Tư Chứng Khoán

2020-03-20T13:27:24+07:00
Liên hệ