Áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế IFRS và Một số vấn đề đặt ra khi áp dụng

/, Tin chuyên ngành/Áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế IFRS và Một số vấn đề đặt ra khi áp dụng
QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN THÔNG QUA VỐN LƯU ĐỘNG_website copy 2
FPAC Tối Ưu Hoá Hiệu Quả Tài Chính_web
Banner 15 năm-03
Ra mắt lần đầu tiên FPAC_web
z5667283032609_97d481b1509ba7278f9e19efa91c8f40
Uu dai ACCA (1)_website
Phân tích đầu tư tài chính CFA_website copy
Chinh phục CMA_Banner Website 1920×381
Thong thao IFRS_website
Quản trị Nguồn Vốn và Tài Chính_CTP_Banner Website
ISCAccountify – Nền tảng học khóa ngắn hạn trực tuyến quốc tế_website copy
dịch vụ cho thuê phòng học hội thảo 1
Uu dai ACCA (1)_website

Áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế IFRS và Một số vấn đề đặt ra khi áp dụng

Báo cáo Tài chính Quốc tế IFRS

Bộ Tài chính đã ban hành Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam với những lộ trình cụ thể trong việc áp dụng toàn bộ hay từng phần có điều chỉnh phù hợp với Việt Nam. Điều này nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập, hòa hợp với Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế IFRS.

Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam

Ngày 16/3/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 345/QĐ-BTC phê duyệt Đề án “Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam” nhằm hướng tới áp dụng IFRS và Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Việt Nam mới (VFRS) theo hướng IFRS từ sau năm 2025. Theo đó, lộ trình gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn chuẩn bị (2020-2021)

Bộ Tài chính chuẩn bị các điều kiện cần thiết như: Công bố bản dịch IFRS ra tiếng Việt; Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng IFRS; Xây dựng cơ chế tài chính liên quan; Đào tạo nguồn nhân lực, quy trình triển khai cho các doanh nghiệp (DN).

Giai đoạn tự nguyện (2022–2025)

  1. Đối với BCTC hợp nhất, các DN sau có nhu cầu và đủ nguồn lực, thông báo cho Bộ Tài chính trước khi tự nguyện áp dụng IFRS tại Việt Nam để lập BCTC hợp nhất: Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước quy mô lớn hoặc có các khoản vay được tài trợ bởi các định chế tài chính quốc tế;  Công ty mẹ là công ty niêm yết;­ Công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết; Các công ty mẹ khác nhu cầu và đủ nguồn lực tự nguyện áp dụng IFRS.
  2. Đối với báo cáo tài chính riêng, các DN có 100% FDI là công ty con của công ty mẹ ở nước ngoài có nhu cầu và đủ nguồn lực, thông báo cho Bộ Tài chính trước khi tự nguyện áp dụng IFRS để lập báo cáo tài chính riêng.

Giai đoạn bắt buộc (sau 2025)

  1. Đối với BCTC hợp nhất: Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện áp dụng IFRS của giai đoạn 1, Bộ Tài chính căn cứ nhu cầu, khả năng sẵn sàng của các DN và tình hình thực tế, quy định phương án, thời điểm bắt buộc áp dụng IFRS để lập BCTC hợp nhất cho từng nhóm DN thuộc các đối tượng cụ thể: Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước; Công ty mẹ là công ty niêm yết; Công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết; Công ty mẹ quy mô lớn khác. Các công ty mẹ khác không thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng nêu trên có nhu cầu và đủ nguồn lực, thông báo cho Bộ Tài chính trước khi tự nguyện áp dụng IFRS để lập BCTC hợp nhất.
  2. Đối với BCTC riêng: Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện áp dụng IFRS của giai đoạn 1, Bộ Tài chính căn cứ nhu cầu, khả năng sẵn sàng của các DN, pháp luật có liên quan và tình hình thực tế, quy định phương án, thời điểm áp dụng bắt buộc hoặc áp dụng tự nguyện IFRS để lập BCTC riêng cho từng nhóm đối tượng, đảm bảo tính hiệu quả và khả thi.

Cách thức áp dụng IFRS tại Việt Nam

DN thuộc đối tượng áp dụng IFRS phải áp dụng tất cả quy định của IFRS đã có hiệu lực tại cùng một thời điểm. Khi IASB có sự thay đổi, bổ sung IFRS thì Việt Nam sẽ áp dụng chậm nhất sau 3 năm kể từ thời điểm các sửa đổi, bổ sung IFRS có hiệu lực. DN tự nguyện hay bắt buộc áp dụng IFRS lập BCTC hợp nhất hoặc BCTC riêng không phải lập báo cáo tài chính theo VAS, chỉ phải lập duy nhất một BCTC theo IFRS để công bố theo pháp luật Việt Nam.

Đối với DN nhỏ và vừa, không thuộc các đối tượng cụ thể bắt buộc áp dụng IFRS, sẽ áp dụng Chuẩn mực BCTC Việt Nam mới (VFRS) có điều chỉnh phù hợp với IFRS và thông lệ quốc tế. Riêng DN siêu nhỏ không có nhu cầu và điều kiện áp dụng IFRS và VFRS sẽ có hướng dẫn riêng của Bộ tài chính.

Trước ngày 31/12/2024, Bộ Tài chính sẽ ban hành mới hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam theo hướng phù hợp với IFRS, yêu cầu quản lý, điều hành của Việt Nam và nhu cầu của DN. Sau đó, Bộ Tài chính sẽ thường xuyên rà soát lại VAS, cập nhật những thay đổi của IFRS để đảm bảo VAS phù hợp ở mức độ cao nhất với thông lệ quốc tế.

Một số vấn đề đặt ra

Một là, thị trường tài chính và thị trường vốn chưa đủ phát triển.

Để đáp ứng nguyên tắc giá trị hợp lý của IFRS, thị trường cần phải hoạt động hiệu quả, cung cấp được những số liệu, thông số tài chính đáng tin cậy. Ngoài ra, IFRS có mục tiêu thể hiện, ghi lại các giao dịch tài chính thuộc nền kinh tế phát triển có nhiều công cụ tài chính phức tạp. Trong khi đó, thị trường tài chính và thị trường vốn Việt Nam chưa đủ phát triển do chưa đầy đủ các công cụ tài chính. Điều này dẫn đến khó khăn khi áp dụng IFRS.

Hai là, các DN không muốn công khai tình hình tài chính.

Điều kiện khi áp dụng các IFRS là các thông tin tài chính của DN sẽ chính xác hơn, tin cậy hơn với việc nâng cao trách nhiệm giải trình của DN. Điều này khiến DN hoạt động không hiệu quả sẽ khó lòng có được BCTC khả quan như hiện tại. Các DN hoạt động kém có tâm lý sợ ảnh hưởng đến giá trị chứng khoán, xếp hạng và duy trì điều kiện được niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Ba là, thiếu đội ngũ nhân lực.

Áp dụng IFRS tại Việt Nam cần có đội ngũ nhân lực có trình độ, bởi có sự chênh lệch giữa VAS và IFRS. Tuy nhiên, nguồn nhân lực được đào tạo về các chuẩn mực này tại Việt Nam có rất ít. Việt Nam đang thiếu hụt lớn nguồn nhân lực có kỹ năng, hiểu biết và áp dụng IFRS.

Bốn là, bất đồng ngôn ngữ.

IFRS được soạn thảo bằng tiếng Anh, trong khi các hầu hết kế toán viên, kiểm toán viên, nhà đầu tư và DN Việt Nam còn hạn chế tiếng Anh. Vì vậy, việc hiểu chính xác thuật ngữ, cập nhật tin tức và áp dụng IFRS ở Việt Nam cũng sẽ gặp khó khăn.

Năm là, sự chồng chéo của các văn bản quy phạm pháp luật.

Hiện nay, Việt Nam có 3 văn bản quy phạm pháp luật có tác động đến công tác tài chính của DN, gồm: chính sách thuế, chuẩn mực báo cáo tài chính và cơ chế tài chính. Do đó, áp dụng IFRS, DN lúng túng không biết áp dụng nguyên tắc, quy định nào cho một giao dịch có sự khác biệt cách xử lý của các văn bản quy phạm pháp luật và IFRS.

Theo Khánh Hằng, nội dung từ Tạp chí Tài Chính

Cập nhật kiến thức IFRS để bắt kịp sự thay đổi trong tương lai

Để giúp nhân sự Kế toán – Tài chính chuẩn bị sẵn sàng cho lộ trình Việt Nam áp dụng IFRS, Smart Train – Tổ chức Đào tạo Kế toán, Kiểm toán, Tài chính uy tín suốt hơn 11 năm, đối tác đào tạo đạt chuẩn của ACCA – giới thiệu các khóa học IFRS từ cơ bản đến nâng cao. Với những khóa học này, bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về các tình huống liên quan đến IFRS, cập nhật kiến thức cùng những giảng viên có kinh nghiệm thực tiễn phong phú và biết cách ứng dụng vào thực tế.

2022-11-21T18:15:01+07:00
Liên hệ