So Sánh FPAC và CFA: Nên Chọn Chứng Chỉ Nào Là Phù Hợp?

//So Sánh FPAC và CFA: Nên Chọn Chứng Chỉ Nào Là Phù Hợp?
Thành công trong nghề phân tích đầu tư_website (2)
Back to school 2024_website
FPAC chứng nhận_web
z5667283032609_97d481b1509ba7278f9e19efa91c8f40
Uu dai ACCA (1)_website
z5666035514029_97d63d9e098c5c24278da0bc952230d1
Chinh phục CMA_Banner Website 1920×381
Thong thao IFRS_website
z5575647341201_9004c475f172ef2ba8f8e3e075b3be17
ISCAccountify – Nền tảng học khóa ngắn hạn trực tuyến quốc tế_website copy
dịch vụ cho thuê phòng học hội thảo 1

So Sánh FPAC và CFA: Nên Chọn Chứng Chỉ Nào Là Phù Hợp?

So sánh chứng chỉ FPAC và CFA, phân tích điểm khác biệt về nội dung học, chi phí và cơ hội nghề nghiệp để giúp bạn chọn chứng chỉ phù hợp

So Sánh FPAC và CFA

Giới Thiệu Chung Về Chứng Chỉ FPAC và CFA

Chứng Chỉ FPAC (Financial Planning & Analysis Certification)

Chứng chỉ FPAC (Financial Planning & Analysis Certification), do Hiệp hội Tài chính và Kế toán Quốc tế (AFP) cấp, là một trong những chứng chỉ hàng đầu dành cho những ai muốn chuyên sâu vào lĩnh vực lập kế hoạch và phân tích tài chính doanh nghiệp. Chứng chỉ này đặc biệt phù hợp cho những người làm việc trong các bộ phận tài chính của doanh nghiệp, nơi các quyết định chiến lược tài chính được đưa ra để cải thiện hoạt động và hiệu quả kinh doanh.

Chương trình FPAC tập trung vào việc trang bị các kỹ năng quan trọng trong việc phân tích dữ liệu tài chính, lập các kế hoạch ngân sách dài hạn, và dự báo tình hình tài chính dựa trên các chỉ số hiệu quả hoạt động (KPIs). Ngoài ra, FPAC cũng nhấn mạnh khả năng ra quyết định dựa trên dữ liệu, điều này giúp các chuyên gia tài chính có thể đưa ra những quyết định chính xác và mang tính chiến lược cho doanh nghiệp của mình.

Chứng Chỉ CFA (Chartered Financial Analyst)

Chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analyst), do Viện CFA (CFA Institute) cung cấp, là một trong những chứng chỉ danh giá nhất trên thế giới trong ngành tài chính và đầu tư. Chương trình CFA tập trung sâu vào việc phân tích đầu tư, đánh giá chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư. Điều đặc biệt của chứng chỉ này là nó không chỉ giới hạn trong phân tích tài chính nội bộ mà còn bao quát nhiều lĩnh vực trong quản lý tài sản, tư vấn tài chính cá nhân và tổ chức.

Chứng chỉ CFA được biết đến với độ khó cao và yêu cầu kiến thức chuyên môn sâu rộng.  Ngoài các chủ đề về quản lý đầu tư, CFA còn cung cấp một nền tảng vững chắc về đạo đức nghề nghiệp và các tiêu chuẩn chuyên môn trong ngành tài chính, điều này giúp đảm bảo rằng những người đạt được chứng chỉ này không chỉ có kiến thức chuyên môn xuất sắc mà còn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghiêm ngặt trong công việc. Đây là lý do tại sao chứng chỉ CFA được rất nhiều nhà quản lý quỹ, nhà phân tích đầu tư và chuyên viên quản lý rủi ro đánh giá cao và coi như một “tấm vé vàng” trong ngành tài chính toàn cầu.

So Sánh tổng quan về 2 chứng chỉ FPAC và CFA

Tiêu Chí FPAC CFA
Tên chứng chỉ Financial Planning & Analysis Certification Chartered Financial Analyst
Tổ Chức Thành Lập FPAC được thành lập bởi Hiệp hội Chuyên gia Tài chính Quốc tế AFP CFA được thành lập bởi hiệp hội CFA Hoa Kỳ
Năm Thành Lập 2013 1963
Số Cấp Độ Thi 2 cấp độ 3 cấp độ
Thời Hạn Chứng Chỉ Vĩnh Viễn Vĩnh Viễn

FPAC và CFA

So Sánh chứng chỉ FPAC và CFA: Chương Trình Đào Tạo

Tiêu Chí FPAC CFA
Kiến Thức Trang Bị Chứng chỉ FPAC tập trung vào việc phát triển kỹ năng lập kế hoạch và dự báo tài chính tích hợp, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thiết lập các mục tiêu tài chính và vận hành. Học viên sẽ học cách quản lý hiệu suất dựa trên các chỉ số quan trọng và thực hiện phân tích tài chính thông qua các mô hình dữ liệu. Ngoài ra, FP&A còn trang bị khả năng quản lý sự phát triển nội bộ để phù hợp với các mô hình hoạt động và công nghệ thay đổi. Chứng chỉ CFA cung cấp nền tảng chuyên sâu về các công cụ đầu tư, định giá tài sản, và quản lý danh mục đầu tư. Học viên sẽ được trang bị kỹ năng quản lý rủi ro và lập kế hoạch tài sản, giúp họ đủ điều kiện làm việc trong các vị trí quản lý cấp cao trong lĩnh vực đầu tư. CFA còn giúp phát triển năng lực phân tích tài chính chuyên sâu, đặc biệt là trong quản lý danh mục đầu tư và tài chính quốc tế.
Hệ Thống Môn Học Part 1: Financial Acumen

  • Introduction to Financial Planning & Analysis
  • FP&A’s Role in Organizational Strategy
  • The Economic Environment
  • Introduction to Financial Account
  • Understanding Financial StatementsFundamentals of Managerial & Cost Accounting
  • Principles of Corporate Finance
  • Capital Budgeting
  • Working Capital Management

Part 2: Financial Analysis and Business Support 

  • Financial Statement Analysis
  • Sales & Revenue Projections
  • Financial Statement Projection
  • Budgeting & Variance Analysis
  • Risk Management Analysis & Tools
  • Spreadsheet Functions
  • Model Building
  • Working with Data
  • Data Presentation & Visualization
  • Managing FP&A Projects
  • Effective Communication & Presentation Skills
  • Ethical and Professional Standards
  • Quantitative Methods
  • Economics
  • Financial Statement Analysis
  • Corporate Issuers
  • Equity Investments
  • Fixed Income
  • Derivativesx
  • Alternative Investments
  • Portfolio Management and Wealth Planning
Cơ Hội Nghề Nghiệp
  • Quản lý phân tích tài chính và lập kế hoạch
  • Chuyên viên phân tích tài chính và lập kế hoạch cao cấp
  • Chuyên viên phân tích tài chính và lập kế hoạch
  • Giám đốc tài chính
  • Phó chủ tịch tài chính
  • Giám đốc tài chính (CFO)
  • Quản lý danh mục đầu tư
  • Quản lý quan hệ khách hàng
  • Chuyên viên phân tích nghiên cứu
  • Giám đốc điều hành (CEO)
  • Tư vấn viên
  • Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp
  • Cố vấn tài chính
  • Quản lý rủi ro
Phạm Vi Ứng Dụng Tập trung vào doanh nghiệp, nội bộ Quản lý đầu tư, tư vấn tài chính cá nhân, tổ chức
Yêu cầu đầu vào
  • Có bằng cử nhân hoặc tương đương HOẶC hiện đang theo học một chương trình đại học với chuyên ngành liên quan đến tài chính (tài chính, kế toán, kinh tế hoặc kinh doanh) và chuẩn bị tốt nghiệp trong vòng hai năm.
  • Đồng ý thực hiện tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp (AFP yêu cầu học viên đồng ý tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức của AFP).
  • Đã nhận bằng cao đẳng hoặc đại học. Cần cập nhật thông tin học vấn trước khi đăng ký thi CFA Level 2.
  • Đối với Sinh viên đại học thì Thời gian dự kiến tốt nghiệp không quá 23 tháng tính đến thi CFA Level 1 và không quá 11 tháng tính đến CFA Level 2. Để thi CFA Level 3, sinh viên phải hoàn thành chương trình cử nhân hoặc tích lũy 4000 giờ kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp.
Giờ tự Học Hơn 80 giờ Hơn 900 giờ
Thời gian học trong vòng 6–12 tháng  ít nhất 3–4 năm
Học phí dao động từ 1.000 – 2.500 USD, dao động từ 3.000 – 5.000 USD

Nguồn: FPAC

Sau Khi So Sánh FPAC Và CFA: Đâu Là Chứng Chỉ Phù Hợp Cho Bạn?

Lựa chọn giữa FPAC và CFA phụ thuộc vào mục tiêu nghề nghiệp của bạn.

FPAC: Chi phí thấp hơn và thời gian hoàn thành ngắn hơn, phù hợp cho những ai muốn nhanh chóng nâng cao kỹ năng quản lý tài chính doanh nghiệp và sớm ứng dụng vào công việc.

Nếu bạn muốn phát triển trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp nội bộ và cần nhanh chóng ứng dụng kỹ năng vào thực tế, FPAC sẽ là lựa chọn tốt. Vì FPAC chủ yếu mở rộng cơ hội trong lĩnh vực quản lý tài chính nội bộ và lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp. Nó phù hợp cho những người mong muốn làm việc trong môi trường doanh nghiệp và giúp tối ưu hóa hoạt động tài chính.

CFA: Chi phí cao hơn và yêu cầu thời gian lâu dài hơn để hoàn thành, nhưng đổi lại là sự công nhận quốc tế rộng rãi và cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực đầu tư tài chính chuyên nghiệp.

Nếu bạn hướng tới quản lý đầu tư hoặc phân tích tài chính quốc tế hoặc nếu bạn có tầm nhìn xa hơn và muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực đầu tư tài chính chuyên sâu, và sẵn sàng đầu tư thời gian dài để đạt được chứng chỉ, CFA sẽ là lựa chọn phù hợp hơn. vì CFA lại mang đến cơ hội trong ngành đầu tư và tài chính chuyên sâu, đặc biệt là trong các lĩnh vực quản lý danh mục đầu tư, phân tích chứng khoán và tư vấn đầu tư. CFA phù hợp hơn cho những người muốn phát triển sự nghiệp trong ngành tài chính quốc tế và đầu tư chuyên nghiệp.

Việc lựa chọn phụ thuộc vào kiến thức hiện tại và mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Cả hai chứng chỉ đều uy tín và được công nhận trên toàn cầu. Việc sở hữu cả hai sẽ giúp bạn nổi bật về chuyên môn và giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao sự chuyên nghiệp của bạn.

Nếu bạn đang phân vân giữa chứng chỉ CMA Hoa Kỳ và ACCA, hãy liên hệ với Smart Train để nhận được sự tư vấn cụ thể.

Tìm hiểu thêm chi tiết và xem các thông tin cụ thể về chương trình đào tạo FPAC tại đây

2024-09-10T08:52:05+07:00
Liên hệ