Từ CMA đến CFO – 5 bước để chuyển mình thành công trong tương lai

//Từ CMA đến CFO – 5 bước để chuyển mình thành công trong tương lai
Phan tich bao cao tai chinh_HVNH_Banner Website
Mung xuan hai loc 2024_web
Uu dai ACCA (1)_website
Phân tích đầu tư tài chính CFA_website copy 2
Chinh phục CMA_xuan_Banner Website 1920×381
Thong thao IFRS_website copy
Quản trị Nguồn Vốn và Tài Chính_CTP_Banner Website
dịch vụ cho thuê phòng học hội thảo 1

Từ CMA đến CFO – 5 bước để chuyển mình thành công trong tương lai

CFO từ CMA

CFO Smart Train ACCA CMA

Là một nhân viên kế toán chuyên nghiệp, tôi đã trải qua nhiều khoảnh khắc được tưởng thưởng trong sự nghiệp của mình. Một trong số đó là khi tôi được đề nghị làm thành viên trong ban điều hành. Vị trí này chịu trách nhiệm tài chính tại New Sight Eye Care – một tổ chức từ thiện quốc tế. Tôi đã nhận lời và vô cùng hào hứng. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ 5 bước để chuyển mình từ một người sở hữu chứng chỉ Kế toán Quản trị Hoa Kỳ (CMA) trở thành Giám đốc Tài chính (CFO). Thêm vào đó, tôi sẽ nêu lý do mà bạn nên bắt đầu lập kế hoạch cho sự nghiệp của mình để giúp cho hành trình của bạn trở nên dễ dàng và thú vị hơn.

CMA là gì?

CMA được viết tắt cho cụm từ (Certified Management Accountant) – Chứng chỉ Kế toán Quản trị Hoa Kỳ. Đây là chứng chỉ được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong lĩnh vự kế toán quản trị. Người sở hữu chứng chỉ CMA (các CMAs) có kỹ năng chuyên sâu về kế toán, quản trị chiến lược và phát triển tài chính. Họ hiểu và áp dụng được khái niệm kế toán phức tạp trong thế giới kinh doanh. Các CMAs có thể xem xét dữ liệu tài chính của công ty và giúp ban lãnh đạo đưa ra quyết định về tương lai của công ty dựa trên dữ liệu sẵn có. Về cơ bản, các CMAs có thể giải thích cả 2 câu hỏi “cái gì” và “tại sao” đằng sau ngân sách hoặc bảng cân đối kế toán.

Lợi ích của Chứng chỉ CMA

Dưới đây là những lợi ích của việc sở hữu chứng chỉ CMA:

  • Được công nhận trên toàn cầu: Hiện tại, CMA là chứng chỉ được phát triển nhanh nhất trên toàn cầu. Bất kể bạn làm việc ở quốc gia nào, đồng nghiệp của bạn sẽ hiểu được giá trị mà bạn mang lại cho đội ngũ khi bạn có bằng cấp này.
  • Mức lương cao hơn: Hầu hết, những người có chứng chỉ CMA sẽ có khả năng kiếm được nhiều tiền hơn so với các đồng nghiệp không có chứng chỉ.
  • Nhiều cơ hội trở thành nhà lãnh đạo hơn: Có thể giải thích tầm quan trọng của các CMAs thông qua những dữ liệu tài chính và cách họ thực hiện các chiến lược hợp lý dựa trên những con số đó. Vì vậy, các CMAs thường được giao cho những vị trí lãnh đạo và mang tính ra quyết định.
  • Đảm bảo cơ hội việc làm: Trong môi trường kinh doanh không chắc chắn như hiện nay, các công ty sẽ luôn có nhu cầu tuyển dụng các CMAs.

Những yêu cầu để trở thành một CMA

Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ IMA (Institute of Management Accountants) đưa ra các yêu cầu để trở thành một CMA. Những yêu cầu này thường được gọi tắt là “3 chữ E” (trong tiếng Anh) như sau:

  • Học vấn (Education): Đạt được bằng cử nhân (hoặc cao hơn) với bất kỳ lĩnh vực nào trong vòng 7 năm sau khi vượt qua kỳ thi CMA
  • Kỳ thi (Exam): Vượt qua toàn bộ kỳ thi CMA gồm 2 phần trong vòng 3 năm kể từ khi bạn đăng ký vào chương trình CMA
  • Kinh nghiệm (Experience): Trong vòng 7 năm sau khi vượt qua kỳ thi CMA, bạn cần làm việc ít nhất 2 năm liên tục ở vị trí kế toán quản trị chuyên nghiệp hoặc quản lý tài chính.

CFO Smart Train ACCA CMA

CFO là gì?

CFO được viết tắt cho cụm từ (Chief Financial Officers), được gọi là Giám đốc Tài chính, là người có các kỹ năng về cả kế toán và lập chiến lược kinh doanh. Sau tất cả, các CFO có thể vượt ra ngoài phạm vi kế toán và họ sẽ hình dung ra bức tranh toàn cảnh của công ty. Họ phải hiểu được mọi thứ từ bảng cân đối kế toán, ngân sách đến bán hàng, tiếp thị, hoạch định chiến lược, quan hệ công chúng, chuỗi cung ứng, kênh phân phối và cách cải thiện vị thế của mình trên thị trường. Về cơ bản, giám đốc tài chính cần phải hiểu tài chính ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của công ty để đưa ra quyết định chiến lược về các bước đi trong tương lai.

5 bước chuyển mình từ CMA thành CFO

Điều này sẽ không còn là vấn đề nếu bạn đã là CMA hay dự định lấy chứng chỉ này trong tương lai. Nếu bạn muốn có một bước tiến nhảy vọt lên CFO với chứng chỉ CMA, bạn cần bắt đầu thực hiện các bước này ngay hôm nay. Dưới đây là 5 bước sẽ giúp bạn đi đúng hướng.

Bước 1: Có kinh nghiệm làm việc đa dạng

Nếu bạn muốn đạt được vị trí Giám đốc tài chính, bạn sẽ cần có bề dày kinh nghiệm. Hãy tìm kiếm các vị trí liên quan đến phân tích, lập ngân sách, tuân thủ và quản lý rủi ro. Ngoài ra, tốt nhất là bạn có thể có kinh nghiệm triển khai và đánh giá các kiểm soát nội bộ.

Hãy ghi nhớ một mẹo cần thiết: Mặc dù bạn cần có đủ kinh nghiệm trong tất cả các lĩnh vực này, nhưng bạn không cần phải trở thành một chuyên gia. Tuy nhiên, bạn phải có đủ hiểu biết về từng lĩnh vực để có thể đưa ra quyết định cho công ty của mình.

Bước 2: Mở rộng vai trò của bạn ở vị trí hiện tại

Tận dụng mọi cơ hội để mở rộng vai trò của bạn khi vẫn làm việc ở vị trí hiện tại. Nếu công ty của bạn đang tìm người đảm nhận thêm một số nhiệm vụ, hãy là người đầu tiên đăng ký. Khi bạn đảm nhận các vai trò khác tại công ty – ngay cả khi những vai trò này có vẻ “nhỏ” vào thời điểm đó – chúng cũng sẽ có thể mang giá trị tăng dần theo thời gian.

Có những kinh nghiệm không thuộc phạm trù làm việc của bạn

Đây sẽ là một trong những bước đi tốt dành cho bạn. Để thực hiện bước này, bạn cần tình nguyện cung cấp kiến thức kế toán của bạn cho một tổ chức phi lợi nhuận. Ngoài ra, hoạt động tình nguyện giúp bạn giữ liên lạc với cộng đồng của mình. Điều này có thể dẫn đến các mối quan hệ trong kinh doanh.

Hội đồng quản trị của các tổ chức phi lợi nhuận thường là một nguồn lực chưa được khai thác. Bạn sẽ có được kinh nghiệm mới và đảm nhận các vị trí lãnh đạo. Khi bạn ngồi vào Hội đồng quản trị của một tổ chức phi lợi nhuận hoặc NGO (tổ chức phi chính phủ), bạn sẽ được giao nhiệm vụ đưa ra các quyết định chiến lược định hướng cho tổ chức. Vì những quyết định này thường dựa vào tài chính, bạn sẽ có được kinh nghiệm trực tiếp giúp các thành viên hội đồng quản trị chia sẻ và phân tích dữ liệu tài chính để lập kế hoạch cho tương lai một cách hiệu quả. Nghe có vẻ quen thuộc đúng không? Loại kinh nghiệm này sẽ trực tiếp chuẩn bị cho bạn để trở thành một CFO.

Tôi đã mở rộng vai trò của mình như thế nào?

Một trong những điều cần thiết là bạn phải mở rộng vai trò của mình, ngay cả khi bạn không được trả tiền cho vai trò đó. Mỗi khi tôi đảm nhận một vị trí không được trả lương – cho dù công việc đó là cho sếp của tôi và không đi kèm với mức thù lao hoặc nếu tôi tình nguyện cho một tổ chức phi lợi nhuận – tôi tự nhắc bản thân rằng công việc làm thêm này là xứng đáng. Nó không chỉ giúp tôi có được bộ kỹ năng mới và tăng mạng lưới của mình, mà tôi biết rằng nỗ lực của tôi sẽ dẫn đến vị trí CFO trong tương lai.

Ví dụ, với tư cách là thành viên ủy ban điều hành chịu trách nhiệm về tài chính (thuật ngữ dành cho các giám đốc tài chính phi lợi nhuận) cho New Sight Eye Care, tôi thường gặp gỡ các nhà tài trợ lớn, những người muốn có cái nhìn sâu sắc về dòng tài chính của chúng tôi. Tôi phải có khả năng nói về các dòng tiền của dự án, ngân sách về vốn của các dự án, ngân sách hoạt động, chi phí quản lý chương trình và các chi phí quan trọng khác. Tôi đã học cách phân tích những vấn đề này và sử dụng chúng để đưa ra các quyết định mang tính chiến lược khi tôi tình nguyện tham gia các hội đồng phi lợi nhuận trước đó trong sự nghiệp của mình.

Bước 3: Mạng lưới và Tìm kiếm cơ hội

Vậy là ắt hẳn bạn đã biết tầm quan trọng của mạng lưới để đạt được vị trí cấp cao đầu tiên hoặc xây dựng con đường thăng tiến của bạn trong công ty. Tuy nhiên, nếu bạn đang nhắm đến một vị trí điều hành như Giám đốc tài chính, mạng lưới quan hệ trong suốt sự nghiệp của bạn cũng quan trọng không kém.

Ngoài ra, hãy để mắt đến các cơ hội, nếu bạn vẫn chưa tìm thấy vị trí trong mơ của mình, hãy lập danh sách vị trí mơ ước đó có thể nhắm đến và hoàn thành.

Bàn về những mục tiêu của bạn

Bạn có biết theo tôi nghĩ một trong những cách tốt nhất để tìm kiếm được các cơ hội tuyệt vời là gì không? Chỉ cần cho những người trong mạng lưới quan hệ của bạn biết được mục tiêu của bạn là gì. Thông thường, các cơ hội tốt nhất không được công bố công khai hoặc không được quảng cáo. Nhưng nếu những người liên hệ trong mạng lưới quan hệ của bạn biết rằng bạn đang thực sự ứng tuyển vào vị trí Giám đốc tài chính – và quan trọng hơn, bạn phải chứng minh cho họ thấy rằng bạn có các kỹ năng cho công việc đó thì bạn sẽ có nhiều khả năng nhận được một cuộc gọi điện thoại tiếp theo và một cơ hội sẽ mở ra cho bạn.

Bước 4: Có được các chứng nhận liên quan dến giáo dục

Mục tiêu của bạn là trở thành một CFO? Bạn phải biết rằng giám đốc tài chính cần có các kỹ năng độc đáo trong chiến lược kinh doanh. Đồng thời, họ phải hiểu được cách thức hoạt động của công ty từ trên xuống dưới. Là CFO, bạn sẽ giải quyết nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến lập ngân sách, lập kế hoạch, ứng phó với thị trường tài chính không chắc chắn và theo dõi tình trạng tài chính của công ty. Quan trọng hơn, bạn cần có khả năng xác định, các hành động khắc phục phù hợp và có các kỹ năng lãnh đạo để thực hiện những hành động đó.

Có thể nói, CFO cần phải là người biết về tài chính trong tất cả các khía cạnh. Nếu bạn chưa có bộ kỹ năng đó, thì có thể bạn sẽ cần một số khóa học hoặc chứng chỉ giáo dục bổ sung. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn đang nhắm đến vị trí Giám đốc tài chính trong một tổ chức lớn hoặc toàn cầu.

Bước 5: Tìm người cố vấn

Tại một thời điểm nào đó trong sự nghiệp của mình, bạn sẽ tìm thấy một người chuyên nghiệp mà bạn ngưỡng mộ và tôn trọng. Tôi đề nghị bạn nên nhờ người đó cố vấn cho bạn trong suốt sự nghiệp của bạn. Theo kinh nghiệm của tôi, nhiều giám đốc điều hành cấp cao rất vui khi được đóng vai trò là người cố vấn. Tuy nhiên, bạn phải chủ động tìm đến họ và nhờ họ giúp đỡ.

Người cố vấn của tôi là một trong những đồng minh lớn nhất của tôi. Tôi không chắc mình sẽ có được vị trí như ngày hôm nay nếu không có sự hướng dẫn và hỗ trợ của cô ấy. Cô ấy đã giúp tôi xác định các lĩnh vực phát triển cá nhân và công việc. Giữ cho tôi đi đúng hướng khi tôi bắt đầu lạc lối trên con đường sự nghiệp của mình.

Con đường trở thành Ủy viên Ban chấp hành chịu trách nhiệm về tài chính của tôi

Tôi muốn chia sẻ suy nghĩ của mình về lợi ích của CMA. Và chia sẻ hành trình trở thành giám đốc tài chính cho tổ chức từ thiện quốc tế New Sight Eye Care.

Tôi đã tự biến mình trở thành ứng cử viên phù hợp cho vị trí này. Bằng cách làm theo các bước được liệt kê ở trên. Sau khi đạt được chứng chỉ kế toán, tôi đã có nhiều kinh nghiệm làm việc. Thậm chí tôi còn nhận làm công việc chuyên nghiệp bán thời gian nếu nó có một tài liệu tham khảo chuyên môn xuất sắc hoặc rèn giũa khả năng kế toán của tôi.

Tiếp đến, tôi tìm kiếm các vị trí lãnh đạo trong các công ty mà tôi đã làm việc và tình nguyện hoạt động phi lợi nhuận. Tôi cũng mở rộng vai trò của mình trong cộng đồng kế toán bằng cách viết sách và các bài báo. Tôi thậm chí còn bắt đầu một loạt các blog để tư vấn cho các CPA, CMA và các chuyên gia khác trong tương lai. Tất cả kinh nghiệm này đã cho tôi bí quyết giúp New Sight lập kế hoạch chiến lược cho tương lai và tiếp tục tạo ra ảnh hưởng trên thế giới.

Bắt đầu lập kế hoạch ngay bây giờ

Đây là lời khuyên cuối cùng: Nếu chức danh Giám đốc tài chính là mục tiêu của bạn, hãy lập kế hoạch ngay bây giờ. Không quan trọng nếu bạn đang ở giai đoạn đầu của sự nghiệp hay nếu bạn là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, hãy thực hiện những bước đầu tiên của cuộc hành trình đó ngay hôm nay.

Con đường trở thành một CFO không hề dễ dàng, vì vậy bạn càng có nhiều thời gian để hoàn thiện kỹ năng, mở rộng kinh nghiệm và xây dựng mạng lưới đồng nghiệp của mình thì sẽ càng trở nên tốt hơn.

Tương lai của các CFO

Bây giờ bạn đã biết thêm các bước cần thực hiện để chuyển mình từ CMA thành CFO! Tôi muốn cung cấp cho bạn một số thông tin chi tiết về các vị trí CFO trong tương lai. Nếu bạn nghe theo lời khuyên của tôi và bắt đầu lập kế hoạch ngay bây giờ cho vị trí Giám đốc tài chính, bạn phải xây dựng nền tảng cho những kỹ năng bạn cần.

Các thành viên của Hội đồng Tài chính Forbes đã tổng hợp một số thông tin chi tiết về tương lai của các CFO. Dưới đây là tóm tắt các dự đoán của họ:

Phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ

Các giám đốc tài chính phải phân tích dữ liệu theo cách mà họ có thể liên quan đến những thông tin quan trọng và giúp đưa ra các quyết định cho ban điều hành. Ngày càng có nhiều CFO phụ thuộc vào phần mềm sáng tạo để phân tích dữ liệu. Các giám đốc tài chính cũng sẽ phải hiểu blockchain và các giải pháp dựa trên blockchain sẽ tác động như thế nào đến tài chính và kế toán. Vì vậy, nếu bạn có kế hoạch trở thành giám đốc tài chính, hãy làm quen với công nghệ nhiều hơn.

Cá nhân tôi có thể chứng minh sự gia tăng này trong công nghệ. Ví dụ: tôi sử dụng phần mềm để giúp tôi nhanh chóng tạo báo cáo tài chính cho New Sight Eye Care. Tôi có thể cập nhật các báo cáo này theo thời gian thực, điều này cho phép toàn bộ nhóm ra quyết định phân tích các vấn đề và thực hiện các hành động khắc phục một cách nhanh chóng.

CFO + COO

Trước đây, các công ty thường có các vai trò COO (Giám đốc điều hành) và CFO riêng biệt. Tuy nhiên, khi các công ty ngày càng trở nên nhanh nhẹn hơn, họ hợp nhất các vị trí này. Để sẵn sàng cho điều này, các CFO cũng sẽ được yêu cầu lãnh đạo các quyết định và kế hoạch hoạt động.

Một vài nhắn gửi

Con đường đi từ CMA đến CFO của mỗi người sẽ khác nhau. Hành trình của chúng ta không giống nhau, nhưng tôi mong những bước này sẽ giúp bạn lập kế hoạch cho tương lai của mình. Có được kinh nghiệm rộng rãi, học hỏi nhiều nhất có thể và tìm co mình một người cố vấn.

————————–

Stephanie Ng là thành viên Ủy ban điều hành chịu trách nhiệm về Tài chính tại New Sight Eye Care. Đây là một tổ chức từ thiện được đăng ký tại Vương quốc Anh và Hồng Kông. Cô giám sát khía cạnh tài chính của New Sight ở Hồng Kông, bao gồm kế toán, thuế, quản lý tài chính .

Nguồn: www.gleim.com, tác giả Stephanie Ng

2022-04-01T16:29:22+07:00
Liên hệ