Vai trò của Giám đốc tài chính (CFO) trong việc dẫn dắt Công ty thời kỳ khủng hoảng do virut Corona (Covid-19)

//Vai trò của Giám đốc tài chính (CFO) trong việc dẫn dắt Công ty thời kỳ khủng hoảng do virut Corona (Covid-19)
Phan tich bao cao tai chinh_HVNH_Banner Website
Mung xuan hai loc 2024_web
Uu dai ACCA (1)_website
Phân tích đầu tư tài chính CFA_website copy 2
Chinh phục CMA_xuan_Banner Website 1920×381
Thong thao IFRS_website copy
Quản trị Nguồn Vốn và Tài Chính_CTP_Banner Website
dịch vụ cho thuê phòng học hội thảo 1

Vai trò của Giám đốc tài chính (CFO) trong việc dẫn dắt Công ty thời kỳ khủng hoảng do virut Corona (Covid-19)

Theo Hiệp hội Kế toán quản trị Hoa Kỳ (IMA), các CFO có vai trò quan trọng trong việc giúp công ty đối phó với sự thiệt hại kinh tế và nguy cơ phá sản mà đại dịch Covid-19 gây ra.

Khi bộ phận tài chính đảm nhận ngày càng nhiều vai trò hơn, các CFO trở thành người ra các quyết định quan trọng, cùng với CEO, trong việc đưa ra chiến lược đối phó với những ảnh hưởng của đại dịch đối với công ty của họ.

Ông Jeff Thomson – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc IMA chia sẻ: “Khi một cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi giá trị của công ty, bao gồm cả sự bền vững tài chính, CFO cần phải bình tĩnh, khống chế ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra. Họ không chỉ có nhiệm vụ cân đối tài chính hay đảm bảo công ty có đủ nguồn tài trợ để vượt qua những khủng hoảng, đại dịch hay thảm họa; mà họ còn có tầm ảnh hưởng quyết định đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.”

Thomson nhận thấy rằng trong nhiều công ty, các giám đốc điều hành (COO) làm việc dưới quyền CFO, thậm chí có trường hợp CFO đồng thời kiêm nhiệm vị trí COO. Họ – các CFO đang tham gia rất nhiều vào việc lựa chọn và quyết định chiến lược của công ty. Khởi đầu, công việc của họ chỉ là quản lý sổ sách kế toán. Dần dần, vị trí của họ ngày càng được nâng cao và có tầm ảnh hưởng rộng lớn hơn. Ngày nay, CFO tại các công ty niêm yết thậm chí còn đảm nhận việc gặp gỡ các nhà đầu tư; phân tích thị trường; tìm kiếm khách hàng và đối tác tiềm năng.

Tại IMA, Thomson luôn đặt niềm tin vào Doreen Remmen – CFO của Hiệp hội. Ông chia sẻ: “Như trong hầu hết các công ty nhỏ, CFO của chúng tôi đồng thời là kế toán. Cô ấy có quyền kiểm soát đối với các vấn đề phân tích và hoạch định tài chính, lựa chọn chiến lược, hoạt động, công nghệ và nhân sự. Vai trò chỉ đạo của CFO có xu hướng gia tăng trong thời kỳ khủng hoảng. CFO phải trả lời các câu hỏi như: Chúng ta có đủ kinh phí hoạt động không? Công ty có đáp ứng đủ điều kiện để tiếp cận các khoản vay được ân hạn của Chính phủ không? Khoản tiền thanh toán cho những ngày nghỉ phép được hưởng lương của nhân viên có phải tính thuế không? Bài toán cho CFO là làm thế nào luôn có một bảng cân đối kế toán đẹp, dòng tiền hợp lý và kiểm soát nội bộ hữu hiệu, song song bên cạnh đó là vô số trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp trong tình hình khó khăn trước mắt và không được mắc sai lầm. Rất nhiều bài học kinh nghiệm được đúc kết từ các công ty về cách thức kiểm soát nội bộ của họ đối mặt với COVID-19.”

Theo Thomson, nhiều công ty đang vật lộn để duy trì dòng tiền trong đại dịch Covid-19. Tính thanh khoản có lẽ là vấn đề lớn nhất hiện nay. Ngay lúc này, các gói cứu trợ của Chính phủ vô cùng có ý nghĩa. Và CFO, với tầm ảnh hưởng của mình, có khả năng chèo chống công ty vượt qua khó khăn.

Rất nhiều công ty đang phải đối mặt với các thách thức về khả năng tiếp tục tồn tại, ông Raef Lawson, Phó chủ tịch cấp cao của IMA cho biết. Quản trị tài chính là chìa khóa để giúp các công ty có dòng tiền ổn định. Công ty hiện nay có bao nhiêu tiền mặt? Cần phải vay thêm bao nhiêu để duy trì hoạt động kinh doanh? Dự kiến hoạt động của công ty có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi virus trong vòng ba đến sáu tháng tới hoặc lâu hơn không? Một đánh giá toàn diện về hoạt động cần được thực hiện để cung cấp cái nhìn tổng quan. Đối với nhà cung cấp, cần phải xem xét hai vấn đề. Thứ nhất, tác động của Covid-19 đối với các nhà cung cấp và khả năng tìm các nguồn cung thay thế; đây có thể là một thách thức lớn trong tình hình dịch bệnh diễn biến xấu đi từng ngày. Thứ hai, hợp đồng với các nhà cung cấp: nếu công ty có thể tiếp tục hoạt động, chúng ta có thể chấm dứt mua hàng không? Điều này có thể tác động lớn đến dòng tiền của công ty. Hiện nay rất nhiều công ty đang phải đối mặt với khủng hoảng tiền mặt. Các tác động của Covid – 19 lên nhân viên của công ty cũng cần được kiểm tra và xử lý một cách tốt nhất có thể, trong khi vẫn phải duy trì khả năng tồn tại của tổ chức. Những bài học khó khăn được đúc kết từ đại dịch này có thể là cẩm nang trong tương lai như các kế hoạch dự phòng, bao gồm việc toàn bộ các công việc phải được lên kế hoạch để thực hiện từ xa. Tuy nhiên, việc đa số nhân viên đang làm việc tại nhà rất không bình thường đối với hầu hết các công ty. Đây hẳn là một thời gian đầy thách thức đối với công ty và Kế toán quản trị cần phải thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc đối phó và giải quyết ảnh hưởng của đại dịch.

Lawson cũng khuyến nghị các công ty xem xét lại các hợp đồng đặc biệt. Thứ nhất, đối với các hợp đồng bảo hiểm, cần kiểm tra liệu các sự kiện như thế này có được bảo hiểm hay không, đặc biệt là điều khoản bảo hiểm cho quá trình bị gián đoạn kinh doanh. Thứ hai, cần thiết phải xem xét các hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh và thảo luận với bên cho thuê về giá nếu công ty bị bắt buộc ngừng kinh doanh trong thời gian này. Thứ ba, các hợp đồng tín dụng đã đến thời hạn chưa? Những điều khoản trong hợp đồng có bị vi phạm bởi tác động của đại dịch không và tính khả thi trong việc thương lượng để ân hạn các khoản vay là như thế nào? Cuối cùng, hãy nhìn vào tác động đối với nhân viên. Rất nhiều công ty đang yêu cầu nhân viên nghỉ không lương hoặc sa thải họ. “Chắc chắn rằng bạn sẽ không muốn rơi vào tình thế phải tuyển dụng lại toàn bộ nhân viên của mình khi đã cho họ nghỉ việc. Bạn cần phải giúp nhân viên vượt qua giai đoạn khó khăn này để chắc chắn họ sẽ quay trở lại khi mọi chuyện trở nên tốt hơn.”

Thomson tin tưởng rằng sau khi cuộc khủng hoảng qua đi, việc lập kế hoạch của họ sẽ tốt hơn. Một trong những lý do khiến ông tin rằng IMA sẽ vượt qua đại dịch này nhanh chóng là bởi vì mọi thành viên trong tổ chức luôn có tinh thần cầu thị và học hỏi. “Những việc một CFO có thể làm để giúp công ty vượt qua đại dịch Covid-19 thực ra có thể vô cùng cơ bản. Như việc chúng tôi không có sẵn một chính sách làm việc tại nhà; ngay bây giờ chúng tôi ban hành và áp dụng. Hay chúng tôi đã không có kế hoạch quản lý khủng hoảng, tiếp tục kinh doanh và khắc phục ảnh hưởng của đại dịch; chúng tôi sẽ lập tức chuẩn bị nó. Điều đó cho thấy trong mối tương quan giữa Covid-19 và CFO, thực tế cho thấy CFO, với hiểu biết và tầm ảnh hưởng trên toàn doanh nghiệp của họ, sẽ thực sự quan trong hơn bao giờ hết.

Michael Cohn Editor-in-chief

Nguồn: AccountingToday.com

Được dịch bởi: Smart Train

2020-04-15T16:53:03+07:00
Liên hệ