Vai trò và chức năng kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp

//Vai trò và chức năng kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp
Uu dai T10_web2
Training on IFRS_banner đk1
Ra mắt lần đầu tiên FPAC_web
z5667283032609_97d481b1509ba7278f9e19efa91c8f40
Uu dai ACCA_website
Phân tích đầu tư tài chính CFA_website copy
Chinh phục CMA_Banner Website 1920×381 (1)
Thong thao IFRS_website
Quản trị Nguồn Vốn và Tài Chính_CTP_Banner Website
ISCAccountify – Nền tảng học khóa ngắn hạn trực tuyến quốc tế_website copy
dịch vụ cho thuê phòng học hội thảo 1

Vai trò và chức năng kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp

Kiểm toán nội bộ (KTNB) chiếm lĩnh vị trí rất quan trọng trong bộ máy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên có một thực tế hiện nay là hầu hết các chủ doanh nghiệp tại Việt Nam chưa nhận thức đúng về vai trò, nhiệm vụ và chức năng của kiểm toán nội bộ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bài viết đây tập trung phân tích và làm rõ vai trò và chức năng của KTNB với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Vai trò và chức năng của kiểm toán nội bộ

Nắm giữ vị trí này, họ là ai?

Về mặt học thuật, có nhiều định nghĩa khác nhau về KTNB, tuy nhiên phổ biến và được công nhận rộng rãi thì KTNB là sự đảm bảo mục tiêu một cách độc lập và các hoạt động tư vấn để làm tăng giá trị và cải thiện các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu thông qua tiếp cận một cách có hệ thống và có nguyên tắc để đánh giá và nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát cũng như quy trình quản trị.

KTNB trên thế giới và Việt Nam

Trên thế giới KTNB đã có mặt từ rất lâu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tại các nước phương Tây, sau các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nhà quản lý kinh tế trên thế giới đã đánh giá lại các mô hình và thấy được vai trò của quản trị rủi ro cũng như vai trò của KTNB đã trở nên ngày càng quan trọng.

Các công ty đã chủ động hơn trong việc xác định rủi ro, nhất là những rủi ro trọng yếu có thể tác động xấu đến hệ thống kinh doanh của họ. Đồng thời họ cũng xây dựng những phương pháp, chương trình, cách thức tiếp cận kiểm toán có hiệu quả hơn. Tại Mỹ, đất nước có thị trường chứng khoán rất phát triển thì KTNB là bộ phận bắt buộc phải có và luật Sarbenes – Oxley ra đời năm 2002 cũng quy định rõ tất cả các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán phải báo cáo về hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ công ty.

Tuy nhiên tại Việt Nam, vai trò của KTNB khá mờ nhạt, điều này một phần nguyên nhân đến từ hệ thống quản trị của các doanh nghiệp Việt Nam chưa đồng bộ. Lĩnh vực KTNB vẫn chưa thực sự thu hút được nguồn nhân lực có chuyên môn cao, đi kèm với đó là nguồn nhân lực chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu, nội dung kiểm toán cụ thể là các chương trình kiểm toán mẫu áp dụng cho loại hình KTNB chưa được ban hành, do vậy để kiểm toán các công ty đang phải tự xây dựng, do vậy rất khó đánh giá kiểm soát được chất lượng.

Đọc thêm: 

Chức năng của kiểm toán nội bộ là làm gì?

Các quan điểm trước đây cho rằng KTNB chịu trách nhiệm trong việc kiểm toán báo cáo tài chính và tập trung vào công tác kiểm tra kế toán, thông tin tài chính của công ty. Tuy nhiên quan điểm của chức năng kiểm toán nội bộ hiện đại đã được mở rộng không còn giới hạn ở công tác kiểm tra báo cáo tài chính mà thêm vào đó là công tác kiểm toán tính hiệu quả, tính tuân thủ của mọi hoạt động cũng như tư vấn cho nhà quản lý hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.

Có thể thấy, KTNB đóng vai trò là người bảo vệ giá trị cho doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ là một quan sát viên độc lập, nhằm đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ các quy định pháp luật quốc gia, đạo đức kinh doanh và quy chế hoạt động của công ty. KTNBchịu trách nhiệm phát hiện ra những sai sót trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giữ vai trò là người tư vấn và định hướng cho ban giám đốc và hội đồng quản trị về kiểm soát rủi ro.

Chức năng tiếp theo của KTNB là giúp chủ doanh nghiệp cải tiến những điểm yếu từ hệ thống quản lý và quản trị doanh nghiệp. Bằng cách phân tích, kiểm tra, giám sát quy trình hoạt động của các phòng ban trong bộ máy kinh doanh, kiểm toán nội bộ sẽ đưa ra những lời tư vấn giúp công ty hoạt động năng suất và hiệu quả hơn. Thực tế trên thế giới, các công ty có bộ phận KTNB hoạt động hiệu quả thì khả năng gian lận thấp và hiệu quả kinh doanh cao hơn.

Cho nên có thể ví von rằng chức năng Kiểm toán nội bộ được ví như ngọn hải đăng soi đường cho con thuyền doanh nghiệp đi đúng hướng giữa những cơn bão biển thị trường kinh doanh.

Kiểm toán nội bộ như ngọn hải đăng

Kiểm toán nội bộ khác kiểm toán độc lập như thế nào?

Hầu hết chúng ta khi nhắc đến kiểm toán đều khó phân biệt rạch ròi khái niệm, phạm vi công việc của những chuyên viên KTNB. Vậy đâu là sự khác biệt giữa kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ? Trong khi kiểm toán độc lập sẽ báo cáo cho cổ đông và các bên liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì KTNB sẽ báo cáo cho Hội đồng quản trị và các nhà quản lý cấp cao trong cơ cấu hoạt động quản trị của doanh nghiệp.

Về mục tiêu, kiểm toán độc lập có mục tiêu làm tăng thêm sự tin cậy và tín nhiệm của cổ đông và các bên liên quan đến quyền lợi của công ty bằng cách đưa ra các ý kiến độc lập về báo cáo tài chính. Còn KTNB có mục tiêu cung cấp cho Hội đồng quản trị, các quản lý cấp cao sự đảm bảo mà họ có thể sử dụng để thực hiện nhiệm vụ của mình trong doanh nghiệp và các bên liên quan bằng các đánh giá, tư vấn để giúp chủ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, quản trị rủi ro và kiểm soát hoạt động kinh doan của mình.

Về tính trách nhiệm, kiểm toán độc lập không có trách nhiệm trong việc tư vấn và kiểm soát rủi ro cho doanh nghiệp. Kiểm toán độc lập chỉ có trách nhiệm trong việc lập các báo cáo các vấn đề có thể ảnh hưởng đén hệ thống quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Còn KTNB có trách nhiệm kiểm soát, đánh giá rủi ro, tư vấn và báo cáo toàn bộ các rủi ro và hệ thống quản trị rủi ro cho doanh nghiệp.

Làm thế nào để trở thành kiểm toán viên nội bộ chuyên nghiệp?

Kiểm toán nội bộ đang trở thành xu thế và lựa chọn của nhiều người. Đây là nghề đang được rất nhiều tập đoàn lớn tuyển dụng săn đón kèm với chế độ đãi ngộ cao. Tuy nhiên để thành đạt với nghề nghiệp này, những kiến thức được học trong trường Đại học dường như là không đủ.

Theo kinh nghiệm của những người làm nghề KTNB thành đạt, để thành công với nghề này, người làm kiểm toán nội bộ cần hội tụ rất nhiều tố chất như tính độc lập, vững vàng kiên định, thận trọng, có tính trách nhiệm cao. Có khả năng quan sát, đưa ra  lập luận chặt chẽ, đưa ra những luận cứ rõ ràng thuyết phục. Có óc quan sát và tư duy logic cao. Ngoài ra người làm KTNB còn phải giỏi tính toán, yêu thích làm việc với các con số và kiểm tra đối chiếu các số liệu.

Học chứng chỉ hành nghề kiểm toán nội bộ CIA là cách thức giúp bạn theo đuổi con đường trở thành KTNB chuyên nghiệp. Chứng chỉ hành nghề kiểm toán nội bộ CIA cung cấp cho người học những kiến thức chuyên sâu về kiểm toán, phòng ngừa  và quản trị rủi ro, kiểm soát gian lận…

Chứng chỉ CIA được công nhận rộng rãi trên toàn cầu và cho đến nay CIA vẫn luôn được xem như một tiêu chuẩn quốc tế cho những người làm nghề KTNB muốn chứng minh năng lực chuyên môn của họ trong lĩnh vực kiểm toán tài chính.

>>Xem thêm: 5 lý do bạn học chứng chỉ kiểm toán nội bộ CIA

Smart Train hiện là đối tác đào tạo ủy quyền của Hiệp hội Kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ IIA trong việc đào tạo chứng chỉ CIA tại Việt Nam. Điều đặc biệt hơn, học phí khi theo học chứng chỉ CIA tại Smart Train chỉ bằng 1/3 mức học phí gốc khi học chứng chỉ CIA tại Hoa Kỳ. Đây là một điều kiện rất thuận lợi cho những người đang muốn theo đuổi con đường sự nghiệp trở thành kiểm toán viên nội bộ chuyên nghiệp.

 

Với mong muốn chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và mang đến các thông lệ thực hành tiên tiến về KTNB tại doanh nghiệp, Smart Train phối hợp cùng EY Consulting Việt Nam đồng tổ chức buổi giao lưu trực tuyến: “Giải Đáp Thắc Mắc Khi Triển Khai Hoạt Động Kiểm Toán Nội Bộ Tại DN”, mang đến cơ hội đặc biệt để các doanh nghiệp có thể đối thoại đa chiều cùng những chuyên gia cấp cao đến từ Bộ Tài chính, đơn vị xây dựng khung thể chế, đơn vị tư vấn, tổ chức đào tạo chuyên nghiệp và đơn vị trực tiếp thực hiện hoạt động KTNB. Bạn có thể theo dõi toàn bộ nội dung buổi giao lưu theo video sau:

2022-12-15T14:49:37+07:00
Liên hệ