Tổng hợp 6 điểm khác biệt chính giữa IAS và IFRS

//Tổng hợp 6 điểm khác biệt chính giữa IAS và IFRS
Chủ đề Các phương pháp tính giá thành_Banner Website
Ra quyết định đầu tư_website
HB CMA- T11_Banner Website 1920×381
Uu dai T11-2024-04
Banner 15 năm-03
Ra mắt lần đầu tiên FPAC_web
Uu dai ACCA (1)_website
Phân tích đầu tư tài chính CFA_website copy
Thong thao IFRS_website
Quản trị Nguồn Vốn và Tài Chính_CTP_Banner Website
ISCAccountify – Nền tảng học khóa ngắn hạn trực tuyến quốc tế_website copy
dịch vụ cho thuê phòng học hội thảo 1

Tổng hợp 6 điểm khác biệt chính giữa IAS và IFRS

Các chuẩn mực kế toán áp dụng cho doanh nghiệp đều được các cơ quan chính phủ ban hành. Chúng bao gồm các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản để hướng dẫn doanh nghiệp ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và trình bày các báo cáo tài chính. Hiện nay, IAS và IFRS là những chuẩn mực phổ biến đối với người học và người sử dụng báo cáo tài chính, tuy nhiên có rất nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu và phân biệt rõ khác biệt giữa 2 khái niệm. Vậy tại sao lại có sự phân biệt này? Hãy cũng Smart Train tìm hiểu kỹ hơn về cả 2 khái niệm để kiểm chứng xem thông tin cập nhật của bạn đã chính xác chưa nhé!

1. Tìm hiểu IAS IFRS 

  • IAS là gì?

Được viết tắt từ tên gọi International Accounting Standards, các Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IAS do Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASC – International Accounting Standards Committee) có trụ sở tại Luân Đôn ban hành, gọi chung là IAS. Các chuẩn mực này đã được đặt ra từ rất lâu, áp dụng từ năm 1973 và hỗ trợ doanh nghiệp hiểu được cách thức ghi nhận cụ thể từng giao dịch vào báo cáo tài chính.

Không phân biệt quy mô hay loại hình doanh nghiệp, trường hợp nếu một quốc gia đã chấp nhận các chuẩn mực, tất cả doanh nghiệp thuộc quốc gia đó phải có nghĩa vụ tuân thủ và sử dụng báo cáo tài chính theo các chuẩn mực.

  • Ý nghĩa của IAS?

Mục tiêu chính của việc đặt ra các tiêu chuẩn này là làm cho việc so sánh các doanh nghiệp trên toàn cầu trở nên đơn giản hơn. Bên cạnh đó, việc đặt ra các tiêu chuẩn này là tăng cường tính minh bạch, xây dựng lòng tin và củng cố phạm vi thương mại và đầu tư toàn cầu. Việc xây dựng lòng tin đối với một công ty dựa trên độ chính xác và báo cáo tài chính sẽ trở nên dễ dàng hơn với sự trợ giúp của các chuẩn mực này, điều này giúp xây dựng trách nhiệm giải trình và tính hiệu quả trên thị trường tài chính.

Với sự trợ giúp của chuẩn mực, tất cả các nhà đầu tư lớn hoặc nhỏ lẻ đều có thể đưa ra các quyết định tài chính và đầu tư tốt hơn. Các chuẩn mực cũng hỗ trợ đưa ra ý tưởng để phân tích rủi ro và giúp phân bổ vốn. Ngoài ra, các chuẩn mực này phần nào cũng làm giảm một số các loại chi phí liên quan đến việc báo cáo cho các doanh nghiệp thuộc tập đoàn đa quốc gia.

  • Bộ chuẩn mực IAS gồm bao nhiêu chuẩn mực nhỏ?

Từ năm 2001, một bộ chuẩn mực mới hơn đã ra đời, dần thay thế cho các chuẩn mực IAS đã có trước đó, gọi là IFRS. Tuy nhiên, hiện tại một số chuẩn mực IAS vẫn còn đang được sử dụng:

chuẩn mực IAS

Cụ thể, tên các chuẩn mực gồm:

IAS 1 – Trình bày báo cáo tài chính
(Presentation of Financial Statements)(Accounting for Government Grants and Disclosure of Government Assistance)xxxxxxxx
IAS 20 – Kế toán cho các khoản ưu đãi tài chính từ chính phủ và trình bày sự hỗ trợ từ chính phủ
(Accounting for Government Grants and Disclosure of Government Assistance)
IAS 32 – Các công cụ tài chính: cách trình bày
(Financial Instruments: Presentation)(Accounting for Government Grants and Disclosure of Government Assistance)xxxxxxx
IAS 2 – Hàng tồn kho
(Inventories)(The Effects of Changes in Foreign Exchange Rates)
IAS 21 – Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
(The Effects of Changes in Foreign Exchange Rates)
IAS 33 – Lãi trên mỗi cổ phiếu
(Earnings Per Share)(The Effects of Changes in Foreign Exchange Rates)
IAS 7 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
(Statement of Cash Flows)
IAS 23 – Chi phí đi vay
(Borrowing Costs)
IAS 34 – Lập BCTC giữa niên độ
(Interim Financial Reporting)
IAS 8 – Chính sách kế toán và thay đổi về ước lượng và sai sót trong kế toán
(Accounting Policies, Changes in Accounting Estimates and Errors)
IAS 24 – Trình bày các bên liên quan
(Related Party Disclosures)(Accounting Policies, Changes in Accounting Estimates and Errors
IAS 36 – Lỗ do suy giảm giá trị tài sản
(Impairment of Assets)(Accounting Policies, Changes in Accounting Estimates and Errors
IAS 10 – Các sự kiện sau niên độ báo cáo
(Events After the Reporting Period) Retirement Benefit Plans)
IAS 26 – Kế toán và báo cáo lợi ích hưu trí
(Accounting and Reporting by Retirement Benefit Plans)
IAS 37 – Dự phòng: nợ phải trả và tài sản tiềm tàng
(Provisions, Contingent Liabilities and Contingent Assets)
IAS 12 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
(Income Taxes)
IAS 27 (đc 2011) – Các báo cáo tài chính đơn lẻ
(Separate Financial Statements)
IAS 38 – Tài sản cố định vô hình
(Intangible Assets)(Income Taxes)(Income Taxes)
IAS 16 – Bất động sản, nhà máy và thiết bị
(Property, Plant and Equipment) and Joint Ventures)
IAS 28 (đc 2011) Đầu tư vào công ty liên kết và liên doanh (Investments in Associates and Joint Ventures) IAS 40 – Bất động sản đầu tư
(Investment Property) and Joint Ventures)and Joint Ventures)and Joint Ventures)
IAS 19 – Lợi ích của người lao động
(Employee Benefits) Hyperinflationary Economies)Hyperinflationary 
IAS 29 – Lập BCTC trong nền kinh tế siêu lạm phát
(Financial Reporting in Hyperinflationary Economies)
IAS 41 – Nông nghiệp
(Agriculture) Hyperinflationary Economies)Hyperinflationary Hyperinflationary

2. Tìm hiểu IFRS 

  • IFRS là gì?

Chính thức đưa vào sử dụng từ năm 2001, Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế IFRS (International Financial Reporting Standards) ra đời, thay thế IAS. Các chuẩn mực này được ban hành bởi Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) và vẫn được sử dụng phổ biến tính đến nay.

  • Ý nghĩa của IFRS?

Tương tự IAS, IFRS là bộ các chuẩn mực được thiết lập giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc lập báo cáo tài chính. Những chuẩn mực IAS được thay đổi dần thành IFRS từ năm 2001 để thiết lập ngôn ngữ kế toán phổ biến, dùng chung cho tất cả các doanh nghiệp ở các quốc gia trên toàn cầu. Các tiêu chuẩn này giúp báo cáo tài chính của một công ty minh bạch, nhất quán và dễ dàng so sánh hơn giữa các quốc gia khác nhau.

IFRS giúp doanh nghiệp hiểu rõ cách thức định khoản kế toán và phương thức phù hợp để báo cáo các tài khoản đó. Những điều này cũng giúp xác định rõ các tác động tài chính lên từng loại giao dịch. Dựa vào các tiêu chuẩn này mà tất cả các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp khác nhau ở các quốc gia khác nhau là nhất quán và đáng tin cậy. Hiện nay, IFRS như một chuẩn mực chung được hầu hết các doanh nghiệp tham khảo cho các hoạt động kinh doanh của họ.

  • Bộ chuẩn mực IFRS gồm bao nhiêu chuẩn mực nhỏ?

Tính đến nay, IASB đã cho ra mắt tổng cộng 17 chuẩn mực thuộc IFRS và hiện có 16 chuẩn mực đang được lưu hành, ứng dụng.

chuẩn mực IFRS

Cụ thể, tên các chuẩn mực gồm:

IFRS 1 – Lần đầu áp dụng IFRS (First-time Adoption of International Financial Reporting Standards) IFRS 8 – Bộ phận kinh doanh (Operating Segments) International Financial Reporting Standards) IFRS 14 – Các khoản hoãn lại theo luật định (Regulatory Deferral Accounts)International Financial Reporting Standards)
IFRS 2 – Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu (Share-based Payment) Instruments) IFRS 9 – Các công cụ tài chính: ghi nhận và đo lường (Financial Instruments) IFRS 15 – Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng (Revenue from Contracts with Customers)
IFRS 3 – Hợp nhất kinh doanh (Business Combinations) Instruments) IFRS 10 – Báo cáo tài chính hợp nhất (Consolidated Financial Statements) IFRS 16 – Thuê tài sản (Leases) IFRS 16 – Thuê tài sản (Leases) IFRS 16 – Thuê tài sản (Leases)
IFRS 5 – Tài sản dài hạn chờ để bán khi hoạt động gián đoạn (Non-current Assets Held for Sale and Discontinued Operations) IFRS 11 – Thỏa thuận liên doanh (Joint Arrangements) (Joint Arrangements)(Joint Arrangements) IFRS 17 (bản cập nhật của IFRS 4) – Hợp đồng bảo hiểm (Insurance Contracts) (Joint Arrangements)(Joint Arrangements)
IFRS 6 – Thăm dò và định giá tài nguyên khoáng (Exploration for and Evaluation of Mineral Assets) IFRS 12 – Thuyết minh về lợi ích của các đơn vị khác (Disclosure of Interests in Other Entities)
IFRS 7 – Các công cụ tài chính: thuyết minh (Financial Instruments: Disclosures) IFRS 13 – Xác định giá trị hợp lý (Fair Value Measurement) s: Disclosures)

3. Tổng hợp so sánh giữa IAS IFRS

Để giúp bạn hiểu rõ hơn những sự khác biệt căn bản, Smart Train tổng hợp một bảng so sánh chung như bên dưới nhé!

Nội dung

IAS

IFRS

Tên viết tắt International Accounting Standards: Chuẩn mực Kế toán Quốc tế International Financial Reporting Standards: Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế
Năm phát hành Các chuẩn mực được ra đời từ năm 1973 đến năm 2001 Các chuẩn mực ra đời sau năm 2001
Tổ chức/ Đơn vị ban hành Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IASC Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IASB
Cách thức trình bày và
ghi nhận tài sản dài hạn
IAS không có các quy tắc liên quan đến việc xác định, đo lường, trình bày và công bố đối với tất cả các tài sản dài hạn để bán IFRS mới và bao gồm các quy tắc liên quan đến việc xác định, đo lường, trình bày và công bố tất cả các tài sản dài hạn để bán
Số lượng chuẩn mực
(được cập nhật liên tục)
IAS bao gồm 41 chuẩn mực và đang được cải chính dần, hiện tại chỉ còn 23 chuẩn mực được áp dụng IFRS hiện bao gồm 16 chuẩn mực, trong đó chuẩn mực IFRS 17 được cập nhật và thay thế cho IFRS 4
Cải chính Trong trường hợp cải chính, các nguyên tắc của IAS sẽ bị loại bỏ Trong trường hợp có cải chính, các nguyên tắc của IFRS sẽ được xem xét

4. Tại sao cần học IFRS?

Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) hiện nay được thừa nhận và áp dụng rộng rãi phục vụ cho công tác kế toán tại 166 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, việc thay đổi các chính sách kế toán Việt Nam để tiệm cận với thế giới là nhu cầu cấp thiết hàng đầu.

Ngày 16/03/2020 vừa qua, Bộ Tài chính đã phê duyệt Đề án Áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS) tại Việt Nam. Lộ trình áp dụng IFRS được xây dựng theo từng giai đoạn, trong đó việc đưa vào áp dụng thực tế được bắt đầu từ năm 2022. Theo đó, nhu cầu nhân sự có kiến thức, kỹ năng về IFRS trở nên vô cùng cấp bách để đáp ứng kịp sự thay đổi của thị trường.

5. Học IFRS chất lượng ở đâu?

Tuy IFRS đang dần phổ biến, vẫn có rất ít trung tâm đạt chuẩn với chương trình đào tạo bài bản dành cho IFRS. Vinh dự được Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) chỉ định là đơn vị đào tạo Chứng chỉ Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế, Smart Train mang đến cho bạn chương trình học bài bản, chất lượng với chi phí tối ưu nhất.

Với 3 khóa học bao hàm từ cơ bản đến nâng cao về IFRS, kết hợp hướng dẫn chuyển đổi VAS sang IFRS cùng lịch khai giảng thường xuyên, linh hoạt, bạn sẽ được tiếp cận với kiến thức mang tính ứng dụng thực tiễn cao từ những giảng viên có chuyên môn sâu, am hiểu về IFRS. Ba khóa học của Smart Train gồm:

Đồng hành xuyên suốt cùng lộ trình học của học viên, Smart Train phối hợp cùng ACCA thường xuyên chiêu sinh khóa học nắm vững IFRS từ cơ bản đến nâng cao với các chứng chỉ CertIFR và DipIFR, đào tạo trọn gói 3 cấp độ với học phí ưu đãi.

6. Học IFRS khó không?

Việc học và thi để sở hữu chứng chỉ về IFRS không hoàn toàn đơn giản. Do là chuẩn mực mang tính toàn cầu, người học phải đọc và hiểu nhiều nguồn tài liệu bằng tiếng Anh với các từ học thuật chuyên ngành. Tuy nhiên, không có khó khăn nào là không vượt qua được.

Học viên đến với Smart Train sẽ được học với giáo trình nước ngoài chuẩn hóa, kèm theo những bài tập lấy từ ví dụ thực tế. Một điểm khác biệt ở Smart Train là giảng viên. Các thầy cô tại đây đều đã có kinh nghiệm giảng dạy ít nhất 5 năm, đồng thời đều là những người có kinh nghiệm đi làm thực tế tại các tập đoàn lớn, công ty đa quốc gia trên dưới 20 năm và sở hữu các bằng cấp quốc tế đáng ngưỡng mộ.

Với học phí phù hợp và giáo viên chất lượng, Smart Train tự tin cùng bạn chinh phục lộ trình học IFRS.

7. Tổng kết IAS IFRS chuẩn mực

Nhìn chung, cả IAS và IFRS đều giống nhau. Cả hai đều thiết lập các hướng dẫn cho doanh nghiệp để giúp họ ghi chép và duy trì các báo cáo tài chính. Cả hai chuẩn mực này đều giúp doanh nghiệp duy trì tính minh bạch, chính xác và hiệu quả trong báo cáo tài chính của họ.

Tuy nhiên, IAS là các tiêu chuẩn đã được sử dụng trước IFRS. Nếu IAS được áp dụng vào giai đoạn từ giữa năm 1973 đến 2001, thì IFRS là các tiêu chuẩn mới hơn, được sử dụng từ năm 2001 trở đi và phản ánh những thay đổi trong thực tiễn kinh doanh.

Việc đưa IFRS vào doanh nghiệp dần sẽ trở thành bắt buộc. Để nâng cao cơ hội làm việc trong những công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia, việc đầu tư kiến thức về IFRS cho bản thân là hoàn toàn cần thiết mà bạn nên chuẩn bị ngay hôm nay!

Nội dung bài được tham khảo, dịch và biên soạn từ: Difference Between IAS and IFRS (With Table) – Ask Any Difference

Xem thêm:

Tham khảo thêm video: Sự khác biệt giữa suy giảm giá trị và khấu hao là gì? Học IAS 36: Suy giảm giá trị tài sản

2022-02-16T14:11:52+07:00
Liên hệ