Chủ đề Các phương pháp tính giá thành_Banner Website
Ra quyết định đầu tư_website
HB CMA- T11_Banner Website 1920×381
Uu dai T11-2024-04
Banner 15 năm-03
Ra mắt lần đầu tiên FPAC_web
Uu dai ACCA (1)_website
Phân tích đầu tư tài chính CFA_website copy
Thong thao IFRS_website
Quản trị Nguồn Vốn và Tài Chính_CTP_Banner Website
ISCAccountify – Nền tảng học khóa ngắn hạn trực tuyến quốc tế_website copy
dịch vụ cho thuê phòng học hội thảo 1

Dự thảo: Tập đoàn Nhà nước, doanh nghiệp niêm yết bắt buộc lập báo cáo tài chính theo IFRS

//Dự thảo: Tập đoàn Nhà nước, doanh nghiệp niêm yết bắt buộc lập báo cáo tài chính theo IFRS
Chủ đề Các phương pháp tính giá thành_Banner Website
Ra quyết định đầu tư_website
HB CMA- T11_Banner Website 1920×381
Uu dai T11-2024-04
Banner 15 năm-03
Ra mắt lần đầu tiên FPAC_web
Uu dai ACCA (1)_website
Phân tích đầu tư tài chính CFA_website copy
Thong thao IFRS_website
Quản trị Nguồn Vốn và Tài Chính_CTP_Banner Website
ISCAccountify – Nền tảng học khóa ngắn hạn trực tuyến quốc tế_website copy
dịch vụ cho thuê phòng học hội thảo 1

Dự thảo: Tập đoàn Nhà nước, doanh nghiệp niêm yết bắt buộc lập báo cáo tài chính theo IFRS

Bộ Tài chính vừa gửi xin ý kiến dự thảo Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào Việt Nam (IFRS).

Đề án nhằm hướng đến hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tài chính, kế toán; tạo dựng công cụ quản lý hiệu lực, hiệu quả cho công tác quản trị, điều hành tại doanh nghiệp cũng như việc quản lý, giám sát của cơ quan chức năng Nhà nước trong giai đoạn mới, góp phần thực hiện thành công trong các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Theo nội dung của dự thảo, việc triển khai Đề án IFRS được trải qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ năm 2022 đến 2025; Giai đoạn 2 từ sau năm 2025.

Từ năm 2019 đến hết năm 2021, Bộ Tài chính chuẩn bị các điều kiện cần thiết triển khai thực hiện Đề án để đảm bảo hỗ trợ các doanh nghiệp bắt đầu áp dụng IFRS từ năm 2022, như: công bố bản dịch IFRS ra tiếng Việt, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng các hướng dẫn áp dụng IFRS…

Giai đoạn 1 từ năm 2022 đến 2025: Áp dụng IFRS tự nguyện

Đối với BCTC hợp nhất, một số doanh nghiệp từ nhóm các doanh nghiệp có nhu cầu và đủ nguồn lực tự nguyện hoặc do Bộ Tài chính lựa chọn thực hiện áp dụng IFRS để lập BCTC hợp nhất như: Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước quy mô lớn có các khoản vay được tài trợ bởi các định chế tài chính quốc tế; Công ty niêm yết; Công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết; Các công ty mẹ khác có nhu cầu và nguồn lực tự nguyện áp dụng IFRS.

Đối với BCTC riêng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có nhu cầu và đủ nguồn lực tự nguyện áp dụng IFRS để lập BCTC riêng. Khi áp dụng IFRS doanh nghiệp phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và giải trình rõ ràng, minh bạch với cơ quan thuế, cơ quan quản lý, giám sát về việc xác định nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.

Ngoài ra, đối với doanh nghiệp tự nguyện hoặc được lựa chọn áp dụng IFRS để lập BCTC hợp nhất hoặc BCTC riêng sẽ không phải lập BCTC theo VAS.

Giai đoạn 2 từ sau năm 2025: Doanh nghiệp niêm yết bắt buộc lập BCTC theo IFRS

Đối với BCTC hợp nhất, doanh nghiệp bắt buộc lập BCTC hợp nhất theo IFRS, gồm tất cả các công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước; Tất cả các công ty niêm yết; Các công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết; Các công ty mẹ khác không thuộc đối tượng bắt buộc nêu trên được khuyến khích tự nguyện áp dụng IFRS cho BCTC hợp nhất.

Trên cơ sở đánh giá kết quả áp dụng IFRS của giai đoạn 1, Bộ Tài chính căn cứ nhu cầu, khả năng sẵn sàng của các doanh nghiệp và tình hình thực tế để quy định thời điểm và lộ trình bắt buộc áp dụng IFRS cho từng nhóm đối tượng cụ thể, đảm bảo tính hiệu quả và khả thi.

Đối với BCTC riêng, các doanh nghiệp có nhu cầu và đủ nguồn lực tự nguyện hoặc được Bộ Tài chính lựa chọn áp dụng IFRS để lập BCTC riêng như Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có nhu cầu, đủ nguồn lực để áp dụng IFRS; Các doanh nghiệp khác có nhu cầu, đủ nguồn lực để áp dụng IFRS; Khi áp dụng IFRS doanh nghiệp phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và giải trình rõ ràng, minh bạch với cơ quan thuế, cơ quan quản lý, giám sát về việc xác định nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.

Bên cạnh đó, đối với doanh nghiệp bắt buộc hoặc tự nguyện lập BCTC hợp nhất hoặc BCTC riêng theo IFRS sẽ không phải lập BCTC hợp nhất theo VAS.

Nhu cầu cấp thiết áp dụng chuẩn IFRS khi lập BCTC

Theo Bộ Tài chính, mặc dù đã có những đóng góp to lớn trong giai đoạn trước đây nhưng Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) hiện nay đã trở nên lạc hậu so với mặt bằng chung thế giới do chưa được sửa đổi, bổ sung và cập nhật. Vì vậy, VAS đã bộc lộ nhiều tồn tại và hạn chế trong việc đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế đất nước cũng như việc tiếp cận với thông lệ quốc tế. Trong khi đó, khảo sát cho thấy nhiều doanh nghiệp niêm yết lớn hoặc các định chế tài chính quốc tế, đặc biệt là khối doanh nghiệp FDI có nhu cầu áp dụng IFRS do yêu cầu từ các nhà đầu tư, hợp nhất báo cáo công ty mẹ ở nước ngoài, cung cấp thông tin cho chủ nợ nước ngoài. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn khi chuyển đổi BCTC theo IFRS.

Lợi ích của việc áp dụng IFRS đối với Việt Nam

Ông Vũ Đức Chính, Cục Trưởng, Cục Quản lý Giám sát Kế toán – Kiểm toán

Theo cổng thông tin Bộ Tài chính, ông Vũ Đức Chính, Cục Trưởng, Cục Quản lý Giám sát Kế toán – Kiểm toán (Bộ Tài chính) cho rằng, việc áp dụng IFRS tại Việt Nam sẽ giúp (i) nâng cao chất lượng BCTC theo hướng tăng cường tính minh bạch và khả năng so sánh với chuẩn mực quốc tế, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội thuận lợi hơn trong việc huy động vốn trên thị trường quốc tế, (ii) tạo điều kiện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài do các DN FDI sẽ giảm bớt chi phí chuyển đổi báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam sang báo cáo tài chính theo IFRS để hợp nhất với công ty mẹ ở nước ngoài, (iii) giúp các tổ chức quốc tế có thêm căn cứ để công nhận kinh tế thị trường của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động đàm phán quốc tế về kinh tế, tài chính.

Nguồn: CafeF

 

2020-03-20T13:27:52+07:00
Liên hệ