IFRS là gì? Tại sao người làm Kế toán – Tài chính cần có kiến thức về IFRS?

//IFRS là gì? Tại sao người làm Kế toán – Tài chính cần có kiến thức về IFRS?
QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN THÔNG QUA VỐN LƯU ĐỘNG_website copy 2
FPAC Tối Ưu Hoá Hiệu Quả Tài Chính_web
Banner 15 năm-03
Ra mắt lần đầu tiên FPAC_web
z5667283032609_97d481b1509ba7278f9e19efa91c8f40
Uu dai ACCA (1)_website
Phân tích đầu tư tài chính CFA_website copy
Chinh phục CMA_Banner Website 1920×381
Thong thao IFRS_website
Quản trị Nguồn Vốn và Tài Chính_CTP_Banner Website
ISCAccountify – Nền tảng học khóa ngắn hạn trực tuyến quốc tế_website copy
dịch vụ cho thuê phòng học hội thảo 1
Uu dai ACCA (1)_website

IFRS là gì? Tại sao người làm Kế toán – Tài chính cần có kiến thức về IFRS?

IFRS là gì? Tại sao các doanh nghiệp thường yêu cầu người làm Kế toán – Tài chính cần có kiến thức về IFRS? Hãy cùng tìm hiểu về IFRS tại bài viết sau bạn nhé!

1. IFRS là gì?

IFRS là chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế. Nội dung được thiết kế và phát triển bởi một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận là Hội đồng Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB). Sự ra đời của IFRS cung cấp một khuôn khổ quốc tế về cách lập và trình bày BCTC cho các công ty đại chúng. Có thể nói đây là hướng dẫn, diễn giải chung nhất về cách lập BCTC. Hơn là thiết lập các quy tắc lập báo cáo ngành cụ thể. Đến nay, IFRS đã trở thành ngôn ngữ kế toán chung phổ biến nhất trên toàn cầu.

Theo khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới. Các quốc gia nên ưu tiên chấp nhận IFRS. Hơn là xây dựng các thông lệ kế toán theo điều kiện của từng nước. Bởi các chuẩn mực này được quốc tế chấp nhận rộng rãi. Và được vận dụng linh hoạt trong việc hợp nhất những thông lệ tốt nhất trên thế giới. Những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã chấp nhận IFRS. Và dựa theo nội dung làm cơ sở cho việc trình bày các BCTC được đệ trình của những khách hàng sử dụng các khoản vay và tín dụng của Ngân hàng này.

2. Lợi ích của việc áp dụng IFRS tại Việt Nam

IFRS hiện đã dần phổ biến với nhiều lợi ích. Mang lại cho người làm Kế toán – Tài chính nói riêng cũng như doanh nghiệp nói chung. Bao gồm các tính chất nổi trội sau:

Là “ngôn ngữ” chung

Trong bối cảnh kế toán được xem là một ngôn ngữ kinh doanh toàn cầu. Việc cho phép áp dụng IFRS sẽ giúp các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các chủ sở hữu, nhà đầu tư. Đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Có công cụ đánh giá và so sánh thông tin tài chính giữa các đơn vị theo cùng một ngôn ngữ, chuẩn mực chung. Từ đó, có thể đưa ra các quyết định kinh tế một cách phù hợp.

Dễ dàng tạo dựng khuôn khổ pháp lý theo chuẩn quốc tế

Việc áp dụng IFRS sẽ tạo điều kiện để DN đủ điều kiện niêm yết trên thị trường quốc tế. Hoặc nhận được các khoản vay ưu đãi từ các định chế tài chính quốc tế (Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, …). Thấu hiểu IFRS là gì sẽ giúp áp dụng IFRS. Từ đó sẽ tạo dựng khuôn khổ pháp lý cho việc kế toán nhiều loại công cụ tài chính, tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý.

Việc xây dựng các quy định cụ thể về công cụ tài chính, giao dịch phái sinh tác động mạnh mẽ đến cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

  • Đối với thị trường sơ cấp: Các ngân hàng và tổ chức tài chính có căn cứ pháp lý rõ ràng để hạch toán các loại công cụ tài chính được phát hành mới như hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi.
  • Đối với thị trường thứ cấp: hệ thống chuẩn mực BCTC về công cụ tài chính được ban hành đầy đủ sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư vào các công cụ tài chính phái sinh như một loại chứng khoán trên sàn giao dịch tập trung. Đặc biệt, việc áp dụng IFRS là một trong những yếu tố để nâng hạng cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nâng cao tính minh bạch và trung thực của BCTC

Thấu hiểu IFRS là gì và áp dụng IFRS sẽ nâng cao tính minh bạch và trung thực của BCTC. Qua đó, giúp bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Lý giải cho điều này. Do IFRS yêu cầu các khoản mục của BCTC phải được ghi nhận và trình bày theo bản chất hơn là hình thức. Từ đây, tác động của hình thức giao dịch đến phương pháp kế toán được giảm thiểu. Hỗ trợ làm tăng khả năng so sánh giữa BCTC của DN tại Việt Nam với các DN khác trong khu vực và thế giới.

IFRS yêu cầu trình bày và thuyết minh chi tiết về những rủi ro mà DN có thể gặp phải như: rủi ro kinh doanh, rủi ro tín dụng, rủi ro chính sách… nhằm cung cấp thông tin đầy đủ hơn cho các nhà đầu tư, chủ nợ khi quyết định đầu tư vào DN. IFRS cũng yêu cầu áp dụng nhiều mô hình tài chính để xác định giá trị tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý, giá trị có thể thu hồi, giá trị sử dụng, giá trị thời gian, giá trị nội tại…

Vì vậy, thông tin tài chính được cung cấp trên nền tảng IFRS sẽ giúp DN Việt Nam đánh giá được tình hình tài chính tại thời điểm báo cáo. Đồng thời, cũng giúp ban giám đốc có được những thông tin phục vụ tốt hơn cho việc dự báo kết quả hoạt động và dòng tiền trong tương lai. Từ đó có căn cứ và công cụ để thực hiện công tác quản trị, điều hành phù hợp với tình hình thực tiễn.

Nhìn chung

Khi áp dụng IFRS, các DN nói chung sẽ phát sinh một số chi phí đầu tư ban đầu phục vụ cho việc đào tạo lại nguồn nhân lực. Đồng thời, cũng thay đổi hệ thống thông tin, phần mềm kế toán. Mặc dù, các chi phí đầu tư ban đầu là tương đối lớn. Nhưng xét về lâu dài thì những lợi ích từ việc minh bạch hóa thông tin, thu hút nhà đầu tư không những sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn các chi phí ban đầu mà còn giúp DN phát triển ổn định, bền vững.

3. Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam

Lộ trình áp dụng này gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 – giai đoạn chuẩn bị (từ năm 2019 đến năm 2021)

Trong giai đoạn này, Bộ Tài chính chuẩn bị các điều kiện cần thiết triển khai thực hiện Đề án. Nhằm đảm bảo hỗ trợ các doanh nghiệp bắt đầu áp dụng IFRS từ năm 2022, như: công bố bản dịch IFRS ra tiếng Việt, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng các hướng dẫn áp dụng IFRS…

Giai đoạn 2 – giai đoạn thử nghiệm (từ năm 2022 đến năm 2025)

Bộ Tài chính lựa chọn 1 số doanh nghiệp (công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước, công ty niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết) để lập báo cáo tài chính hợp nhất theo IFRS. Doanh nghiệp FDI được phép tự nguyện áp dụng IFRS cho báo cáo tài chính riêng. Khi doanh nghiệp FDI đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và giải trình rõ ràng, minh bạch với cơ quan thuế,cơ quan quản lý, giám sát về việc xác định nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.

Giai đoạn 3 – giai đoạn bắt buộc áp dụng IFRS (từ sau năm 2025)

Các công ty bắt buộc phải lập báo cáo tài chính hợp nhất theo IFRS. Bao gồm tất cả các công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế nhà nước. Tất cả các công ty niêm yết t. Tất cả các công ty đại chúng có quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết. Các doanh nghiệp khác là công ty mẹ có quyền tự nguyện lập BCTC hợp nhất theo IFRS. DN cũng được tự nguyện lập báo cáo tài chính riêng theo IFRS. Khi doanh nghiệp đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và giải trình rõ ràng, minh bạch với cơ quan thuế, cơ quan quản lý, giám sát về việc xác định nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.

4. IFRS có gì khác IAS?

Sau khi hiểu IFRS là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm sự khác nhau giữa IFRS và IAS. Trên thực tế, trong nội dung học về IFRS, bạn sẽ gặp cả thuật ngữ IFRS và IAS. Vậy 2 thuật ngữ này khác nhau như thế nào? Tại sao lại có sự phân biệt đó? Để bạn có thể hiểu rõ hơn những sự khác biệt căn bản, Smart Train tổng hợp một bảng so sánh chung như bên dưới nhé!

Nội dung IAS IFRS
 Tên viết tắt International Accounting Standards: Chuẩn mực Kế toán Quốc tế  International Financial Reporting Standards: Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế
 Năm phát hành Các chuẩn mực được ra đời từ năm 1973 đến năm 2001  Các chuẩn mực ra đời sau năm 2001
 Tổ chức/ Đơn vị ban hành Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IASC  Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IASB
 Cách thức trình bày và
ghi nhận tài sản dài hạn
Không có các quy tắc liên quan đến việc xác định, đo lường, trình bày và công bố đối với tài sản dài hạn để bán  Bao gồm các quy tắc liên quan đến việc xác định, đo lường, trình bày và công bố tất cả các tài sản dài hạn để bán
 Số lượng chuẩn mực
 (được cập nhật liên tục)
Gồm 41 chuẩn mực và đang được cải chính dần, hiện tại còn 23 chuẩn mực được áp dụng  Gồm 16 chuẩn mực, trong đó chuẩn mực IFRS 17 được cập nhật và thay thế cho IFRS 4
Cải chính Trong trường hợp cải chính, các nguyên tắc của IAS sẽ bị loại bỏ  Trong trường hợp có cải chính, các nguyên tắc của IFRS sẽ được xem xét

 

💥💥 Mời bạn tìm hiểu thêm chi tiết tại: https://smarttrain.edu.vn/tong-hop-6-diem-khac-biet-chinh-giua-ias-va-ifrs/

5. Chuẩn bị điều kiện chuyển đổi từ VAS sang IFRS

Để áp dụng IFRS tại VN. Sau khi hiểu rõ IFRS là gì thì cần rà soát, kiểm tra và thiết lập lại hệ thống, quy trình. Cũng như hạ tầng của DN để đảm bảo tính trung thực của BCTC. Và đáp ứng các quy định của IFRS. Rà soát lực lượng nhân sự về kế toán, tài chính. Cũng như quản lý để có được kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo kiến thức nghiệp vụ kế toán phù hợp với tình hình mới.

Đội ngũ nhân sự làm công tác kế toán cần chủ động học hỏi và tích lũy kiến thức về IFRS. Thông qua tài liệu của Bộ Tài chính, IFRS, các trung tâm đào tạo, hiệp hội ngành nghề uy tín. Bạn cũng cần nắm được sự khác biệt giữa VAS và IFRS. Để từ đó có thể áp dụng đúng và chính xác. Hiểu được những thay đổi trong kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của DN. IFRS là gì

6. Chương trình đào tạo liên quan

Nhằm chuẩn bị kiến thức cần thiết cho công việc và thăng tiến trong sự nghiệp. IFRS sẽ rất cần thiết đối với nhân sự làm công tác kế toán. Đặc biệt, tại các tập đoàn đa quốc gia, công ty kiểm toán. Người hiện đang học tập và tích lũy kiến thức về IFRS tại các trung tâm đào tạo uy tín. Người lựa chọn học tập các chứng chỉ quốc tế. Ví dụ như chứng chỉ CertIFR hay văn bằng Kế toán Công chứng Anh Quốc (ACCA).


Hy vọng sau bài viết trên, các bạn đã hiểu IFRS là gì? Và tại sao các doanh nghiệp thường yêu cầu người làm Kế toán – Tài chính cần có kiến thức về IFRS. IFRS là một khái niệm tuy không còn quá mới tại Việt Nam. Tuy nhiên những kiến thức, kỹ năng vận dụng IFRS vẫn còn là một “bài toán khó”.

Để đồng hành cùng người làm Kế toán – Kiểm toán Việt Nam. Smart Train thường trực tiếp đào tạo các lớp học về IFRS, giúp bạn thông thạo Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế với các khóa học từ cơ bản đến nâng cao. 

2023-11-06T11:31:34+07:00
Liên hệ