Tổng quan về diễn biến của các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: thời gian thế kỷ 18-19
Kể từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, từ thể kỷ 18-19 ở châu Âu và châu Mỹ. Đó là thời kỳ hầu hết các xã hội ruộng đất nông thôn được thành thị hóa và công nghiệp hóa: Ngành công nghiệp sắt và dệt may phát triển, cùng với sự phát triển của động cơ hơi nước
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai: thời gian từ năm 1870 – 1914:
Đặc trưng là sự phát triển của ngành công nghiệp sẵn có và sự mở rộng của những ngành mới như thép, dầu và điện, điện năng được dùng để sản xuất hàng loạt, những tiến bộ trong thời kỳ này gồm điện thoại, bóng đèn và động cơ đốt trong.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3: thời gian từ 1980 đến hiện tại, đang tiếp diễn
Cuộc cách mạng số, với đặc trưng là sự tiến bộ của công nghệ từ thiết bị điện, thiết bị cơ khí analog đến công nghệ số có sẵn ngày nay. Những tiến bộ trong cuộc cách mạng số bao gồm máy tính cá nhân, internet và công nghệ thông tin truyền thông.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4: hiện nay
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển trên nền tảng cuộc cách mạng số, đặc trưng là sự phát triển những cách thức mới để làm cho công nghệ gắn liền với xã hội và con người. Cơ sở cho cuộc cách mạng là những tiến bộ về truyền thông và khả năng kết nối, được đánh giá bởi một số sự đột phá công nghệ mới nổi trong các lĩnh vực: Rô bốt, Trí tuệ nhân tạo, Điện toán lượng tử, In 3D, Xe tự lái.
Kế toán kiểm toán với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Cùng với các nước trên thế giới, Việt Nam đã và đang hội nhập hiệp định thương mại tự do thì càng cần phải chủ động chuẩn bị những nền tảng cần thiết, tiếp cận thành tựu công nghệ mới trong thời đại ngày nay để sớm đạt được các mục tiêu đề ra.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã khởi phát, chính vì vậy cần phải nắm bắt cơ hội, thuận lợi cũng như nhận thức được những khó khăn, thách thức của kế toán, kiểm toán trong cuộc cách mạng 4.0 này. Từ đó xác định rõ yêu cầu đặt ra và những việc phải làm trong lĩnh vực kế toán kiểm toán. Yêu cầu của kế toán kỹ thuật số cũng như yêu cầu hội nhập tài chính, kế toán khu vực và quốc tế, đòi hỏi phải chủ động chuẩn bị, tranh thủ tối đa các lợi thế cũng như thấy được các hạn chế, những tác động bất lợi. Chỉ ra những việc chủ yếu cần triển khai khẩn trương như: cần phải sớm thay đổi và thống nhất nhận thức lại về chức năng kế toán kiểm toán. Đổi mới căn bản, toàn diện quy trình kế toán, kiểm toán. Đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo mật và an toàn thông tin trong giao dịch, thanh toán. Đổi mới tổ chức bộ máy kế toán, chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo về chuyên môn kế toán, kiểm toán, đạo tào công nghệ và kết hợp đào tạo kế toán kiểm toán với công nghệ.
CẦN THÊM THÔNG TIN? CHÚNG TÔI Ở ĐÂY ĐỂ HỖ TRỢ BẠN