Xu hướng phát triển lĩnh vực kế toán và vấn đề đặt ra với Việt Nam

//Xu hướng phát triển lĩnh vực kế toán và vấn đề đặt ra với Việt Nam
KT Viet Nam trong ky nguyen hoi nhap IFRS_website
Mung xuan hai loc 2024_web
HB CIA_Banner website
Uu dai ACCA (1)_website
Phân tích đầu tư tài chính CFA_website copy
Chinh phục CMA_Banner Website 1920×381
Thong thao IFRS_website
Quản trị Nguồn Vốn và Tài Chính_CTP_Banner Website
dịch vụ cho thuê phòng học hội thảo 1
Banner 15 năm-03

Xu hướng phát triển lĩnh vực kế toán và vấn đề đặt ra với Việt Nam

Trong xu thế phát triển, hội nhập kinh tế gắn với công nghệ số nói chung và lĩnh vực kế toán nói riêng, đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp phải đổi mới tư duy và hành động gắn với thực tiễn, đảm bảo mang lại lợi ích thiết thực nhất.

Để thực hiện được điều này trước hết cần nắm chắc được xu thế phát triển, cơ hội và thách thức đặt ra đối với lĩnh vực kế toán trong môi trường hội nhập, cạnh tranh, từ đó, đưa ra các giải pháp vận dụng vào thực tiễn. Trên cơ sở này, bài viết khái quát xu hướng phát triển của lĩnh vực kế toán, nhận diện những cơ hội, thách thức và gợi mở một số giải pháp trong thời gian tới…

Xu hướng phát triển của lĩnh vực kế toán

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang mở ra một kỷ nguyên mới-kỷ nguyên công nghệ số, kết nối toàn cầu, mang lại cơ hội phát triển cho tất cả các ngành nghề, lĩnh vực; trong đó, linh vuc ke toan toán bị tác động rõ nét nhất. Khi ứng dụng công nghệ số, công tác kế toán không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý.

Người làm kế toán có thể thực hiện công việc ở bất cứ đâu trên thế giới, nếu đáp ứng đủ điều kiện. Trí tuệ nhân tạo có thể thay thế những công việc thủ công của kế toán như thu thập, xử lý, tính toán số liệu, nhưng những công đoạn như phân tích, tìm nguyên nhân đưa ra giải pháp cho từng tình huống cụ thể, thậm chí những tình huống chưa từng xảy ra… thì luôn cần có sự tham gia của con người. Trí tuệ nhân tạo dù không thay thế được con người, nhưng nó đang làm thay đổi môi trường, hoàn cảnh làm việc của kế toán.

Theo khảo sát của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) về kế toán chuyên nghiệp tương lai diễn ra trên 22 quốc gia trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Cụ thế, có 55% số người được khảo sát trả lời cho rằng, sự phát triển của hệ thống kế toán tự động được đánh giá tác động cao nhất trong các xu hướng, bên cạnh xu hướng như hài hòa chuẩn mực kế toán (42%), sự xâm nhập của điện toán đám mây trong kinh doanh (41%), sự biến động kinh tế (42%)…

Như vậy, sự bùng nổ của công nghệ, cùng với quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ đang và sẽ tác động không nhỏ đến lĩnh vực kế toán, tạo ra xu hướng phát triển mới, cụ thể:

  • Thứ nhất, kế toán sẽ sử dụng công nghệ ngày càng thông minh, tinh vi để nâng cao hiệu quả so với cách làm việc truyền thống và các công nghệ này có thể thay thế cách tiếp cận truyền thống. Hệ thống phần mềm thông minh (bao gồm điện toán đám mây) sẽ hỗ trợ xu hướng sử dụng dịch vụ thuê ngoài và sử dụng nhiều hơn các phương tiện truyền thông xã hội thông qua công nghệ thông minh, nhằm cải thiện cách làm việc, công bố thông tin, cam kết với bên liên quan và cộng đồng.
  • Thứ hai, toàn cầu hóa sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với lĩnh vực kế toán. Trong khi toàn cầu hóa khuyến khích sự di chuyển tự do của dòng tiền trên thị trường vốn, tăng sử dụng dịch vụ thuê ngoài của nước ngoài và chuyển giao kỹ năng nghề nghiệp; đồng thời, tiếp tục đặt ra các vấn đề địa phương cần giải quyết (với sự khác biệt về văn hóa, tài chính, thuế). Điều này tạo sự thay đổi về nhân lực trong ngành Kế toán.
  • Thứ ba, các quy định mới cùng với quy tắc công bố thông tin liên quan, ảnh hưởng lớn nhất đến ngành nghề trong những năm tới. Theo đó, người làm kế toán chuyên nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi quy định về thuế liên chính phủ để hạn chế chiến dịch chuyển lợi nhuận để tránh thuế.

Cơ hội đối với lĩnh vực kế toán Việt Nam

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với xu thế hội nhập mạnh mẽ đã và đang mang tới nhiều cơ hội trong lĩnh vực kế toán. Thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với mạng không dây đã rút ngắn khoảng cách địa lý trong thực hiện công việc kế toán.

Những tiến bộ từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là động lực giúp các cá nhân, doanh nghiệp (DN), tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kế toán Việt Nam phát triển, nắm bắt và thay đổi kịp thời để thích nghi với công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động và chất lượng công việc. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến nhận thức, hành động của mỗi cán bộ, nhân viên trong lĩnh vực kế toán, khuyến khích các cá nhân nỗ lực học tập, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, ứng dụng những tiến bộ về kỹ thuật trong công tác chuyên môn.

Vấn đề đặt ra trong lĩnh vực kế toán Việt Nam

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc, tự do thương mại, cạnh tranh bình đẳng và ngày càng gay gắt thì các thông tin tài chính cần tuân theo chuẩn mực quốc tế là tất yếu. Thời gian qua, Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), đã được xây dựng, hoàn thiện theo các Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) để phù hợp với đặc điểm nền kinh tế, cũng như tình hình DN Việt Nam trong xu thế hội nhập. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, giữa VAS và IAS/IFRS (chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế) hiện nay vẫn còn khoảng cách lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hội nhập của kế toán Việt Nam.

Xem thêm: Nắm vững IFRS từ cơ bản đến nâng cao với các chứng chỉ CertIFR và DipIFR từ ACCA

Thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã rút ngắn khoảng cách địa lý trong thực hiện công việc kế toán. Những tiến bộ từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là động lực giúp các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kế toán Việt Nam phát triển, nắm bắt và thay đổi kịp thời để thích nghi với công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động và chất lượng công việc.

Sự khác biệt lớn nhất giữa hai hệ thống này được biểu hiện cụ thể ở nhiều khoản mục trên báo cáo tài chính, cụ thể: lập theo IFRS được đánh giá theo giá trị hợp lý hoặc giá trị có thể thu; lập theo VAS thì ghi là theo giá gốc.

Thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã rút ngắn khoảng cách địa lý trong thực hiện công việc kế toán. Những tiến bộ từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là động lực giúp các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kế toán Việt Nam phát triển, nắm bắt và thay đổi kịp thời để thích nghi với công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động và chất lượng công việc.

Điều này làm cho giá trị tài sản và nợ phải trả của DN chưa phản ánh đúng như diễn biến thực tế của thị trường. Để hội nhập sâu vào quốc tế, tận dụng tốt cơ hội phát triển, kế toán Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện VAS trên cơ sở IAS.

VAS và các quy định kế toán Việt Nam luôn có những thay đổi để theo kịp, phù hợp với IAS, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập. Do đó, đòi hỏi đặt ra đối với kế toán viên là không ngừng tiếp thu cái mới, kịp thời cập nhật thông tin, đặc biệt áp dụng những phần mềm công nghệ hỗ trợ cho công việc. Các DN phải nhanh chóng cập nhật tin tức và tuân thủ theo pháp luật để ứng dụng vận hành vào hoạt động. Điều này, giúp DN hoạt động thuận lợi hơn, hội nhập nhanh hơn.

Xem thêm: Khai giảng khóa học “Chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS”

Tại Việt Nam, hiện nay công tác kế toán chủ yếu được thực hiện trên hồ sơ, giấy tờ, còn mang tính thủ công cao. Trong khi Cách mạng công nghiệp 4.0 lại chuyển hóa toàn bộ các dữ liệu đó thành thông tin điện tử, vừa đa dạng, vừa khó nắm bắt. Do vậy, về lâu dài, nếu kế toán viên không am hiểu công nghệ sẽ rất khó khăn trong thực hiện các công việc chuyên môn. Khảo sát thực tế cho thấy, kiến thức, sự hiểu biết, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của các kế toán viên Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đồng đều. Công tác đào tạo mới dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức nền, chưa chuyên sâu, đa ngành, nhất là đối với những kiến thức mang tính đặc thù công nghệ, bảo mật và trí tuệ nhân tạo…

Việc áp dụng công nghệ thông tin, các phần mềm công nghệ dành riêng cho kế toán đã giúp kế toán viên phần nào giảm bớt được sức nặng công việc. Tuy nhiên, kế toan vẫn được đánh giá là một nghề khắc nghiệt và nhiều thách thức. Khi mọi công việc đều có thể xử lý bằng công nghệ thì đạo đức nghề nghiệp trở thành yếu tố rất cần thiết. Chỉ kế toán viên có đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng sự thật mới có khả năng tạo dựng giá trị chân thực cho cổ đông để các cổ đông tiếp tục đầu tư vào DN.

Vì vậy, trước hết, mỗi kế toán phải nắm rõ được nguyên tắc ứng xử trong lĩnh vực chuyên môn, để biết hành vi đó là đúng hay chưa đúng chuẩn mực, nguyên tắc đề ra và phải hiểu được những kiến thức cơ bản nhất, sau đó mới có thể tiến đến những kiến thức cao hơn. Muốn làm được điều này, những người làm kế toán phải am hiểu kiến thức chuyên môn nền tảng, trau dồi kinh nghiệm, thường xuyên cập nhật những văn bản, chính sách mới trong lĩnh vực kế toán; Giữ vững đạo đức nghề nghiệp, đặt lợi ích công chúng lên trên lợi ích bản thân…

Bên cạnh đó, mỗi kế toán cần bồi dưỡng cho mình cách sử dụng trí tuệ nhân tạo (sử dụng công nghệ) cho công việc của mình, từ đơn giản như ứng dụng hàm excel cho tới các phần mềm kế toán, phần mềm quản trị, phân tích… đến việc bảo mật thông tin cho chính DN và chính khách hàng của mình. Thêm vào đó, cần bồi dưỡng kiến thức và vận dụng khả năng nhìn nhận vấn đề thuộc kế toán quản trị trong DN, bên cạnh xu thế kế toán tài chính như hiện nay. Đây là lĩnh vực giúp gia tăng lợi ích đầu tư cho chính DN.

Trong bối cảnh hội nhập, ngôn ngữ quốc tế là phương tiện không thể thiếu đối với mỗi kế toán viên. Cơ hội sẽ ngày càng mở rộng cho những đội ngũ kế toán viên đạt chuẩn quốc tế, được công nhận hoạt động ở nhiều nước trên thế giới… Các chứng chỉ hành nghề quốc tế có thể giúp kế toán viên Việt Nam mở rộng tối đa phạm vi hoạt động của mình, nâng cao khả năng cạnh tranh nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán của Việt Nam.

Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh gay gắt, các tổ chức, DN cung cấp dịch vụ kế toán cần áp dụng đúng chính sách, chế độ quy định của Nhà nước; Đầu tư phát triển đội ngũ nhân viên lành nghề, am hiểu sâu về chuyên môn và có khả năng hội nhập; Tăng cường công tác đào tạo phát triển các kỹ năng mềm hiệu quả, hoạt động nhóm tích cực và sử dụng thành thạo công nghệ số theo nhu cầu thị trường…

Cùng với đó, các cơ sở đào tạo, cần có những thay đổi trong quan điểm đào tạo, đào tạo xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, yêu cầu của thời đại công nghệ số. Chương trình đào tạo được xây dựng phải đảm bảo yêu cầu hội nhập và giao thoa về chất lượng với chương trình của các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới; Phát triển nội dung đào tạo giúp sinh viên sau khi ra trường thích ứng kịp thời với thời đại công nghệ số; Thiết lập mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo với các DN trong và ngoài nước…

Bên cạnh yêu cầu đặt ra đối với tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kế toán, để tận dụng tốt những cơ hội và khắc phục những hạn chế, thách thức đặt ra cần sự chung tay của Nhà nước. Theo đó, trước mắt, Nhà nước cần sớm tập trung, rà soát, hoàn thiện các văn bản pháp lý trong lĩnh vực kế toán. Cần ban hành Chuẩn mực VAS/VFRS theo hướng cập nhật và nhanh chóng tiệm cận chuẩn mực quốc tế; đồng thời, áp dụng IFRS theo 3 cấp độ: Các công ty có lợi ích công chúng thực hiện IFRS nguyên mẫu; Các công ty khác áp dụng VAS/VFRS; DN nhỏ và vừa thực hiện chế độ kế toán dành cho DN nhỏ và vừa. Việc áp dụng hoàn toàn IFRS sẽ giúp kế toán Việt Nam mở ra một thời kỳ mới làm thay đổi cách thức ghi nhận, đo lường và trình bày các yếu tố của báo cáo tài chính.

Nhà nước nên đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin một cách đồng bộ, kịp thời, đáp ứng xu thế phát triển của công nghệ số; trong đó, chú trọng xây dựng hệ thống an ninh mạng, bảo mật cao thông tin dữ liệu kế toán, kiểm toán. Bên cạnh đó, nghiên cứu, vận dụng một cách hiệu quả, phù hợp các phương pháp kiểm toán, kể cả phương pháp cơ bản và phương pháp kỹ thuật, nhất là các phương pháp thu thập, đánh giá bằng chứng kiểm toán, các phương pháp phân tích kỹ thuật trong bối cảnh nghề kế toán sử dụng chứng từ điện tử, công nghệ blockchain, điện toán đám mây…

Có chính sách ưu đãi, hỗ trợ DN đào tạo nguồn nhân lực kế toán, cũng như định hướng và khuyến khích chuyển dịch lao động trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế, không ngừng phát triển các thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán lành mạnh, bền vững; Phát triển các hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán theo xu hướng phát triển của các nước trong khu vực và quốc tế, tạo dựng và mở rộng giao lưu nghề nghiệp.

ThS. Nguyễn Thị Vân Chi – Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Thái Nguyên

Bài viết đăng trên Tạp chí Tài chính Kỳ 1 – Tháng 6/2020

Tài liệu tham khảo:

1. Học viện Tài chính (2019), Tài chính-Kế toán trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Hội thảo quốc tế);

2. Bộ Tài chính (2015), 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Thống kê;

3. Ngô Thế Chi, Trương Thị Thủy (2010), Giáo trình Chuẩn mực kế toán quốc tế, NXB Tài chính;

4. Nguyễn Văn Bảo (2019), Cơ hội và thách thức đối với kế toán-kiểm toán Việt Nam trong bối cảnh mới, Tạp chí Tài chính Kỳ 2 – Tháng 12/2019;

5. Phạm Thị Thu Oanh (2018), Kế toán, kiểm toán Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Tạp chí Tài chính.

2020-11-16T13:42:40+07:00
Liên hệ