Big4 kiểm toán là gì?
Big là một cụm từ gọi tắt những công ty thuộc top đầu trong một lĩnh vực nào đó. Thông thường, bạn sẽ nghe thấy cách gọi Big4 hoặc Big5 là phổ biến hơn hết, nhằm chỉ Top 4 hoặc Top 5 các công ty đầu ngành. Nếu như Việt Nam có Big4 ngân hàng gồm 4 tên tuổi nổi trội Vietcombank, BIDV, Agribank, Vietinbank thì trên thế giới, mỗi khi nhắc đến Big4, hay gọi rõ hơn là Big4 kiểm toán, người ta sẽ nghĩ ngay đến 4 hãng kiểm toán lớn bao gồm PwC (tên gọi cũ là PricewaterhouseCoopers), Deloitte, Ernst and Young (hay gọi tắt là EY) và KPMG.
PWC, EY, Deloitte và KPMG là 4 Big4 kiểm toán đều có mặt ở ít nhất 160 quốc gia, sử dụng 220.000 nhân viên và tạo ra doanh thu trung bình khoảng 33 tỷ đô la. |
Sơ nét về các công ty Big4 kiểm toán
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Deloitte
Deloitte có tên đầy đủ là Deloitte Touche Tohmatsu, được thành lập vào năm 1845 bởi William Deloitte. Deloitte cung cấp một số dịch vụ truyền thống như Thuế, Tư vấn, Kiểm toán & Đảm bảo và Tư vấn Tài chính Rủi ro.
Kiểm toán vẫn đóng một vai trò lớn trong khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty, mặc dù mảng kinh doanh tư vấn của Deloitte không ai sánh kịp. Trở lại đầu những năm 2000, các công ty kế toán Big4 khác đã bán hoặc cắt đứt các hoạt động Tư vấn của họ sau vụ bê bối Enron và các quy định sau đó (ví dụ: Sarbanes-Oxley hay còn gọi là “sox”). Thế nhưng, Deloitte vẫn quyết định duy trì hoạt động tư vấn nội bộ trước khi các công ty Big4 khác bắt đầu tái khởi động bộ phận tư vấn.
Bảng xếp hạng Vault đặt bộ phận tư vấn của Deloitte ngay sau Big 3 các công ty tư vấn chiến lược (McKinsey, BCG và Bain). Có thể nói, đây là một chỉ báo về sự thành công và hiệu quả của Deloitte.
Trên toàn cầu, Deloitte tự hào có một số khách hàng hàng đầu như P&G, Boeing, Starbucks, Morgan Stanley, Berkshire Hathaway.
Tại Việt Nam, Deloitte có mặt từ năm 1992 sau khi bắt tay với Công ty VACO, công ty kiểm toán độc lập đầu tiên trong nước. Sau nhiều năm hoạt động, vào năm 2007, cả hai công ty chính thức sát nhập thành Công ty TNHH hai thành viên với tên gọi Công ty TNHH Deloitte Việt Nam. Đến hiện tại, Deloitte vẫn là công ty thuần kiểm toán với mức doanh thu trên mỗi hợp đồng lên tới 700 triệu. Tuy nhiên, con số này vẫn còn được cho là có tiềm năng phát triển vì những ảnh hưởng từ sau đại dịch đã làm giảm mạnh nhu cầu kiểm toán của rất nhiều công ty. Khách hàng của Deloitte tại Việt Nam có thể được kể đến như FPT, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam,…
PwC
Big4 kiểm toán PwC là tên gọi mới chính thức của công ty PricewaterhouseCoopers. Doanh nghiệp này bắt đầu cuộc hành trình vào năm 1848 thông qua việc việc Samuel Lowell Price thiết lập công việc kinh doanh tại London. Điểm mốc chính trong lịch sử của công ty diễn ra vào năm 1998 khi PriceWaterhouse và Coopers & Lybrand hợp nhất để thành lập PwC mà chúng ta biết ngày nay. Những dịch vụ hiện tại của PwC bao gồm Kiểm toán & Đảm bảo, Thuế, Pháp lý và Tư vấn.
Mặc dù doanh thu chính của PwC đến từ các dịch vụ kiểm toán và đảm bảo, nhưng họ theo dõi cẩn thận các xu hướng toàn cầu và mở rộng sang các lĩnh vực khác để tăng trưởng đáng kể như Dữ liệu lớn (Big Data), Phân tích nâng cao (Advanced Analytics), Tính bền vững (Sustainability) và Biến đổi khí hậu (Climate Change)…
PwC có thể tự hào về một danh sách khách hàng đáng kinh ngạc như giải Oscar, Disney, IBM, Exxon, Morgan Stanley, Cisco, Goldman Sachs, Johnson & Johnson, Ford, Chevron và vô số khách hàng khác. Tổng cộng, ~ 85% số công ty trong Fortune500 có sử dụng dịch vụ của PwC.
PriceWaterhouse đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1988 nhưng mãi đến năm 2017 thì công ty mới chính thức đổi tên sang Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam. Qua nhiều năm hoạt động, PwC có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ với nhiều đối tác lớn liên quan tới các bộ ngành nhà nước. Mặt khác, khách hàng của PwC vẫn là các công ty có vốn nước ngoài nên môi trường làm việc tại đây vẫn đòi hỏi năng lực ngoại ngữ khá cao.
EY
EY (Ernst and Young) là một Big4 kiểm toán khác được thành lập bằng cách sáp nhập bởi hai công ty Arthur Young và Ernst & Whinney vào năm 1989. Giống như những công ty lâu năm khác, EY có lịch sử lâu đời chỉ cung cấp những dịch vụ tốt nhất, điều này dẫn đến việc họ sẽ ưu tiên tuyển chọn những người có kỹ năng tốt và phù hợp, bao gồm yêu cầu về tính chính trực, khả năng làm việc nhóm, tính chuyên nghiệp và sự tôn trọng; có thể thấy, đây chính những giá trị thúc đẩy một công ty kế toán. Nhân viên tại EY cũng nhận được các chương trình đào tạo và phát triển cho sự phát triển nghề nghiệp của cá nhân.
EY có một danh sách khách hàng ấn tượng bao gồm những gã khổng lồ công nghệ Google, Amazon và Facebook, hay gã khổng lồ đồ ăn nhanh McDonald’s.
Tại Việt Nam, EY lần đầu tiên có mặt là vào năm 1992 với định hướng là một công ty kiểm toán với vốn đầu từ hoàn toàn từ nước ngoài. Phát triển lợi thế chủ đạo chính là kiểm toán, sau hơn 30 năm phát triển tại thị trường Việt Nam, EY đã sở hữu số đơn vị có lợi ích công chúng đã kiểm toán hoàn toàn vượt trội so với các Big còn lại. Tuy nhiên do quá phụ thuộc vào năng lực kiểm toán, EY đang phải chịu những tổn thất to lớn do xu hướng phi kiểm toán phất lên từ các doanh nghiệp sau đại dịch.
KPMG
Big4 kiểm toán thứ tư KPMG có tên đầy đủ là Klynveld Peat Marwick Goerdeler. Trải qua nhiều vụ sáp nhập trong lịch sử của công ty, vào năm 1987, khi PMI (Peat Marwick International) hợp nhất với KMG (Klynveld Main Gordeler), KPMG của hiện tại chính thức được hình thành.
KPMG là công ty nhỏ nhất trong số 4 công ty kiểm toán Big4, tạo ra “chỉ” 25,4 tỷ đô la doanh thu và “chỉ” sử dụng khoảng 180 nghìn người (so sánh với con số trung bình được đề cập ở trên). Trên thực tế, con số này vẫn lớn hơn khoảng 5 lần so với công ty kế toán thứ 5, RSM.
Mặc dù doanh thu có thể thấp hơn các công ty Big4 khác, nhưng KPMG vẫn tự hào về một số khách hàng nổi tiếng như PepsiCo, Rolls Royce, Wells Fargo, GE, Pfizer, Hershey, Deutsche Bank, ….
Tại Việt Nam, KPMG cũng khó tránh khỏi việc có lượng doanh thu nhỏ nhất trong các Big. Một phần vào đó cũng là do KPMG là Big xuất hiện trễ nhất tại thi trường Viêt Nam, cụ thể là năm 1994. Tuy nhiên với nhu cầu phi kiểm toán đang tăng từ sau đại dịch, KPMG hoàn toàn có đủ khả nâng để có một cú chuyển mình và xây chiếm phần lớn thị phần Viêt Nạm.
——-
Do mang tính toàn cầu, môi trường làm việc của các công ty Big4 kiểm toán được chuẩn hóa theo quy chuẩn quốc tế và vô cùng chuyên nghiệp. Mặt khác, tùy vào văn hóa của đất nước mà bạn lựa chọn sinh sống và làm việc, cách thức làm việc tại mỗi công ty có thể khác biệt đôi chút. Tuy nhiên nhìn chung, quyền lợi và nghĩa vụ của nhân viên sẽ được duy trì gần như tương đồng.
>>> Tổng hợp tin tức tuyển dụng của Big4 và các công ty kế toán kiểm toán lớn khác
>>> Điều kiện miễn giảm các vòng phỏng vấn thông qua Chương trình ACCA Job Fast Track
Vì sao nhiều bạn trẻ mới tốt nghiệp mong muốn gia nhập Big4?
Big4 không yêu cầu kinh nghiệm đối với sinh viên mới ra trường
Khi mà đa phần các công việc thường yêu cầu kinh nghiệm thì Big4 hoàn toàn không yêu cầu điều này khi ứng tuyển. Đây là điểm đầu tiên thu hút một lượng lớn các bạn sinh viên mới ra trường.
Bên cạnh việc không yêu cầu kinh nghiệm, Big4 cũng không có yêu cầu khắt khe về ngành mà bạn đã từng học. Bỏ đi những rào cản này, Big4 trở thành điểm đến vô cùng hấp dẫn với các bạn chuẩn bị tốt nghiệp đại học.
Điểm sáng trong CV của bạn
Danh tiếng của Big4 là không thể phủ nhận. Ngoài ra, Big4 kiểm toán vẫn luôn nằm trong danh sách “Best places/companies to start/launch your career” hàng năm của những tạp chí uy tín thế giới.
Làm việc cho Deloitte, PwC, EY hoặc KPMG gần như cho phép bạn đặt chân vào hầu hết các công ty kế toán hoặc tổ chức tài chính mà bạn muốn, nếu bạn quyết định chuyển hướng sang làm việc tại những lĩnh vực này. Kinh nghiệm tại Big4 là một điểm sáng và sẽ thu hút được sự tôn trọng cao trong suốt sự nghiệp của bạn.
Làm việc với những người giỏi nhất – Cơ hội học hỏi từ đồng nghiệp
Big4 chỉ tuyển dụng những người giỏi nhất và sáng giá nhất, vì vậy bạn sẽ được làm việc với những cá nhân tài năng và năng động nhất trong ngành mỗi ngày. Bạn cũng sẽ hợp tác với các cá nhân từ các bộ phận khác nhau trong toàn doanh nghiệp, cả trong nước và quốc tế, có nghĩa là bạn sẽ nhanh chóng tiếp xúc với nhiều lĩnh vực mới và sẽ học được điều gì đó mới mỗi ngày.
Khách hàng quy mô lớn – Cơ hội học hỏi về quy trình của những công ty lớn
Trong năm đầu tiên với tư cách là Trợ lý kiểm toán, bạn sẽ được tiếp xúc với các quy trình kế toán và tài chính của một số doanh nghiệp lớn nhất và uy tín nhất trên thế giới. Độ lớn và chất lượng của khách hàng tại Big4 là vô song, vì vậy, bất kể bạn đi đâu, trải nghiệm của bạn sẽ hoàn toàn độc đáo.
Sự linh hoạt
Ngoài mùa bận rộn và những khi bạn phải tham gia cùng với khách hàng, thời gian còn lại bạn sẽ có rất nhiều sự linh hoạt để làm việc ở mọi nơi và mọi lúc mà bạn muốn chỉ với một điều kiện đi kèm là đảm bảo chất lượng công việc. Điều này có nghĩa là bạn sẽ có thêm thời gian cho những mối quan tâm khác, như gia đình chẳng hạn.
Tinh thần trách nhiệm
Ngay từ năm thứ hai, bạn sẽ trở thành người chịu trách nhiệm trực tiếp giám sát nhân viên cấp dưới, nghĩa là mỗi ngày bạn sẽ phải quản lý một (hoặc nhiều) nhân sự ở một mức độ nào đó. Điều này bao gồm việc quản lý và giám sát khối lượng công việc của nhân sự, giúp họ phát triển sự nghiệp và báo cáo cho quản lý cấp trên của bạn về tiến độ của họ. Rất ít nghề nghiệp có thể cung cấp kinh nghiệm quản lý trực tiếp sớm như vậy và bạn sẽ có thể áp dụng kinh nghiệm này vào vai trò tiếp theo của mình, cho dù bạn có lựa chọn tiếp tục ở lại công ty hay thay đổi công việc sang một vị trí khác.
Cơ hội phát triển
Một điểm cộng rất lớn khi làm việc tại một công ty Big4 là bạn sẽ có cơ hội phát triển và tăng trưởng đáng kể. Bạn không chỉ được đào tạo thực hành từ các chuyên gia hàng đầu và có thể lãnh đạo các đội kiểm toán/ thuế của riêng bạn ngay từ đầu trong sự nghiệp của mình, mà còn có nhiều cơ hội để luân chuyển trong doanh nghiệp vào các chuyên ngành hoặc phòng ban khác nhau, chẳng hạn như Tài chính doanh nghiệp , Phân tích dữ liệu hoặc Kế toán pháp lý. Ngoài ra, bạn sẽ có một lộ trình nghề nghiệp rõ ràng cho phép bạn đạt được sự thăng tiến thường xuyên, tham gia các cuộc biệt phái quốc tế hoặc luân chuyển đến các văn phòng khác nhau trên khắp thế giới.
Đảm bảo về công việc
Trong thời kỳ đại dịch Covid-19 diễn ra, nhiều người trong ngành kế toán và tài chính tại các doanh nghiệp trên thế giới không thể đảm bảo được công việc của mình. Trong khi đó, Big4 vẫn tương đối bình yên và hoạt động kinh doanh tiếp tục phát triển, ngay cả trong trường hợp kinh tế suy thoái hoặc khủng hoảng tài chính. Trong tình hình thế giới với nhiều bất ổn hiện nay, một vị trí trong các doanh nghiệp này vẫn có thể được coi là một vị trí tương đối an toàn.
>>> Big 4 thật hấp dẫn? Xem thêm: Tiêu chí và Cách thức gia nhập Big4
>>> Có phải Big 4 chỉ toàn hoa hồng? Xem thêm: Mặt trái của Big4 kiểm toán
Công ty nào của Big4 sẽ phù hợp với bạn?
Điểm giống nhau
Điểm chung khi lựa chọn các công ty của Big 4 là bạn sẽ phải sẵn sàng làm việc một cách chăm chỉ và thời gian nghỉ ngơi của bạn sẽ bị giới hạn. Tuy nhiên, khi tham gia vào bất kì công ty nào của Big4, bạn cũng sẽ có con đường phát triển vô cùng rộng mở.
Deloitte
Về quy mô, Deloitte luôn nằm trong vị trí những công ty dẫn đầu của Big4 và mang tính cạnh tranh khốc liệt. Do vậy, áp lực công việc công việc của công ty cũng sẽ có phần cao hơn. Nhưng đây cũng là một điểm sáng giá cho những bạn thực sự có ước muốn học hỏi và phát triển bản thân.
Ngoài ra, Deloitte cũng là công ty duy nhất còn giữ lại bộ phận tư vấn với mong muốn mang lại cho khách hàng cảm giác thân thiện, thoải mái khi sử dụng dịch vụ của họ. Cùng từ đó, Deloitte đào tạo nhân viên của mình là những người tự tin nhưng không kiêu ngạo.
PwC
PwC được biết đến với môi trường làm việc thoải mái, năng động. Các nhân viên làm việc tại PwC được yêu cầu nâng cao năng lực chuyên môn thông qua những chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế (như ACCA) ngay từ những năm đầu tiên, tất nhiên là sẽ nhận được sự hỗ trợ từ công ty nếu nhân viên đề nghị. Bên cạnh đó, PwC là môi trường tập trung nhiều nhân viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau, do đó, nhân viên tại đây sẽ được hòa mình vào một không khí làm việc vô cùng đa dạng.
EY
Theo khảo sát, EY là một trong những công ty của Big4 thường được nhân viên khen ngợi bởi môi trường làm việc thoải mái khiến nhân viên gắn bó với công việc. Không chỉ vậy, công ty này còn được cho là công ty tốt nhất để phụ nữ có thể phát triển sự nghiệp của họ do EY luôn không ngừng nỗ lực nâng cao giá trị của nhân viên nữ. Một điểm cộng khác rằng công ty cũng thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt nhỏ để các nhân viên có cơ hội quen biết nhau và có một môi trường làm việc lành mạnh.
KPMG
KPMG được biết đến với tệp khách hàng đa dạng nên mật độ công việc sẽ được thay đổi theo dự án. Dù vậy, môi trường làm việc ở đây vẫn luôn được nhân viên đánh giá là khá thoải mái, trẻ trung và thân thiện. Cơ hội thăng tiến và hệ thống lương bổng của công ty cũng là một trong những nơi được đánh giá cao.
Trái lại KPMG sẽ không phải là lựa chọn thích hợp cho những bạn có kỳ vọng phát triển cao bởi đối tác của công ty sẽ không phải là những khách hàng siêu lớn và có những hợp đồng giá trị cao.
Nhìn chung, cơ hội làm việc tại các công ty kiểm toán lớn và giàu kinh nghiệm như Big 4 chắc chắn sẽ giúp bạn nâng cao mạnh mẽ năng lực chuyên môn. Mỗi công ty trông Big 4 vẫn sẽ có những ưu thế và khuyết điểm riêng nhưng nếu bạn còn trẻ và giàu tinh thần học hỏi thì chắn chắn những gì bạn có được từ Big 4 sẽ làm lu mờ đi những bất cập nhỏ nhặt mà bạn gặp phải.
CẦN THÊM THÔNG TIN? CHÚNG TÔI Ở ĐÂY ĐỂ HỖ TRỢ BẠN